Cách Nhận Biết Hổ Phách Thật

Colours of Baltic AmberMàu sắc đặc trưng của hổ phách Baltic tự nhiên (Ảnh chụp của Homik8 Michal Kosior)

Làm giả hổ phách không khó. Nó có thể được làm bằng cách đun nóng chất dẻo màu, sử dụng copal (tức là hổ phách chưa đủ tuổi hóa thạch) hoặc các loại chất dẻo hiện đại khác. Nếu hổ phách trông quá hoàn hảo thì rất có thể nó là đồ giả. Bởi vì những mẫu hổ phách có chất lượng cao thường trị giá hàng nghìn đô la M.

Thực sự là không hề dễ dàng trong việc phân biệt hổ phách giả với hổ phách thật. Vậy làm sao có thể biết được là mẫu hổ phách mà bạn đang có là thật hay không.

Trước tiên, cần hiểu rằng hổ phách là nhựa cây hóa thạch của một loại cây cổ đại. Tại nước Cộng hòa Dominica, loại cây đó có lên là Hyemnaea (là một loại cây họ đậu). Những loại cây họ đậu ngày nay thường là các cây nhỏ có các nốt sần trên rễ trong có chứa vi khuẩn sản sinh ra khí ni tơ tiết vào lòng đất. Các cây họ đậu hiện đại rất phổ biến ở Nam Mỹ. Ở khu vực Baltic, hàng triệu năm trước đây, có thể các cây thông hoặc cây khuynh diệp chính là những cây đã sản sinh ra nhựa và hóa thành hổ phách.

Nhựa của một trong các loại cây này khi ở trong các điều kiện thích hợp đã biến thành hổ phách. Có một giai đoạn trung gian mà ở đó nhựa cây trông giống hổ phách nhưng thực ra nó chưa biến đổi đủ để trở thành hổ phách thực sự. Loại nhựa cây “trẻ” này được gọi là copal. Copal có tuổi ít hơn nhiều so với hổ phách và có một số tính chất khác với hổ phách thật sự. Ví dụ, copal không đặc bằng hổ phách.

Độ đặc của một chất được đo bằng tỉ trọng riêng. Thông thường hổ phách có tỉ trọng riêng từ 1.05 đến 1.10 (nước có tỉ trọng riêng bằng 1). Mặc dù copal trông rất giống hổ phách nhưng nó có tỉ trọng riêng nhỏ hơn, chỉ đạt 1.03 đến 1.08. Những vật làm từ các chất có tỉ trọng riêng lớn hơn 1 sẽ chìm trong nước ngọt. Mặc dù cả hổ phách và copal đều chìm trong nước thường (nước ngọt) nhưng vì nước muối có tỉ trọng riêng lớn hơn nên cả hổ phách và copal đều nổi trong nước muối. Khoảng 15 gam muối hoà tan trong 100ml nước sẽ cho ta một hỗn hợp tương đương nước muối. Trong hỗn hợp này, cả hổ phách và copal đều nổi. Thường thì copal nhẹ hơn hổ phách. Trừ khi bạn rất thành thạo về tỉ trọng riêng của hổ phách, còn không thì đừng tin vào cách thử này.

Một cách khá là đáng tin cậy để phát hiện hổ phách giả là hãy nung thật nóng 1 chiếc kim rồi dí đầu kim vào hổ phách. Hổ phách thật sẽ tỏa ra mùi thông còn hổ phách giả sẽ có mùi điện, mùi nhựa hoặc mùi ngòn ngọt. Tuy nhiên, phương pháp này ít khi được thực hiện vì hầu hết mọi người sẽ không chịu rủi ro mà thử như vậy với một sản phẩm hổ phách đắt tiền của mình.

Một cách khác để phân biệt là đốt hổ phách. Khi bị đốt, hổ phách thật tỏa khói đen trong khi copal tỏa khói trắng còn hổ phách giả làm bằng chất dẻo cũng có thể tỏa khói đen. Nhưng ai mà muốn làm hỏng mẫu hổ phách của mình như thế chứ?

