Cách Nhận Biết Phân Biệt Gỗ Sưa Tập 1

A. Khúc dạo đầu: Cưỡi ngựa xem hoa...Tiếp theo Tập 1 chỉ rõ cách chia loại phân biệt gỗ sưa 1 cách khoa học và tác giả hy vọng từ nay anh em bạn bè đi mua gỗ sưa không bị nhầm. Cũng không cần bàn cãi ở Việt Nam (VN) hiện nay sưa là món tài sản có giá, nóng hổi và gổ sưa có thể được coi là "vương mộc" của VN. So với Trung Quốc (TQ) với tổng diện tích gấp gần 30 lần diện tích VN, VN kiên cường nhưng bé tẹo như 1 cái "ao" với nhiều lâm sản quý hiếm như trầm kỳ và sưa khiến TQ dài như sông và rộng như biển phải thèm khát. Sưa VN nổi trong ao nhưng có nổi được trên biển lớn với sóng to gió mạnh? Điều đáng nói ở đây là nhiều người ngộ nhận sự to lớn ảo của cái ao mà quên rằng còn có sông dài biển rộng với bao thử thách? Và... những nghệ nhân VN đã có mấy ai một lần sang TQ cọ sát tỷ thí với nghệ nhân TQ cho "mở tầm nhìn" học hỏi thêm? Nếu đã an phận sau lũy tre làng, cây tre là "cây cao nhất" và làng ta là làng "to nhất", thiết nghĩ ai làm cũng được cả! Sự cầu tiến là yếu tố thúc đẩy quan trọng để sưa VN có thể 1 ngày nào đó vươn lên so vai với sưa HN. Vậy giá trị và chổ đứng của sưa VN trên thương trường TQ "sông dài biển rộng" như thế nào? Bằng cách cọ sát va chạm sưa VN trên đất TQ, tác giả ấp ủ và thật sự đam mê tìm tòi giá trị của gổ sưa VN 1 cách khách quan.Đảo Hải Nam nằm ở đâu?Đảo Hải Nam (HN) là tỉnh nhỏ nhất của TQ, dân số khoảng 8 triệu và là tỉnh tận cực Nam của TQ. Nếu so vĩ tuyến với VN, theo Hình 1, đảo Hải Nam trải dài từ Hà Tĩnh ở phía Nam đến Thanh Hóa ở phía Bắc. Đảo HN có khí hậu nhiệt đới mưa mùa với nhiệt độ trung bình quanh năm khoảng hơn 10oC. Không khí ở đảo HN rất trong lành và luôn có thành phần hơi nước cao. Đảo có núi nằm ở giữa và sông chảy từ núi ra đến các phần ven biển. Hằng năm, phần phía Tây của đảo HN (về phía VN) bị bão lụt nhiều, tình trạng như miền Trung của VN. Tính theo đường chim bay, khoảng cách gần nhất từ VN đến đảo HN chừng 250km, xuất phát từ thành phố Cẩm Phả. Điểm khác biệt giữa 2 môi trường sinh sống của cây sưa nằm vào chỗ đảo HN được biển bao quanh 4 mặt trong khi đó khu vực từ Hà Tĩnh trở ra trải dài lên đến Cẩm Phả chỉ có một mặt phía Đông giáp với Vịnh Bắc Bộ. Nếu đi sâu vào đất liền đến Hà Nội, Vĩnh Phúc là những nơi có nhiều sưa Bắc sinh trưởng nhưng không giáp với nước, giá trị sưa ở đây vẫn cao. Theo ý kiến cá nhân, (i) nhiệt độ trung bình, (ii) lượng mưa và (iii) độ trong lành của không khí ảnh hưởng mạnh đến môi trường sinh sống của cây sưa.

Hình 1: Vị trí địa lý của Việt Nam và đảo Hải Nam, chia cách bởi Vịnh Bắc Bộ.Tác giả có đọc 1 số bài viết về sưa thì sưa Bắc được định nghĩa trồng ở "miền Bắc" nhưng bắt đầu từ đâu thì không được đề cập đến khiến kiến thức về lĩnh vực này mông lung. Theo nghiên cứu của tác giả, sưa Bắc là giống sưa được trồng từ Hà Tĩnh trở ra. Chú ý trong Hình 1, Đồng Hới Quảng Bình là khu vực có nhiều sưa đỏ/vàng thì không được coi là sưa Bắc nhưng sưa đỏ/vàng được gọi là sưa Nam. Từ "Nam" ở đây không có nghĩa là sưa đỏ/vàng mọc ở miền Nam của Việt Nam nhưng theo suy luận của tác giả sưa Nam là giống sưa mọc dưới vĩ tuyến cực Nam của đảo HN và sưa Bắc là giống sưa mọc trên hoặc bằng vĩ tuyến cực Nam của đảo HN. Chú ý quan trọng là Hà Tĩnh có vĩ tuyến tương đương với vĩ tuyến của cực Nam đảo HN nên Hà Tĩnh có thể dùng làm cột mốc để phân định sưa Nam và sưa Bắc. Theo trao đổi với 1 trùm buôn sưa tấn ở VN, sưa Thanh Hóa thường có vân đẹp nhất VN và sưa ở khu núi đá gần chùa Hương có mùi đậm đặc nhất do địa thế hiểm nghèo trắc trở, khiến cây sưa ở khu vực này lâu lớn, do đó cho vân gỗ đẹp và mùi đậm đặc.So với sưa HN, sưa VN chỉ là 1 đứa em út đến tuổi dậy thì "ganh đua" với một trưởng lão kỳ cựu mấy trăm năm tuổi! Thực tế cho thấy TQ là nguyên nhân khiến gỗ sưa VN có được sự phồn vinh như ngày hôm nay. Nếu TQ không thu mua gỗ sưa VN, thì loại gỗ quý này vẫn bị giả "hương" để bán, vẫn bị chụm củi, làm hàng rào, làm dằm cày ruộng... Riêng về lĩnh vực gỗ mỹ nghệ, cá nhân tác giả thấy VN có "ơn" với TQ trong khuôn khổ gỗ sưa VN nói riêng.Tản mạn thú vị cho đầy câu chuyện, trầm kỳ VN nổi tiếng thế giới (tương đương với trầm hương Hải Nam về chất lượng! Đúng thế! Đảo Hải Nam có trầm hương!) vì chất lượng siêu việt so với trầm hương ở Malaysia, Indonesia... Và đây là 1 điều rất tự hào câu khẩu hiệu "hàng VN chất lượng cao". Vì thế, thương lái TQ và các nước khác vào VN để thu mua trầm hương đem về nước họ bán với giá cao chót vót vì là "trầm hương VN", đẳng cấp số 1!! Với gỗ sưa, đảo Hải Nam ở TQ cho giống sưa giá trị cao nhất trong gia đình sưa. Sử dụng cùng 1 lập luận như đối với trầm kỳ, muốn hiểu và thưởng thức gỗ sưa thấu đáo, theo thiển ý của tác giả, người chơi nên sang TQ ít nhất 1 lần tìm hiểu cho tường tận. Nghề chơi lắm công phu, nếu người chơi không làm được điều trên, thiết nghĩ cũng nên tìm tòi về sưa HN để có thể nhìn xa trông rộng, hiểu được cương vị và chỗ đứng của sưa VN trên 1 thương trường lớn hơn VN rất nhiều là TQ. Theo tác giả được biết, đa số người chơi ở VN ngại không sang TQ thám hiểm vì sợ bị "đóng học phí". Điều này cũng dễ hiểu vì thương trường TQ quá rộng lớn và có rất nhiều cạm bẫy! Do đó, khái niệm "an phận sau lũy tre làng": người VN dùng hàng VN, được hình thành với tư tưởng có phần bảo thủ: chậm mà chắc. Hay là câu ngạn ngữ:

"Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn"

khiến người chơi ở VN chùng chân mà không dám mạnh dạn bước tới. Điều ngược lại thì sao? Thương lái TQ vào VN rất tự tin, họ có tiếng nói mạnh trong việc định giá, chứng tỏ phần nào bản lĩnh của giới gỗ mỹ nghệ TQ. Cũng cần nhấn mạnh rằng "đại gia" ở VN không thiếu nhưng thị trường gỗ mỹ nghệ của VN vẫn bị TQ thao túng và khai thác đến kiệt quệ. Điều này làm tác giả băn khoăn và cũng là một điền đáng để bạn đọc suy gẫm tìm giải đáp? Theo kinh nghiệm cá nhân, nếu người chơi trang bị kỹ vốn kiến thức về 1 loại gỗ ưa thích thì việc tham quan TQ không có gì là "ghê gớm". Vấn đề chính là niềm đam mê thúc đẩy người chơi vươn xa, nâng cao tinh thần cầu tiến để bộ sưu tập ngày càng hoàn thiện và có giá trị cao hơn trước.VN chỉ bằng khoảng 1 tỉnh của TQ về diện tích và hơn xấp xỉ về dân số cho thấy TQ có sức mạnh thao túng thị trường VN 1 cách dễ dàng. Vấn đề ở đây là TQ muốn thao túng món nào thì VN chỉ biết ngậm ngùi nghe theo cung nạp món đấy vì TQ khi đã nhắm món gì thì thu vào giá cao, đánh vào mặt lợi nhuận để được cái họ muốn. Cho nên VN dù không mấy mặn mà với TQ cũng đành "ngậm bồ hòn" giao lưu kiếm đồng ra đồng vào!Như đã đề cập trong topic "HĐ vs Sưa: cuộc chiến nảy lửa", đa số những cao nhân sưa cứng cựa mà tác giả quen biết, họ chưa từng va chạm sưa HN. Điều ngược lại thì sao? Chủ các cửa tiệm gỗ mỹ nghệ ở TQ biết rất rành sưa VN và phân chia rõ ràng qua cách định giá: sưa VN rẻ hơn sưa HN rất nhiều! Mắt thấy tay sờ, nếu để 2 sản phẩm sưa VN và sưa HN kế bên nhau so sánh thì sưa HN nhỉnh hơn về vân gỗ và mùi thơm đậm đặc! Sưa HN cầm nặng tay hơn.Ngược dòng lịch sử, sưa HN đã được dùng vào thời nhà Minh cho đến bây giờ. Câu hỏi lớn đặt ra: "Tại sao giới gỗ mỹ nghệ VN không để ý điều này cho đến khi bị/được TQ 'nhắc khéo' vào khoảng năm 2000?" Nếu TQ không thu sưa VN nữa thì liệu gỗ sưa VN có còn đắt và được chuộng như ngày hôm nay? Câu trả lời này chỉ có thời gian biết và hiện nay theo thông tin tác giả có được, sưa VN đang lên giá!!! Theo ý kiến cá nhân, TQ sẽ không ngừng thu sưa trong vòng nhiều năm tới vì nhu cầu chơi gỗ sưa ở TQ không giảm mà lại tăng cao trong khi lượng sưa HN ở TQ không đủ để đáp ứng. Mặc dù đa số sưa VN có vân gỗ không đẹp bằng sưa HN nhưng mùi vẫn giống nên người chơi TQ thừa sức hiểu bài toán cung-cầu mà giang tay đón nhận sưa VN. TQ thu mua sưa VN rất mạnh và sưa VN vì thế là mặt hàng xuất khẩu đắt tiền. Nếu đã là "hàng xuất khẩu" thì tại sao sưa VN vẫn còn lởn vởn ở VN mà không bị TQ thu? (Dĩ nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ!) Hay là đa số gỗ sưa buôn bán giao lưu ở VN là hàng không đạt yều cầu của TQ, do đó không được TQ thu mua và bị trả về giao lưu lại trong nước? Đây là câu hỏi đặt ra cho các anh em bạn bè buôn bán giao lưu trên phố nói riêng và ở VN nói chung suy ngẫm. B. Đi vào chi tiếtBổ sung cho Tập 1: Rule 1 đề cập đến gỗ sưa không có đốm/gân trắng trong thớ gỗ. Ngoại lệ: đối với gỗ sưa đỏ/vàng bản rộng như phản/mặt ghế, đốm/gân trắng có xảy ra nhưng RẤT ÍT. Đối với tượng gỗ, Rule 1 đúng. Sưa HN và sưa VN tác giả đã cầm qua tương đối và để ý ngắm sự đa dạng của vân gỗ sưa HN qua rất nhiều pho tượng ở TQ nhằm tăng vốn kiến thức về sưa HN. Về cách so sánh trong bài này, tác giả xin được giả dụ ĐA SỐ và TRUNG BÌNH cho cả 2 loại gỗ. Tác giả đã gặp sưa HN và sưa VN cả xấu lẫn đẹp. Những ý so sánh dưới đây mang tính TƯƠNG ĐỐI vì rất dễ xảy ra trường hợp ngoại lệ.B.1 Về vân gổ: sưa VN thường có vân "thẳng", có thể phần nào "đoán biết" được vân gỗ chạy từ đâu và kết từ đâu. Vân gỗ sưa HN "không thẳng", cuồn cuộn như sóng trào. Đặc biệt: khó biết vân gỗ sưa HN bắt đầu và kết thúc chỗ nào?! Đối với sưa VN mọc trên khu vực núi đá, vân gỗ sẽ rất đẹp và có thể gần tương đương với vân gỗ sưa HN như phân tích trong Ví dụ 1 bên dưới. Chữ "thẳng" ở đây mang ý nghĩa tương đối, ví dụ, vân mây chạy song song được coi là "thẳng". Người đọc cũng không nên dùng thước chạy dọc chiều dài vân gỗ rồi kết luận "vân gỗ không thẳng"!! Khái niệm "thẳng" trong bài này mang ý nghĩa tương đối và bao hàm tổng quát, chỉ một phần nào sự "đơn điệu" dễ đoán trong ĐA SỐ vân gỗ sưa VN. Điểm vượt trội của sưa HN trên sưa VN là sự liên kết hình thành *chuỗi* "mặt quỷ" rất đẹp, tạo độ hoành tráng của tác phẩm. Thị trường TQ đánh giá cao vân chuỗi mặt quỷ, 1 cái thì bình thường, 2 cái trở lên thì tạo thành chuỗi. Ở đây, CHUỖI mặt quỷ, chú ý từ "chuỗi", là yếu tố quan trọng và mang tính đặc trưng đẳng cấp của sưa HN, chứ không phải vân sưa có nhiều mặt quỷ rời rạc (chú ý: gỗ cẩm thường cho mặt quỷ kích thước to và rời rạc). Cũng có từ địa phương diễn tả "chuỗi mặt quỷ" như là "càng cua", "đòn ghánh"... Những từ sinh động gợi hình này tuy dùng nhiều trong giới buôn sưa ở TQ nhưng không chính thống và duy nhất. Sự đa dạng của danh từ địa phương phụ thuộc vào nhiều vùng miền, khó hệ thống rõ ràng được, nên thiết nghĩ dựa theo sách vẫn hay hơn. Gỗ sưa vân mây được coi là đẹp ở VN nhưng ở TQ nếu vân gỗ không có chuỗi mặt quỷ, giá thành sẽ thấp hơn! Nên cần nhấn mạnh rằng vân mây cũng có thể tìm thấy ở gỗ hương, cẩm, sưa dây cũng có vân mây "quằn quại" có trường hợp đẹp hơn sưa chuẩn! Cho nên yếu tố "chuỗi mặt quỷ" làm tôn lên sự khác biệt giữa gỗ sưa và các loại gỗ khác. Cũng cần nói thêm là gỗ cẩm thường cho vân mặt quỷ nhưng (i) thường đường kính lớn và (ii) ít hoặc không cho chuỗi mặt quỷ. Những yếu tố vượt trội trên của sưa HN là do sự đậm đặc trong vân gỗ trên 1 đơn vị diện tích. Điểm này sẽ được thấy rõ qua những phân tích bên dưới.

