Cách Nhận Biết Người Giàu Ngầm - Cùng Hỏi Đáp

19 Tháng 1 2007 - Cập nhật 16h03 GMT

Nguyễn Giang, bbcvietnamese.com

Việt Nam nhiều triệu phú thiếu trung lưu

Báo chí Việt Nam hiện vẫn nóng chuyện danh sách những người giàu nhất nước, đặt ra câu hỏi về chuyện giàu nghèo.

Hóa ra Việt Nam cũng có ít ra hàng chục nếu không nói là hàng trăm triệu phú đôla.

Một triệu đôla Mỹ ở Việt Nam chắc phải có sức mua, kể cả mua quyền lực bằng 100 triệu đôla ở châu Âu.

Cả nước lại mới có thu nhập bình quân 620 đôla một năm, theo số liệu 2006 của Ngân hàng Thế giới.

Điều này khiến không ai lạ khi câu chuyện 'Danh sách triệu phú' gây tranh cãi đến thế.

Nhưng quan trọng hơn cả là Việt Nam chưa có tầng lớp trung lưu, đóng vai trò thúc đẩy cải cách dân chủ, bình ổn thị trường và tạo lớp đệm giữa giới cự phú và đa số dân nghèo.

Quan điểm phân chia giai cấp kiểu Marxist-Leninist còn tồn đọng trong giáo dục Việt Nam là một ngòi nổ tiềm tàng trong một xã hội bất đình đẳng.

Bạn thử nghĩ khẩu hiệu 'Vô sản cả nước liên hiệp lại!' sẽ tạo làn sóng xã hội thế nào?

Kết luận của báo chí về danh sách người giàu là quá vộiĐoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh, Gia Lai

Nhưng một cuộc Cải cách Ruộng đất nữa sẽ chỉ khiến Việt Nam vĩnh viễn là quốc gia của những người nghèo.

Ta cần học cách sống với một thực tế là xã hội sẽ có người giàu, người rất giàu, người trung lưu và người nghèo, miễn là giàu có cũng phải đóng góp cho xã hội.

Vai trò của người có của

Giới trung lưu, như một số định nghĩa, là những thị dân chuyên nghiệp và sống bằng kiến thức, dịch vụ hoặc kinh doanh (professional and business class).

Trí thức, công chức cấp trung trở xuống cũng được tính vào đây.

Vì số lượng đông đảo, sức mua của họ quan trọng hơn sức mua của các đại gia vốn chi tiêu sang trọng nhưng số lượng nhỏ.

Họ không phải là tầng lớp 'tiểu tư sản' như định nghĩa của chủ nghĩa Marx và bị coi là ăn bám, làm tay sai cho các ông chủ lớn và cần bị loại trừ.

Các xã hội G7 đều nhờ tầng lớp trung lưu mà có nền dân chủ và kinh tế thịnh vượng.

Phía trên họ, các triệu phú cũng có vai trò quan trọng là tập trung trong tay khối lượng vốn lớn có thể tạo ra việc làm, đầu tư vào các ngành nghề mới để phát triển kinh tế.

Vladimir Kuznetsov bị bắt tại New York năm 2005 vì tội rửa tiền
Nhưng nếu không có mục tiêu tinh thần, tâm linh hoặc ý thức phụng sự xã hội thì đồng tiền của họ sẽ dễ bị dùng vào việc xấu.

Việt Nam nếu thiếu cơ chế làm giàu minh bạch sẽ dễ rơi vào mô hình Nga, nơi tiền và quyền biến thành các thế lực bóng tối.

Theo The Sunday Times gần đây để thành người vừa giàu vừa sang thì các triệu phú Anh cần 15 năm học hỏi cách chi tiêu, sinh hoạt, ứng xử.

Nếu không họ chỉ là thứ 'lottery millionaire'-triệu phú nhờ trúng số, thậm chí bị cấm vào một số club riêng biệt ở London.

Ở Việt Nam giới nhà giàu cũng cần có thời gian để học hỏi, để thành sang trọng và có ích cho xã hội.

Trong thời gian đó cần phải có sự thay đổi ý thức xã hội và luật pháp để tầng lớp trung lưu hình thành và phát triển.

