Cách Nhận Biết Mặt Bông BỆT, HỒNG, ÁM Và Xác định Giá Trị Thẩm ...
Có thể bạn quan tâm
- Nghiên cứu & Bảo tồn
– Trong bài này với mục đích nâng tầm hiểu biết cho người mới chơi lan dòng giả hạc (phi điệp) có kiến thức cơ bản để nhận biết về mặt bông bệt, hồng, ám và xác định được giá trị của một bông 5CT. Tôi mạn phép đưa ra tiêu trí của cá nhân mình để mọi người tham khảo:
1. CÁCH NHẬN BIẾT GIẢ HẠC (PHI ĐIỆP) BỆT – Nói đến “BỆT” là nói đến sự đồng nhất giữa mắt bông, thùy và lưỡi bông; hay nói cách khác hiểu đơn giản là giữa mắt bông, thùy và lưỡi bông thành một màu thống nhất như tím hoặc hồng hoặc đỏ … Trong đó điểm nhấn của bông bệt chính là tâm bông. – Bông bệt có thể ví như đôi uyên ương đang đắm chìm trong hạnh phúc, mắt liền mắt môi liền môi vậy! Nhìn vào tâm bông ta chỉ thấy một màu thống nhất. – Tuy nhiên khi đánh giá về bông bệt cũng có bông hoàn thiện và chưa hoàn thiện. + Bông bệt hoàn thiện là bông đồng nhất một màu cả mũi mắt thùy và lưỡi bông. + Bông bệt chưa hoàn thiện là bông không đồng nhất giữa tâm bông và mũi bông hoặc lưỡi bông. – Điểm chú ý: Nếu tâm bông không đồng nhất một màu thì nhất định không phải bông bệt.
2. CÁCH NHẬN BIẾT HOA GIẢ HẠC (PHI ĐIỆP) HỒNG – Khi đã chơi phi điệp hồng thì người chơi đã có kiến thức nhất định về mặt bông. Nhưng với nhiều người lầm tưởng hay vì niềm đam mê mà vô tình quên đi tông màu cơ bản của bông hồng. – Nói đến hồng là nói đến đồng nhất một màu hồng hay là sự pha trộn nhấn nhá giữa các màu hồng với nhau, giữa mắt, mũi, môi và bộ cánh của bông như hồng phai, hồng cánh sen, hồng đào, hồng phấn, hồng … mà điểm nhấn là mắt và mũi bông. + Một bông phi điệp hồng xuất sắc được xác định là đồng nhất một màu hồng cho toàn bộ mặt bông (Độ đồng đều “MỘT MÀU HỒNG” nếu đạt được trên toàn bộ mặt bông sẽ đạt được tiêu trí “VAR” đối với mặt bông phi điệp hồng). Còn lại những mặt bông có sự pha trộn giữa các màu hồng với nhau thì xác định những mặt bông đó chỉ đạt tiêu trí một bông phi điệp hồng mà thôi. + Ngoài ra cũng tùy vào kết cấu bông và cách phối màu của một bông hồng để đánh giá mặt bông. – Điểm lưu ý: Bất kỳ một bông nào có màu khác trừ màu trắng và hồng trên bộ cánh, mũi hoặc tông bông (mắt, thùy, lưỡi) như màu đỏ, tím … thì xác định bông đó không phải phi điệp hồng.
1 of 73. CÁCH NHẬN BIẾT HOA GIẢ HẠC (PHI ĐIỆP) ÁM
Là bông có sắc tố hồng trên khuôn bông hoa trắng. Cũng như cách thẩm và theo dõi bông Khói, nhưng bông ám không bay hết và còn lại mầu. Chủ yếu ở mép cánh hoặc sát lưỡi hay các điểm nhạy cảm như mắt, và vạch thùy. Thể loại này nụ xanh nụ hồng đều có thể biến thiên bay gần như hết mầu để tạo thành bông ám. Bông ám như hình nụ bé tím nhạt nhưng khi chuẩn bị nở nó bay gần như năm cánh trắng (5ct) Cái này mà chụp ảnh Photoshop chỉnh chút mầu lừa gà và chym non mắc ngay he he. Về cơ bản nó sẽ không ổn định, có thể năm sau nó bay sạch các vệt ám, cũng có thể năm sau ám nhiều hơn… biến ảo khó lường. Tóm lại ổn định cao nhất là var. alba (trắng 100%) sau đến bông 5ct Var. semi mũi trắng, cựa trắng, mắt gọn, thùy sạch. Thể loại cựa hồng, cựa đỏ rất rễ thay đổi theo khí hậu vùng miền nhất là mắt lem, thùy lem nữa thì khó đoán.