Hình 2: Vân gỗ cẩm với mặt quỷ kích thước to và 1 chuỗi 2 mặt quỷ của gỗ sưaDo thời gian khai thác lâu hơn sưa VN, sưa HN có mật độ vân gỗ đậm đặc trên 1 đơn vị diện tích. Do đó, vân sưa HN thường có chuỗi mặt quỷ để có thể "chứa" hết những đường vân trong thớ gỗ, cho ta hưởng thụ sự tuyệt đẹp mỹ mãn của vân gỗ sưa. Ví dụ trên cùng 1 bề mặt diện tích, sưa VN cho 50 đường vân và những đường này có thể chạy song song vẫn có thể chứa được trên bề mặt gỗ. Trên cùng 1 bề mặt diện tích nếu sưa HN cho 100 đường vân chẳng hạn thì cây sưa HN sẽ có những điều kiện sinh học nhất định để thể hiện 100 vân gỗ này trên mặt gỗ bằng cách tạo "tầng" cho vân gỗ, hình thành chuỗi mặt quỷ hoặc tạo vân nhòa. Cách tạo tầng cho vân gỗ của thiên nhiên được nhân loại bắt chước 1 cách hiệu quả bằng cách xây nhà cao tầng để tăng mật độ dân số trên 1 bề mặt diện tích.So sánh chi tiết có vài quy định chung như trình bày bên dưới. Lưu ý là những quy luật dưới đây sẽ có trường hợp ngoại lệ và đang liên tục được bổ sung chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn. Để có được quy luật chung tương đối chính xác, sản phẩm sưa HN và sưa VN với số lượng "càng nhiều càng tốt" nên được thu thập để tăng xác xuất đúng. Việc này khó thực hiện vì: (i) độ quý hiếm của sưa HN, (ii) sự hạn hẹp về không gian trên phố, (iii) khả năng kinh tế có hạn và (iv) phải hữu duyên mới có được những tác phẩm đẹp, quý, hiếm, để đời. Vì thế, so sánh trực tiếp như 2 ví dụ bên dưới được thực hiện trên các tác phẩm tác giả hiện có. So sánh gián tiếp xảy ra trong quá trình đi thực tế, qua nghiên cứu sách vở và trao đổi với những cao nhân có kiến thức sâu về sưa VN và sưa HN. Do sự đa dạng của thiên nhiên, sự biến hóa của vân gỗ sưa nói riêng là vô tận và tác giả tin rằng không có định luật chung nào có thể đút kết và diễn tả được sự "thiên biến vạn hóa" này. Hay nói khác đi, 6 quy luật bên dưới chỉ nói lên được 1 phần nào quy luật của thiên nhiên ban tặng cho cây sưa và những quy luật này không phải là duy nhất.Các quy luật căn bản:Quy luật 1: Sưa HN đẹp có vân mặt quỷ và "vân nhòa" chen nhau, sát bên nhau, liên tiếp, trùng điệp không có điểm dừng. Khi đã hội đủ những điều này, đây là gỗ sưa có nhiều tinh dầu và gỗ già. Trong Quy luật 1, người đọc nên chú ý sưa dây thỉnh thoảng cho vân gỗ quằn quại, không có điểm dừng! Nhưng sưa dây mùi yếu, do đó mật độ vân gỗ trên cùng một đơn vị diện tích sẽ thấp hơn sưa HN. Cách nhận biết sưa dây đã được trình bày trong Tập 1. "Vân nhòa" thường được tạo ra do mật độ vân gỗ cao, khoảng cách giữa 2 đường vân kế bên nhau rất nhỏ, khiến những vân gỗ này quyện vào nhau, tạo vân nhòa hay màu đặc trưng của gỗ sưa.Quy luật 2: Điểm giống nhau giữa sưa HN và sưa VN là chuỗi mặt quỷ có từ 2 mặt quỷ trở lên thì phần giao nhau thường bị "trống" hay nhòa, có nghĩa là ít thấy được vân gỗ. Quy luật 3: Trên cùng 1 phôi gổ, 1 phần của sưa VN thường có vân thẳng, mặc dù ở 1 phần khác của phôi gỗ vẫn có chuỗi mặt quỷ. Sưa HN đẹp thường có rất ít hoặc không cho vân "thẳng".Quy luật 4: Sưa HN xấu tom vẫn mịn, cầm nặng tay, chỉ có vân mây, không có mặt quỷ, mùi yếu.Quy luật 5: Phần vân gỗ chạy quanh mặt quỷ tuy song song và dễ đoán được hướng chạy nhưng không tính là vân thẳng.Quy luật 6: Trên cùng 1 bề mặt diện tích, sưa HN thường có mật độ vân gỗ cao hơn sưa VN.Tác giả có trao đổi "định nghĩa vân sưa đẹp" với một cao nhân cứng cựa về sưa VN thì được anh cho biết khái niệm "vân sưa đẹp" nói chung mơ hồ! Nếu được "đa số" công nhận "đẹp" thì là "đẹp". "Đa số" ở đây *có thể* chỉ một nhóm những anh em thường xuyên va chạm trao đổi giao lưu gỗ sưa trên địa bàn. Cách họ định giá tùy vào độ "đẹp", căn cứ 1 phần vào giá thị trường, giá từ làng nghề lớn như Đồng Kỵ và giá thương lái TQ thu vào. Chủ hàng có quyền nâng giá vì "anh A hàng xóm bán 1 cục như thế này được $X triệu đồng cho nên... ". Nếu là hàng hiếm thì có thể "vô giá", cho nên giá cả của gỗ sưa có trường hợp mơ hồ và không nhất định! Ở đây tạm thời không bàn nhiều về cách định giá để tránh lạc đề. Nói chung không có một công thức nhất định cho cái "đẹp của vân sưa" ở VN! Ở TQ, ngoại trừ nu sưa và vân lông chuột, chuỗi mặt quỷ được coi trọng, chuỗi càng nhiều mặt quỷ chừng nào thì càng đắt. Bằng chứng là 1 vòng 18 hạt sưa HN, mỗi hạt đều có 1 chuỗi 3 mặt quỷ được bán với giá 60k nhân dân tệ, tương đương với khoảng 200tr VN trên đất TQ. Nhưng theo tình hình chung hiện nay, sưa VN cho vân có chuỗi mặt quỷ rất khó kiếm (hay đã bị TQ mua hết?!), chủ yếu là vân mây, cho nên khái niệm sưa VN vân mây rất thịnh hành ở VN. Do đó, để thị trường VN tôn chuỗi mặt quỷ lên đầu cũng là điều rất khó. Ngoài ra, sưa VN chun/sụn có giá cao ở VN nhưng hầu như cá nhân tác giả không thấy thông dụng trên thị trường TQ. Tác giả cảm nhận vân sưa chun/sụn khả năng giá cũng sẽ cao trên thị trường TQ nhưng có thể sẽ không cao hơn chuỗi mặt quỷ nhiều. Đây là những điểm khác biệt giữa cách cảm nhận gỗ sưa của 2 thị trường gỗ mạnh hiện nay và cũng là một điều đáng suy ngẫm.