Điều cần nhất trước mắt là thay đổi tư duy, nhất là tư duy giàu nghèo.

----------------------------------------------------

Hùng, Việt NamThật thú vị khi bàn về vai trò của trung lưu quan trọng đến mức nào trong việc thúc đẩy cải cách và bình ổn xã hội.

Cách đây vài chục năm, có thực tế ở ta rằng, người ta dễ bắt gặp cụm từ 'tiểu tư sản' trong mục thành phần gia đình/ bản thân của các bản khai lí lịch cá nhân, và ai có bản khai như vậy thường được đánh giá là một trong những: thiếu chí tiến thủ/ tinh thần cách mạng chưa cao/ gió chiều nào che chiều đó, ...

Còn ngày nay, tầng lớp nghèo khó nhất xã hội ở Việt Nam cũng khó có thể gọi là dân-không-có-gì (vô sản/ Have-not), thực tế bởi sở hữu tài sản, dù nhỏ nhoi nhất, của họ.

Nhưng, không biết các bạn có đồng ý với tôi hay không về một thực tế đang tồn tại một số không ít những lớp người sẵn sàng nhận tiền/ quyền lợi do ai đó ban phát hoặc tạo điều kiện để có được tiền/ quyền lợi đó, chỉ để nói 'yes' hoặc 'no' về một vấn đề hay sự việc nào đó. Cái vấn đề hay sự việc đó không nhất thiết phải có lợi cho sự phát triển hay tồn tại một cách tự nhiên/ bền vững mà vốn dĩ nó được yêu cầu như là quy tắc chung của cộng đồng đa số.

Và, việc dễ dàng nói 'yes' hoặc 'no' còn hình như không bị chi phối bởi mức độ tài sản hay tri thức, thậm chí quan niệm về chuẩn mực đạo đức hay lý tưởng/ tôn giáo của người nói; mà chỉ đơn thuần là có thuận lợi hay bất lợi cho cá nhân mình hay không.

Theo ý kiến của cá nhân tôi thì hoàn toàn có lí khi chúng ta cần khuyến khích sự tăng trưởng về kinh tế và những cải thiện tiện nghi của đời sống cho toàn xã hội và mỗi cá nhân, nhưng liệu có phải bằng mọi giá hay không? Xét cho cùng, để chiến thắng trong cuộc chiến chống tham nhũng và sự tiến bộ vì một xã hội văn minh, hình như cũng nên bàn kĩ về chuyện này.

Minh Tran, HCMKhi đất nước phát triển để thoả mãn những nhu cầu xã hội thì có thêm giai cấp trung lưu. Đó là những người giàu thành thị, sĩ quan quân đội hoặc những người có nghề nghiệp trí thức như giáo chức, công chức,luật sư, kỹ sư, bác sĩ...Càng hoà đồng hoà nhập thĩ càng phaỉ có những chuẩn mực. Ví dụ như ở Anh là lối phát âm đã được công nhận (RP-Received Pronunciation). Thế nhưng điều đó không có nghĩa là những người như sir Robert Peel, một trong những thủ tướng nổi tiếng của đảng Bảo Thủ phải che dấu giọng nói vùng Midlands của ông. Người ít học nói năng luộm thuộn cục mịch, người được hưởng nền giáo dục cao cấp thì tinh tế lịch sự đúng mực, thế nhưng đó chỉ là hình thức.

Ít học không có bằng cấp cao cũng không có nghĩa là không có văn hoá bằng người bằng cấp đầy mình. Sĩ công nông thương làm gì cũng được nhưng bao trùm lên những kinh nghiệm tay nghề,hay những kiến thức chuyên môn là cái "lễ", cái đạo làm người phải thấm vào đời sống bản thân nếu không sẽ trở thành trí thức, trưởng giả quý tộc "rởm". Những lò đào tạo "gentleman" hay "Parisien" đôi khi lại phản ảnh áp lực tham vọng giai cấp. Học tập khổ luyện miệt mài, hiểu rõ quy luật khắc nghiệt của cạnh tranh ra trường thành công càng lớn. Thành công về vật chất càng nhiều nhưng thiếu đạo làm người thì kiêu ngạo đôi khi lạnh lùng tàn nhẫn, chà đạp lên mọi giá trị tinh thần để đạt mục đích. Có học mà không hạnh đó mới là nguy hiểm. Giai cấp nào nghề nghiệp nào điều đó không quan trọng!