1 of 54. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA MỘT CÂY 5CT – Hiện nay ACE trong giới chơi lan sổ rất nhiều cây 5CT. Nhưng việc xác định giá trị của 1 cây 5CT rất khó, ngoài yếu tố vùng miền thì cơ bản có hai tiêu chí chính để nâng tầm cây đó là: – Tính đặc sắc về kết cấu của bông. + Đối với một bông 5CT hoàn thiện ngoài những tiêu chí cơ bản về “THẨM BÔNG PHI ĐIỆP” thì một yếu tố không thể thiếu đó là “mũi trắng” đây là tiêu chí đầu tiên trong tiêu chí “var” của bông 5CT. Tại sao lại như vậy? Vì nói đến 5CT là nói đến độ thuần khiết và tinh tế của bông, chính vì vậy khi chơi dòng này thì tâm bông phải sáng, mà để tâm bông sáng thì mũi bông phải là điểm sáng nhất. Có thể ví mũi bông như ngọn đèn soi rọi vào sâu trong tâm của bông. Mà mắt và môi phải hướng vào. + Đối với một bông 5CT đẹp ngoài yếu tố mũi trắng thì mắt bông càng nhỏ, gọn, phảy, mờ thì độ đột biến càng cao, giá trị càng lớn. – (Một số cây 5CT mũi hồng, mũi …) Nhưng kết cấu bông cân đối, phối màu hài hòa hoặc gắn liền với vùng miền và có uy tín của chủ cây trong giới chơi cũng được đánh giá cao…
Nguồn: sưu tầm
27.896 Label Tên bạn* Email Label Tên bạn* Email 0 Bình luận Inline Feedbacks Xem tất cả các bình luậnFollow us on Instagram @
Lan Tự Nhiên là blog chia sẻ kiến thức kinh nghiệm về hoa Lan. Chúng tôi luôn mong muốn được sự giúp sức và hợp tác của các bạn để kết nối cộng đồng yêu thích hoa Lan.Bài viết mới
Cách kích lan kiếm ra hoa theo ý muốn
27 Tháng Mười Hai, 2020Than trồng lan: cách chọn và xử lý trước khi trồng
13 Tháng Mười Hai, 2020Cách sử dụng Physan cho hoa lan hiệu quả nhất
16 Tháng Mười Một, 2020Danh mục
- Nghiên cứu & Bảo tồn57
- Cách trồng Lan50
- Tin tức40
- Kinh nghiệm35
- Danh mục hoa lan33
- Phân bón - Tưới nước25
- YouTube
Từ khóa » Hoa ám Phi điệp
-
Phi điệp ám Là Gì Và Cách Nhận Biết Bông ám | LAN ĐỘT BIẾN
-
Phi điệp ám - Hoa Lan Huy Anh
-
CÁCH NHẬN BIẾT HOA GIẢ HẠC (PHI ĐIỆP) ÁM
-
Kỹ Thuật Trồng Phi Điệp Ám Cổ Văn Giang, Bạn đã Biết Chưa?
-
Cách Nhận Biết, Phân Loại Các Mặt Bông Phong Lan Phi điệp
-
Phi điệp ám. Sơn Cầm - YouTube
-
PHI ĐIỆP ÁM KHÓI HÒA BÌNH/ Một Con Bướm đẹp, Ngắm Lan Bị Ong ...
-
Phi điệp ám Phân Thùy, Bông To, Cánh đẹp - Hoa Lan
-
Hoa Lan Phi điệp - ám Hòa Bình | Shopee Việt Nam
-
Hoa Lan Phi Điệp Ám Cao Cấp, Giá Rẻ, Cod Mọi Tỉnh Thành - Sendo
-
Phi điệp 5 Cánh Trắng ÁM ĐỊCH QUẢ, Thân Thủ, To Khỏe đẹp, Hoa Cực ...
-
CHẬU Phi điệp ÁM CỔ VĂN GIANG, Hoa Cực đẹp, Hiếm, Ki To Khỏe ...
-
Cách Nhận Biết, Phân Loại Các Mặt Bông Phong Lan Phi ...