Hình 3: Vài nét minh họa của chuỗi hạt có 3 mặt quỷ trên mỗi hạt.B.2 Về màu: màu của 2 loại gỗ sưa rất đẹp và sang trọng, nói chung có thể coi là tương đương. Có những trường hợp ngoại lệ màu của sưa HN đẹp sang trọng và đồng thời quý phái: màu tím nhạt pha ánh hồng, dạng màu này cá nhân tác giả chưa thấy có ở sưa VN. Đây có thể là 1 Quy luật chung sau khi nghiên cứu kỹ càng.Hình 4: Vân gỗ sưa HN với màu tím nhạt pha ánh hồngTheo sách, sưa HN có màu tím đậm là loại quý nhất vì (1) nhiều dầu và (2) giống màu của vương mộc tử đàn. Vì thế, sưa tím ở miền Bắc VN được ưa chuộng vì đáp ứng được yêu cầu trên. Khi cây sưa tím được phát hiện, thì sưa Nam (đỏ và vàng) cũng được công nhận. Ngoài ra còn có sưa vườn (không đề cập trong Tập 1) vân bình bình, màu trắng bạch, giá trị thấp và không bằng sưa Bắc và sưa Nam. Theo sách phân tích, so với sưa VN, sưa HN tom mịn hơn, vân gỗ đẹp hơn, mùi nồng hơn vì cây sưa HN cho gỗ đặc chắc hơn sưa VN. Cũng theo sách, sưa HN có kích thước nhỏ hơn sưa VN nhưng bù lại là độ đậm đặc tinh dầu và sự ưu việt của vân gỗ thì sưa VN đa số không bì kịp.B.3 Về độ mịn: Theo thống kê của sách và trao đổi với nhiều chủ cửa hàng ở TQ, sưa HN thường được khai thác trung bình sau 100 năm, trong khi đó sưa VN thường bị khai thác trong vòng 40 năm (trung bình). Theo tỷ lệ thuận với thời gian khai thác, giá thành sưa HN có thể đắt ít nhất 2.5 lần sưa VN. Lập luận ngược lại, nếu 1 cây sưa VN trồng được 100 năm rồi so vân gỗ với sưa HN thì sao? Câu trả lời theo tác giả rất khó vì trước nhất phải tìm cho được cây sưa VN cổ thụ có tuổi 100 năm! Thứ 2, phải có duyên mua 1 phôi gỗ từ cụ sưa này đi "thi đấu" thì thật là khó! Sưa HN có tom mịn hơn sưa VN do quá trình phát triển lâu năm hơn và thân cây thường nhỏ hơn sưa VN, theo sách. Độ mịn của gỗ ảnh hưởng mạnh đến mùi và vân gỗ vì tom càng mịn, tinh dầu càng nhiều, mùi càng mạnh và vân gỗ càng cho nhiều mặt quỷ hay *chuỗi* mặt quỷ là điểm đặc trưng vượt trội của sưa HN trên sưa VN. Do tom gỗ sưa HN mịn hơn sưa VN, do đó, sưa HN cầm nặng tay hơn. Điều này có thể ví dụ đơn giản như: 1 bị cát sẽ nặng hơn 1 bị sỏi có cùng thể tích.B.4 So sánh cụ thểVí dụ 1: So sánh ống bút sưa HN và Đồng Tử Cưỡi Cá Chép(ĐTCCC)