ThanhTheo tôi, giữa triệu phú và "đại gia" có những giống nhau và khác nhau như thế này: Hai bên là những người đều có tiền bạc triệu/tỉ. Sự khác biệt giữa họ là, "đại gia" là những người làm tiền bất chính hay chân chính điều không có trách nhiệm với công nhân lẫn xã hội của họ. Họ chỉ biết vơ vét tiền bạc cho họ và gia đình họ va chẳng bao giờ cần biết ai khổ ai cực cả. Còn triệu phú hoặc tỉ phú là những người không những biết cách làm tiền cho cá nhân họ mà họ còn có trách nhiệm với công nhân và xã hội họ đang sống, đối với tôi họ là những người có văn hóa và tầng lớp.

Tôi lấy ví dụ, ông Bill Gate là một người giàu nhất hành tinh bên cạnh đó những người công nhân của ông được trả lương với đúng khả năng của họ và họ và gia đình họ có bảo hiểm sức khỏe cộng thêm những lợi tức của công ty Microsoft. Bên cạ! nh đó ông Bill Gate còn cho hàng tỉ đô vào quỷ Gate and Malinda Foundation để giúp đở cho nhân loại. Ông CEO của Starbucks mặt dù trăm công ngàn việc làm giàu cho hảng và làm giàu cho người đầu tư nhưng ông không bao giờ quên những lợi tức tối thiểu cho nhân viên của ông. Ông cho những công nhân bán phần (part time) bảo hiểm sức khỏe nếu họ làm trên 20 giờ/tuần. Và bên cạnh, ông còn cho khẩu phần của Starbucks cho những nhân viên bán phần này. Hiện ông củng đang dùng uy tín của mình để thuyết phục quốc hội Mỷ phải lo cho tất cả dân chúng có bảo hiểm sức khỏe. Bên cạnh đó ông còn làm nhiều thiện nguyện khác bên cạnh kiếm tiền riêng cho bản thân mình.

Thử hỏi 2 ông CEO của FTP và cafe Trung Nguyên đã làm gì cho công nhân và xã hội của họ . Thưa bạn, tôi chỉ lấy hai ví dụ nhỏ để làm ví dụ trong bài viết này . Ý tôi muốn nói ra đây là ý thức của người "đại gia" và ý thức của người triệu phú/tỉ phú là thế đó . Nhân đây tôi muốn thách đố các "đại gia" VN trở thành nhà triệu phú hay tỉ phú trong một ngày gần đây cho một xả hội VN được gọi tên các người bằng danh từ này.

U40, BostonĐây là đề tài vô cùng thú vị, bao hàm nhiều lãnh vực từ tôn giáo đến chính trị, từ tài chánh đến xã hội, từ tâm lý đến giáo dục, v.v...

Trước hết phải định nghĩa "giai cấp trung lưu là gì"? Anh và Pháp quan trọng tư cách và lối sống (savoir vivre), bao gồm đi đứng, nói năng (phải giọng Parisien hoặc Oxford, Cambridge), ngay cả thức ăn và cách cầm muỗng nĩa.

Ở Mỹ thì thực tế hơn, đó là thu nhập, khu nhà ở, giáo dục, việc làm, quan hệ xã hội. Dân Việt Nam dù ở đâu vẫn còn mang ảnh hưởng văn hóa Pháp hơn là tại chính nước họ, khi nói về sự sang và giàu.

Gần nhà tôi có vợ chồng người VIệt làm chủ tiệm nail tuy rất giàu có, mỗi năm thu nhập nhiều tiệm cộng lại có thể gần một triệu đô la, nhưng không ai trong vùng, ngay cả Mỹ trắng, coi gia đình này thuộc hàng trung lưu, nói gì thượng trung lưu (upper middle-class) hoặc hạ thượng lưu (lower high-class) như dân trong vùng tự cho họ là như vậy.