Cũng có thể dùng acetone (a-xê-tôn) để thử. Đây là hóa chất dùng để tẩy sơn móng tay. Vì copal chưa trải qua đủ thời gian hóa thạch nên chưa đủ cứng, do đó nó sẽ bị hòa tan một chút trong acetone. Đối với hổ phách thật thì acetone hoàn toàn không thể hòa tan được. Đối với hổ phách làm bằng chất dẻo thì acetone sẽ hòa tan lớp ngoài cùng. Lớp này đôi khi là lớp sơn cánh kiến. Cách thử này là 1 trong những cách dễ làm nhất.

Spider in amber (1)Một viên hổ phách có chứa một con nhện ở bên trong, được trưng bày tại một viện bảo tàng (Ảnh chụp của Elisabeth, Hà Lan)

Sẽ rất khó để phân biệt nếu người ta làm giả hổ phách bằng cách khoan vào lòng của miếng hổ phách rồi cho 1 con côn trùng thời nay vào đó rồi bít lỗ khoan lại bằng copal nóng. Khi đó sẽ rất khó có thể phân biệt được thật giả. Trong điều kiện ánh sáng hoàn hảo thì có thể nhìn ra lỗ khoan nhưng đừng mong có thể dựa vào điều đó. Để nhận biết một loại côn trùng đã tuyệt chủng là một điều rất khó trừ khi bạn là một chuyên gia về côn trùng. Còn không thì đối với chúng ta, côn trùng cổ đại hay côn trùng hiện đại trông cũng như nhau cả.

Đối với các nhà địa chất thì hổ phách có độ khúc xạ từ 1.5 tới 1.6 (copal cũng vậy) trong khi chất dẻo và các hóa chất khác thì có độ khúc xạ hoàn toàn khác. Để kiểm tra theo cách này thì bạn cần phải có máy đo độ khúc xạ.

Khi bị chiếu tia cực tím thì hổ phách sẽ phát huỳnh quang. Các màu huỳnh quang thường thấy là vàng, xanh da trời, xanh lá cây và cam. Hổ phách Dominican thường phát ra màu xanh da trời. Để làm thí nghiệm này chỉ cần dùng 1 cái đèn ánh sáng đen chiếu vào mẫu vật và quan sát màu phát ra.

Hổ phách không cứng lắm theo thang đo Moh. Độ cứng của nó từ 2 đến 2.5. Độ cứng móng tay người vào khoảng 2 nên khó có thể lấy móng tay làm trầy xước hổ phách được. Đồng xu của Mỹ có độ cứng là 3.0 nên có thể dùng nó làm xước hổ phách dễ dàng. Bối sợi thép có độ cứng 5.5 nên nếu dùng bối này chà sát lên hổ phách thì sẽ tạo ra bột hổ phách hoặc các hạt hổ phách rất nhỏ. Nếu hổ phách được làm giả bằng nhựa thì sẽ không tạo thành bột hay hạt mà sẽ tạo thành sợi.

Nếu hổ phách thô bị vỡ thì chỗ vỡ sẽ có vân giống như thủy tinh vỡ, tức là thường có các vòng tròn đồng tâm. Tuy không phải lúc nào hổ phách cũng có hình dạng chỗ vỡ như vậy nhưng thường là như thế.

Ngày nay,

một số phương pháp biến đổi copal thô đã được phát minh như nung nóng nó ở áp suất cao trong môi trường khí trơ hoặc ép copal ở áp suất cao khiến cho copal có khả năng chống lại các hóa chất hòa tan giống như hổ phách Baltic. Bằng cách lặp đi lặp lại quá trình nung nóng copal, bằng các kỹ thuật có sẵn do các nhà nhập khẩu copal cung cấp kèm theo các lô hàng copal, người ta có thể làm cho copal trở nên trong suốt hoàn toàn (để làm ra các loại đá để tạo ra các mẫu vật chạm khắc) hoặc có màu sữa, màu mờ đục hoặc ngay cả màu xanh lá cây thời thượng tùy theo nhu cầu.

Tốt nhất là bạn nên mua hổ phách từ một nguồn có uy tín. Nguồn: dịch từ http://www.ambericawest.com/fake_amber.html http://amber.org.pl/en/index.php?p=pokaz&id_m=3&id_pm=16

Từ khóa » Cách Nhận Biết Hổ Phách Giả