Như đã trình bày trong loạt bài "Đã nghiện mà gặp món này thì... --- Tập 2", tác phẩm ĐTCCC là sưa Bắc có nhiều nét giống sưa HN với 1 chuỗi 2 mặt quỷ. Tim gỗ nằm dưới đáy của pho tượng với chiều cao phôi gỗ khoảng 35cm, như vậy đường kính của lõi gỗ khoảng 70cm, có khả năng cao là gỗ của một cây sưa Bắc sinh trưởng ở khu vực núi đá có tuổi đời khoảng 100 năm và tác giả dùng pho tượng này so sánh với vân gỗ của ống bút sưa HN mà tác giả hiện có.

Hình 5a: Chuỗi 2 mặt quỷ của sưa Bắc và chuỗi 4 mặt quỷ của sưa HN

Hình 5b: Một phần vân "thẳng" của sưa Bắc

Hình 5c: Vân nhòa sưa HN

Hình 5d: Mật độ hơi "thưa" của vân gỗ sưa Bắc (đánh dấu hình ellipse) và mật độ đậm đặc của vân gỗ sưa HN. Chú ý 2 chuỗi mặt quỷ (1,2,3,4) và (1,2,3,4) liên kết với nhau qua 1 mặt quỷ rời (5), như 1 hòn đảo giữa biển. Vân nhòa xung quanh hệ thống này trùng điệp, mật độ vân gỗ cao.Sau Ví dụ 1, có thể kết luận khách quan như sau:(i) Sưa VN nếu được khai thác đúng độ tuổi và cây sưa trồng ở khu vực núi đá ở "miền Bắc" theo định nghĩa của bài viết này, sẽ cho vân gỗ gần tương đương vân gỗ sưa HN, (ii) Vân gỗ sưa Bắc vẫn có mật độ thấp hơn vân gỗ sưa HN. Đây có thể là phôi sưa này bị khai thác khoảng 20 năm sớm hơn thời gian khai thác.(iii) Với một chút vân thẳng và mật độ vân gỗ chỉ thấp hơn ống bút sưa HN, ĐTCCC là 1 pho tượng đáng sưu tầm. Cả 2 pho đều có thể là lựa chọn tốt cho người chơi, tùy vào thể loại và sở thích sưu tầm. (iv) ĐTCCC đã làm ngộ nhận rất nhiều người là "sưa Bắc cũng tương đương với sưa HN về độ đẹp của vân gỗ". Điều này chỉ đúng cho phần lưng của Đồng Tử, nhìn từ trên xuống. Theo phân tích bên trên, các phần còn lại của ĐTCCC mang nhiều nét của sưa VN và có thể nhận biết rõ ràng qua (i) mật độ vân gỗ bị thưa và (ii) vân thẳng như đã phân tích ở trên. Suy nghĩ thiển cận và 1 chiều, có người lại nghĩ sưa HN là do sưa VN được đem vào TQ vì sưa Bắc như ĐTCCC cũng có vân giống sưa HN vậy? Theo phân tích của bài này, thì ĐTCCC tuy có những nét giống sưa HN nhưng không phải sưa HN. Cũng cần nói thêm sưa Bắc đẹp như ĐTCCC hiện nay khả năng cao là không còn nữa và không phải pho sưa Bắc nào vân gỗ cũng huyền ảo như thế! Cho nên ĐA SỐ sưa HN có vân đẹp hơn sưa VN như đã nhấn mạnh trong bài viết này.Tuy cây sưa Bắc cho vân gỗ đẹp nếu khai thác đúng, khi giao lưu với thương lái TQ khả năng bị ép giá rất cao vì vẫn phải mang danh "chỉ là sưa VN"! Điều nhức nhối này là vấn đề thương hiệu do sưa VN đa số có độ tuổi còn non nớt so với sưa HN. Và câu "sống lâu lên lão làng" cũng 1 phần đúng trong trường hợp này!Cũng cần nói thêm là 1 cây sưa đường kính 30cm mọc trên đất tốt thì cho lõi khoảng chừng 5-7cm (sưa non). Sưa non là sưa chuẩn nhưng thời gian khai thác bị rút ngắn, cho lõi nhỏ và mùi không mạnh. Sau khi chế tác, lõi sậm màu của sưa non sẽ lợt lạc dần theo thời gian và mùi đồng thời cũng mất đi nhiều, khiến dễ bị nhầm lẫn với sưa dây, sưa vườn, sưa hâm, sưa ngâm hay sưa Châu Phi. Nếu cây sưa mọc trên đất khô cằn thì sẽ cho lõi khoảng 12-15cm vì để có đường kính 30cm mọc trên núi đá, cây sưa sẽ mất nhiều thời gian bồi đắp lõi gỗ hơn là mọc trên đồng bằng. Sưa mọc trên núi đá khả năng cao sẽ cho vân gỗ đẹp hơn sưa mọc trên đất tốt. Điều này là quy luật chung cho các loại gỗ chứ không riêng gỗ sưa.Ví dụ 2: So sánh vân gỗ sưa tím HN và sưa Bắc (ĐTCCC)Trong ví dụ này, tác giả dùng 1 phôi sưa tím HN để so sánh với ĐTCCC. Pho sưa tím HN gỗ đã chuyển màu già đanh sang tím với một chút gân hồng. Vân nhòa quyện vào nhau nên không thấy được từng đường vân gỗ. So với ĐTCCC, pho sưa HN này kém phần rực rỡ vì phôi gỗ không cho/thấy được chuỗi mặt quỷ. Nhưng nếu ngắm kỹ, pho sưa tím HN mang một vẻ quyền quý nhẹ nhàng vì màu của pho này rất đẹp và sang. Hình 6a: Sưa tím Hải Nam so sánh với ĐTCCCKết luận khách quan sau Ví dụ 2:(i) Sưa HN có vân nhòa không có mặt quỷ nhìn kém phần lộng lẫy nhưng phôi gỗ nhiều dầu và thơm đậm đặc hơn sưa Bắc cùng độ tuổi. Màu của sưa tím HN giống màu của vương mộc tử đàn cho nên được thị trường TQ rất ưa chuộng. Điểm này theo sách TQ là điểm vượt trội của sưa tím HN.(ii) Sự cảm nhận gỗ sưa còn tùy thuộc vào người chơi: nếu vân gỗ là điểm ưa thích thì ĐTCCC sẽ được chọn. Nếu mùi thơm gỗ sưa là điểm ưa thích và người chơi tuân theo kinh điển của sách (đề cập đến màu tím giống tử đàn), thì pho sưa tím HN nên được chọn. Ở đây chú ý sự so sánh dựa trên bản chất của gổ và không lấy cân nặng là một trong những yếu tố chọn lựa. Lựa chọn tuân theo sách nghiêng về "thưởng thức theo cộng đồng", lựa chọn theo ý thích riêng nghiêng về "thưởng thức cho riêng mình". Hai điểm này phụ thuộc vào sở thích, tầm chơi và chiến lược lâu dài của người chơi. Cho nên cả 2 lựa chọn trong Ví dụ 2 đều đúng!Cũng cần nói thêm là tác giả đã thử mùi 2 pho này nhiều lần và kết luận khách quan pho ĐTCCC chỉ thua một ít về mùi. Hình 6b đánh giá đúng giả thuyết này với màu nước càng vàng óng thì phôi gỗ càng nhiều dầu. Vì thế, theo cảm nhận cá nhân, ĐTCCC là lựa chọn tốt trong Ví dụ 2.