Gia đình này sống cách biệt, con cái không được mời đi dự tiệc sinh nhật, và láng giềng lạnh nhạt. Cộng đồng Việt Nam lại càng coi thường. Tôi nghĩ, thứ nhất là do giáo dục gia đình đó kém cõi (nghe nói chỉ có trung học), sau là nghề nghiệp và cách sống.

Định nghĩa "đi ăn tiệc" của họ là đi ăn buffet, loại rẻ tiền khoảng 7 USD/ người buổi trưa và 12 USD/buổi chiều. Không phải họ hà tiện vì ít ra cũng chạy xe Lexus (tuy chỉ là loại rẻ trong khu này), nhưng có lẽ tự thấy lóng cóng không biết cầm muỗng nĩa, không hiểu Anh, Pháp văn để gọi thức ăn trong các nhà hàng sang trọng.

Thú thật, tôi thấy gia đình này "học làm sang" mà tội nghiệp cho họ, có lẽ vì vậy mà Tết nào họ cũng về Việt Nam lấy le (vì mùa đông khách Mỹ ít cần làm nail do phải đeo bao tay), "trả thù" cho cả năm bị coi rẻ cho dù có thể giàu nhất khu này.

Tại Việt Nam thì các định nghĩa này lại càng khó hiểu, vì nhiều quan chức giàu có không dám khoe khoang, có vụ nực cười là công an quận bị ăn trộm vào nhà lấy cả trăm cây vàng, vẫn không dám đi thưa, đến khi kẻ trộm say rượu huyênh hoang ngoài đường thì mới bị bắt, nhưng viên công an lại không dám dự phiên tòa, không dám làm chứng.

Cũng có nhiều gia đình có thân nhân bên nước ngoài gởi tiền về sống sung túc, nhưng không do giáo dục hoặc tài năng mà chỉ do may mắn.

Ngoài ra còn hạng mánh mung, buôn bán đồ giả, buôn lậu, bán xi ke ma túy, v.v... nói chung do phạm pháp mà giàu cũng rất nhiều. Chỉ về thu nhập đã khó xử như vậy, qua đến tư cách, giáo dục, quan hệ xã hội, lại càng khó định nghĩa.

Giáo dục thì có gần cả trăm ngàn tiến sĩ, gần cả triệu phó tiến sĩ, thạc sĩ, mấy triệu cử nhân, nhưng có mấy ai thực tài, thực học? Rồi quan hệ xã hội là do mua chuộc, lý lịch, v.v... chứ ít khi do tài năng và uy tín thành ra việc này không liên quan đến tư cách và giáo dục thực sự.

Trong đống bồng bông như vậy, ai là thành phần trung lưu tại Việt Nam, và số này khoảng bao nhiêu người? Theo tiêu chuẩn "savoir vivre" của Anh và Pháp (phải tính luôn "savoir manger" - biết cách ăn uống), có lẽ không quá 1.000 người.

Theo tiêu chuẩn "dễ xơi" của Mỹ, chỉ cần có tiền, giáo dục, quan hệ xã hội - loại chính hiệu, không do mua bằng, lý lịch gia đình - và vài thứ khác, thì có lẽ khoảng vài chục ngàn đến 100 ngàn người là cùng.

Số 0,1% dân chúng này không đủ để làm "xương sống" cho quốc gia như tại các nước thịnh vượng, trong khi số giàu mà không sang (đây là "sang" về giáo dục, văn hóa, tư cách) thuộc loại như vị triệu phú chủ tiệm nail kể trên thì không đóng góp gì nhiều cho cộng đồng, xã hội, vì thu nhập của họ phần lớn chỉ là do trốn thuế mà ra.

Thử hỏi một câu, số 10 người giàu nhất Việt Nam đã đóng thuế cá nhân bao nhiêu tiền mỗi năm?

NTPTrung lưu theo kiểu như Minh Vũ - Hà Nội - nhận định thì sẽ không thiếu, nhưng thật sự họ có là trung lưu hay không? So với giá trị tài sản của tầng lớp giàu có và nghèo của VN thì họ chưa được tính là trung lưu; có chăng là chỉ mới qua khỏi mức "xoá nghèo" một chút.