Hình 6b: Kết quả thử nước so sánh độ đậm đặc tinh dầu của sưa tím HN và sưa Bắc (ĐTCCC) với cùng 1 lượng mùn và cùng 1 lượng nước. Hình bên trái là kết quả thử tinh dầu của sưa tím HN với màu hồng tím trong tinh dầu vàng óng, đậm đặc. Hình bên phải là kết quả thử tinh dầu của ĐTCCC, tinh dầu vàng óng được thấy rõ nhưng không đậm đặc như của sưa tím HN. Giám sát thực tế, cả 2 pho đều thơm nhưng sưa tím HN thơm mạnh hơn. Như đã trình bày rõ bên trên, bài viết trình bày 2 ví dụ điển hình từ 3 sản phẩm gỗ. So sánh trên nhiều sản phẩm sưa HN và sưa VN còn lại sẽ đem đến nhiều điều thú vị và tăng xác xuất đúng. Theo tác giả, ĐTCCC là 1 tác phẩm có vẻ đẹp truyền cảm và khó kiếm được 1 pho thứ 2 tương đương. So sánh ngược lại với sưa HN, tác giả cảm nhận để kiếm được 1 pho tương đương hoặc đẹp hơn ĐTCCC, điều đó khó nhưng không đến nỗi quá khó vì yếu tố vân gỗ đậm đặc của sưa HN. Tác giả có trao đổi với những cao nhân sưa ở VN thì họ khách quan cho biết ĐTCCC là pho sưa Bắc có vân gỗ đẹp nhất mà họ từng gặp. Điều này khiến tác giả suy nghĩ: phần lớn sưa núi đá ở VN đã bị khai thác cạn kiệt và bán sang TQ vào (i) sau năm 2000 và (ii) những năm 90s khi gỗ sưa chưa được phát hiện và có giá đắt như hiện nay. Điều này làm cá nhân tác giả tiếc và xót cho nguồn tài nguyên quý giá đã không được bảo tồn và gìn giữ kỹ càng. C. Phần kếtXin nhắc lại là bài viết này mang tính TƯƠNG ĐỐI và ĐA SỐ như đã trình bày rõ bên trên.Tóm tắt những ý chính:(1) Tưởng tượng 1 người họa sĩ đang vẽ 1 bức tranh sơn nước tại 1 điểm cạnh Hồ Gươm, người họa sĩ vẽ lên bức tranh sống động, đường nét có chỗ mờ có chỗ rõ. Đường nét trong bức tranh là vân gỗ sưa VN, rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy, đôi khi có những chỗ nhòa nhất định. Cơn mưa chiều chợt đổ xuống làm loang/nhòa đi 1 phần, 2 phần hoặc nhiều phần những đường vẽ của bức tranh, tạo thành vân gỗ sưa HN. Điểm nhòa của vân gỗ sưa HN phần nào làm cho vân gỗ thêm phần huyền ảo và khó đoán điểm dừng.(2) Có 6 quy luật chung đưa ra sự giống nhau và khác biệt giữa sưa VN và sưa HN. Những quy luật này không phải là duy nhất và tác giả bài viết vẫn đang nghiên cứu, tìm những trường hợp ngoại lệ.(3) Sưa HN thường đa số nhiều dầu, vân gỗ đẹp hơn sưa VN nhưng kích thước phôi gỗ thường nhỏ hơn sưa VN.(4) Sưa HN được khai thác trung bình sau 100 năm, với khoảng thời gian khai thác lâu gấp 2.5 lần sưa VN, giá thành cũng từ đó đắt ít nhất gấp 2.5 lần sưa VN. (5) Theo giới giao lưu trao đổi gỗ sưa ở TQ, định nghĩa "đẹp" của gổ sưa trên thị trường TQ là vân chuỗi mặt quỷ (ngoại trừ nu sưa, chun/sụn sưa và sưa lông chuột). Vân mây tuy huyền ảo nhưng sẽ có giá trị thấp hơn. Trên thị trường VN, sưa vân mây được coi là đẹp.(6) Sưa Bắc là cây sưa sinh trưởng ở Hà Tĩnh và khu vực phía Bắc của Hà Tĩnh. Sưa Nam là giống sưa mọc ở khu vực phía Nam của Hà Tĩnh.(7) Vân nhòa là sự quyện vào nhau của nhiều đường vân gỗ sưa chạy sát bên nhau. Vân nhòa có mật độ vân gỗ cao và tạo màu đặc trưng của gỗ sưa.