Trung lưu ở đây phải có khả năng sắm sửa cho mình và gia đình những thứ xa xí phẩm (không phải là nhu yếu phẩm hàng ngày) và có tiền để có cuộc sống thoải mái về tài chính cũng như tinh thần.

Họ không có khả năng chi xài quá xa hoa hay có một số tiền quá nhiều như tầng lớp giàu có (tôi không nói thượng lưu vì thượng lưu thì phải sang trọng nữa như tác gỉa bài viết đã nêu).

Vì thế những công chức cấp trung hiện nay ở VN chẳng hạn không thể tự định nghĩa mình là trung lưu đ! ợc (đa số, có thể vài thiểu số là trung lưu); họ chưa đủ tài chính để mua sắm xe ô tô (nhà giàu thì sắm xe hạng sang), chưa đủ tài chính để mỗi năm đi du lịch thoải mái...v.v. Họ không phải chạy ăn từng bữa như trước đây, họ có chút đỉnh tiền để lâu lâu chi xài thoải mái một lần....đó là những người mà có bạn đề cập là 90% gì đó.

Đại đa số là nghèo hơn chúng tôi cho nên tôi tán thành ý kiến của tác gỉa. Mà tại sao tầng lớp này lại thiếu? Đơn giản vì xã hội chưa có đủ cơ chế cho mọi người làm giàu nhiều hơn, những cơ chế hiện giờ chỉ giúp ích cho một số ít người có cơ hội làm giàu mà thôi - mà phải nói là làm giàu ghê gớm nữa - cho nên khoảng cách chênh lệch rất xa giữa giàu và nghèo.

Chuyện tư duy giàu nghèo thì khỏi phải nói, chúng tôi chỉ thoải mái kể chuyện đi chơi cho nhau nghe mà thôi. Nếu kể cho ai mà nghèo quá hay ai quá bảo thủ theo quan điểm cũ thì họ sẽ nói chúng tôi chắc làm ăn sao đó mới giàu như vậy, thật sự chúng tôi chỉ là những trí thức có may mắn ngồi vào những chức vụ đúng tài năng và thực lực của mình cũng như được trả lương tương xứng mà thôi.

Mà xã hội thì chưa có nhiều chỗ như thế cho nhiều người trí thức khác, họ có khả năng nhưng không kiếm đựơc chỗ tốt.

Chúng ta nên tránh lặp lại lỗi lầm cũ là muốn xoá khoảng cách giàu nghèo thì phải làm người giàu nghèo xuống (như đánh Tư sản mại bản chẳng hạn, hay bắt anh trí thức phải ra ruộng cày như anh nông dân) mà phải làm người nghèo giàu lên.

Muốn vậy chúng ta phải xây dựng lại cơ chế xã hội, bắt người giàu phải đóng góp nhiều cho xã hội và xã hội cung cấp cơ hội cho người nghèo có khả năng làm giàu.

Ví dụ như quan tâm đến giáo dục - chìa khoá để tạo ra thế hệ mới có nhiều khả năng đóng góp và làm giàu cho xã hội cũng như bản thân - giáo dục của VN vẫn là chuyện biết rồi nói mãi.

Xã hội VN chưa có sự hỗ trợ tài chính cho người muốn học hành, vẫn còn quá nhiều em học sinh bỏ học vì nhà nghèo (các bạn sống ở thành thị lớn như TP.HCM hay Hà nội sẽ khó nhìn thấy thực trạng này hơn khi về các tỉnh nghèo như Đồng Tháp và vào các huyện lỵ xa xôi như Hồng Ngự, Tam Nông chẳng hạn).

Nhưng muốn làm như vậy thì chúng ta phải có cách làm minh bạch thu nhập của mỗi người trong xã hội, có thế thì mới nói đến chuyện bắt người giàu đóng góp nhiều cho xã hội! được; bằng không thì có người giàu ngầm và không phải đóng góp gì hết. Xã hội thất thu thì làm sao có đủ tiền giúp người nghèo ăn học?