(8) Sưa Bắc sinh trưởng ở khu vực núi đá nếu được khai thác đúng độ tuổi cho vân gỗ đẹp, có thể đẹp gần tương đương sưa HN. Tuy nhiên, sưa Bắc VN có thể nhận biết được qua (i) mật độ vân gỗ và (ii) vân "thẳng" như đã trình bày ở Ví dụ 1.Kết luận chung:(1) Sưa VN mọc trên núi đá nếu có độ tuổi bằng sưa HN sẽ cho vân gỗ gần giống sưa HN nhưng mật độ vân gỗ trên cùng 1 bề mặt diện tích vẫn thấp hơn khoảng 20%. Nói khác đi, để sưa VN có vân gỗ đẹp tương đối ngang hàng sưa HN với thời gian khai thác 100 năm thì thời gian khai thác của sưa VN phải vào khoảng 120 năm.(2) Để sưa VN đẹp hơn hiện nay và có chất lượng tương đương sưa HN trong tương lai, theo tác giả, điều cần làm là tăng cường quá trình bảo tồn để hy vọng kéo dài thời gian khai thác. Những điều này cực kỳ khó vì thương lái TQ lùng sục thu mua sưa VN với giá cao.(3) Trên thương trường TQ, với sự ngoại lệ của trầm kỳ, sưa VN đứng sau sưa HN và tử đàn Ấn Độ lá nhỏ. So với thứ hạng 1 của sưa VN ở VN, sưa VN bị tụt 2 bậc hạng khi được mua bán trên đất TQ. Hai loại gỗ quý khác của TQ là "cánh gà/lông chim" và hồng mộc đang dần được ưa chuộng hơn xưa và do đó lên giá, rút ngắn khoảng cách với sưa VN vì giá trên thị trường hiện nay của gổ sưa quá cao khiến càng nhiều người chơi tìm những loại gỗ quý khác có giá thành thấp hơn gỗ sưa!(4) Gổ sưa HN có tính ưu việt hơn sưa VN với vân gỗ đẹp hơn, mùi đậm đặc hơn, mật độ vân gỗ cao hơn với chuỗi mặt quỷ cộng với vân nhòa và được đánh giá cao trên thương trường quốc tế với những tác phẩm đồ cổ từ đời nhà Minh được đấu giá vài chục tỷ đồng VN trở lên. Vì thế, sưa HN đã chứng tỏ được đẳng cấp của chính nó chứ không đơn thuần là 1 cái tên hay chỉ là một loại gỗ sưa.(5) Nguồn tài nguyên lâm sản của VN rất dồi dào và vấn đề bảo tồn là vấn đề hàng đầu chứ không phải vấn đề tài nguyên cạn kiệt.(6) Một trong những cách nhận biết sưa HN: (i) mật độ vân gỗ dày đặt, (ii) không có hay ít có vân thẳng (iii) vân gổ sưa HN huyền ảo, màu sang trọng đồng thời quý phái, thường có chuỗi mặt quỷ, có vân nhòa, khó phát hiện điểm dừng và (iv) sưa HN cầm nặng tay hơn sưa VN nhưng không nặng trịch như gỗ cẩm và gỗ trắc/trắc dây. Nếu lấy tay búng vào gỗ sưa sẽ nghe tiếng thanh hơn là búng vào gỗ cẩm hay gỗ trắc.Chú ý: (a) Điều hiển nhiên là bất kể sưa VN hay sưa HN, cách nhận biết gỗ sưa tuân theo 2 Rule như đã đề cập trong Tập 1 và bổ sung cho Rule 1 bên trên. Mùi của gỗ sưa VN và sưa HN là giống nhau. Gỗ sưa khi soi dưới ánh sáng có cảm giác của 1 lớp màng tinh thể lỏng, phản chiếu ánh sáng rất đẹp. Đây cũng là 1 trong những cách nhận biết gỗ sưa.(b) Để nhận biết tốt sưa HN thì người mua nên mắt thấy tay sờ mủi ngửi vì ranh giới giữa sưa VN và sưa HN cũng còn mập mờ, mặc dù tác giả đã cố gắng giải thích, ranh giới này vẫn khó định nghĩa. Cũng cần nhấn mạnh rằng sưa HN và sưa VN thuộc gia đình sưa nhưng sinh trưởng trên 2 khu vực khác nhau, do đó sưa HN đôi khi có vân gỗ/tom giống sưa VN và ngược lại. Đọc giả cũng đừng vì tính chất này mà lầm lẫn sưa HN và sưa VN. Hay nói khác đi: sưa HN có vài đặc tính giống sưa VN vẫn là sưa HN và sưa VN có vài đặc tính giống sưa HN vẫn là sưa VN. Điều này đã được phân tích trong 2 ví dụ cụ thể bên trên.(c) Trên thị trường hiện nay xuất hiện sưa HN GIẢ như hình dưới.