Đó là bài toán khó mà tôi muốn các bạn cùng nỗ lực giải quyết chứ không phải chỉ đứng ra chỉ trích nhau loạn xạ mà không đạt được điều gì khá hơn cho Việt Nam.

Phạm Mai Hoa, Hưng YênPhải chấp nhận đa nguyên đa đảng và tự do báo chí. Không lẽ gì đất nước này là của chung mà pháp luật đang cố tình bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho một số người có chức quyền, họ đang làm giàu trên lưng đại đa số đồng bào nghèo khó.

Với nền kinh tế thị trường, lẽ dĩ nhiên sẽ có người giàu người nghèo, không ai có quyền đòi hỏi mọi người đều như nhau.

Nhưng điều đáng trách ở đây là họ đã và đang làm giàu một cách không minh bạch. Hãy xem thị trường chứng khoán của VN hiện nay thì rõ, ai là người nắm được thông tin trước tiên? Thế lực nào có thể làm khuynh đảo thị trường?

Chính cái chính sách nửa nạc nửa mỡ thế này đã tạo điều kiện cho giới quan chức và các đại gia tận dụng được cơ hội làm giàu, đục nước béo cò mà.

Nay ĐCSVN vẫn cố bám lấy cái thây ma CNCS, là cái cớ để họ giữ đặc quyền đặc lợi lâu dài. Người dân cần nhận thức rõ bộ mặt thật của họ để mà thấy mình cần phải làm gì.

Tôi xin nhắc lại: Việt Nam khác hẳn TQ, TQ là một nước lớn, dân số đông nên áp lực của quốc tế với họ nó khác với VN. Nếu VN không mạnh dạn cải cách dân chủ thì chắc chắn nó chỉ ngày càng biến thành lò thuốc súng. Nhiều nhà lãnh đạo hiện tại của VN đã nhận biết được nguy cơ này nhưng hiện tại họ đang bị lực lượng bảo thủ kìm hãm. Chúng ta cần tiếp thêm sức mạnh cho họ.

Minh Quang, Sài gòn, Việt namỞ Việt nam không một "đại gia" nào phất lên mà không có "hậu trường" phía sau. "Hậu trường" này là những quan chức chính quyền rất nhiều tiền của nhưng không thể ra mặt được. Nói tóm lại "các nhà giàu mới" ở Việt nam nếu ở châu Âu sẽ phạm tội "rửa tiền". Còn ở Việt nam họ chỉ chết khi nào hậu trường của họ hết quyền lực, như vụ Minh Phụng chẳng hạn

Phạm Minh Vũ, Hà nội, Việt namGiới trung lưu, như một số định nghĩa, là những thị dân chuyên nghiệp và sống bằng kiến thức, dịch vụ hoặc kinh doanh (professional and business class). Trí thức, công chức cấp trung trở xuống cũng được tính vào đây. Vì số lượng đông đảo, sức mua của họ quan trọng hơn sức mua của các đại gia vốn chi tiêu sang trọng nhưng số lượng nhỏ.

Họ không phải là tầng lớp 'tiểu tư sản' như định nghĩa của chủ nghĩa Marx và bị coi là ăn bám, làm tay sai cho các ông chủ lớn và cần bị loại trừ." Việt nam thiếu gì tầng lớp này. Tôi cũng vậy bạn bè tôi 90% là vậy. Sao ông Nguyễn Giang kêu thiếu , chắc là không chống Đảng nên không được coi là trung lưu.Theo Nguyễn Giang trung lưu thì phải chống nhà nước, phải kêu gọi đa đảng.

Một ý kiếnLịch sử lặp lại thôi các anh ơi, đau là đau chổ đó. Chính những người đánh địa chủ ngày xưa lại trở thành địa chủ mới. Chính những người bị ức hiếp xưa nay lại thành những kẻ ức hiếp người khác. Ta chửi mô hình kinh tế của tư bản của miền Nam chán chê rồi bây giờ ta đang cố đi theo mô hình của họ. Ôi là chán mỗi khi nghĩ về lịch sử của cái nước VN này.

Từ khóa » Giàu Ngầm Nghĩa Là Gì