Chú ý: (a) Điều hiển nhiên là bất kể sưa VN hay sưa HN, cách nhận biết gỗ sưa tuân theo 2 Rule như đã đề cập trong Tập 1 và bổ sung cho Rule 1 bên trên. Mùi của gỗ sưa

Chú ý: (a) Điều hiển nhiên là bất kể sưa VN hay sưa HN, cách nhận biết gỗ sưa tuân theo 2 Rule như đã đề cập trong Tập 1 và bổ sung cho Rule 1 bên trên. Mùi của gỗ sưa VN và sưa HN là giống nhau. Gỗ sưa khi soi dưới ánh sáng có cảm giác của 1 lớp màng tinh thể lỏng, phản chiếu ánh sáng rất đẹp. Đây cũng là 1 trong những cách nhận biết gỗ sưa.(b) Để nhận biết tốt sưa HN thì người mua nên mắt thấy tay sờ mủi ngửi vì ranh giới giữa sưa VN và sưa HN cũng còn mập mờ, mặc dù tác giả đã cố gắng giải thích, ranh giới này vẫn khó định nghĩa. Cũng cần nhấn mạnh rằng sưa HN và sưa VN thuộc gia đình sưa nhưng sinh trưởng trên 2 khu vực khác nhau, do đó sưa HN đôi khi có vân gỗ/tom giống sưa VN và ngược lại. Đọc giả cũng đừng vì tính chất này mà lầm lẫn sưa HN và sưa VN. Hay nói khác đi: sưa HN có vài đặc tính giống sưa VN vẫn là sưa HN và sưa VN có vài đặc tính giống sưa HN vẫn là sưa VN. Điều này đã được phân tích trong 2 ví dụ cụ thể bên trên.(c) Trên thị trường hiện nay xuất hiện sưa HN GIẢ như hình dưới.

Hình 7: Sưa HN GIẢSau khi trao đổi với một số cao nhân có kinh nghiệm về gỗ sưa, vân gỗ này có thể là gỗ thông đỏ với nhiều gân trắng. Vân gỗ rất đẹp với mặt quỷ và vân mây, nhưng nhìn chung vân gỗ hơi "dơ"! Yếu tố mùi của sản phẩm này khá quan trọng và vì bán hàng qua mạng, mùi của phôi gỗ không cảm nhận được! Cái ống bút này họ rao bán online với giá 3tr/kg cho tổng cân nặng 13kg, một cái giá quá rẻ so với giá trị thật của sưa HN.Cập nhật giờ "G": những pho sưa HN mà tác giả sở hữu được mua qua các lần đi thực tế ở TQ. Những pho này là 1 số rất ít những pho sưa HN có trên thị trường. Mỗi lần vào cửa hàng, họ chỉ có 1 hoặc 2 pho sưa HN trên tổng số khoảng 40 pho sưa trong cùng cửa hàng. Trên trung bình, khoảng 5% sưa ở cửa hàng này là sưa HN và khoảng 95% là sưa VN. Có cửa hàng không có pho sưa HN nào, có cửa hàng thì rất ít sưa VN, chỉ toàn sưa HN nhưng giá rất cao! Muốn biết bao nhiêu phần trăm sưa ở TQ là sưa HN thì 1 cuộc thăm dò quy mô phải được thực hiện, chứ không nên kết luận khi không có bằng chứng cụ thể! Khi mua sưa HN, tác giả chính tay thẩm định, trao đổi kỹ càng trước khi xuống tiền. Tác giả cũng đã đổi lại 1 pho với cửa hàng trong kỳ đi lần 2 và họ rất vui vẻ cho đổi! Không 1 lời phiền nàn! Điều này chứng tỏ cửa hàng ở TQ khá uy tín.Sưu tầm sưa HN có phải là "sính ngoại"? VN đã chịu ảnh hưởng của TQ qua nhiều thế kỷ, có lúc bị thôn tín gọi là "An Nam, Giao Chỉ", dân VN mình bị bắt để tóc dài thắt bím! Nhưng người VN vẫn mãi là người VN, không bao giờ thay đổi, kiên cường bất khuất! Mục đích chính khiến tác giả cất công tìm kiếm sưa HN là để (i) thưởng thức giống sưa có giá trị nhất trong gia đình sưa và (ii) hiểu thấu đáo gỗ sưa. Sưa HN không có ở VN đó là một điều đáng tiếc. Nếu việc thưởng thức sưa HN bị coi là "sính ngoại" thì việc giới gỗ mỹ nghệ ở VN tạc tượng Quan Thánh Đế Quan Công có sính ngoại?! Hay cách chơi chữ thư pháp Phúc, Tâm, Thọ... viết theo tiếng Hán có sính ngoại?? Đọc giả vui lòng suy nghĩ tìm câu trả lời thích đáng!Và... cuối cùng: Bài viết này được viết trong nhiều tháng, tác giả viết khi có thời gian rảnh và đã thật sự tâm huyết, hứng thú với thông tin và kiến thức về gỗ sưa thu thập được trong bài viết này. So với Tập 1, Tập 2 đòi hỏi nhiều thông tin hơn và tác giả đã cố gắng thu thập tìm tòi để gởi đến bạn đọc. Qua nhiều phản hồi trên phố và thông tin nóng nhận được từ nhiều nguồn tin cậy, bài viết được chỉnh sửa cho phù hợp. Đối với những người có tư tưởng bảo thủ thiển cận, bài viết này sẽ không phù hợp. Với những người chơi gỗ, đặc biệt là gỗ sưa, có tinh thần cầu tiến và mở mang kiến thức, tác giả hy vọng bài viết này có thể giúp được phần nào.Đây là đoạn kết của "Gỗ sưa: Tập 2 --- Ra Sông Ra Biển". Mong bài viết này bổ ích và giúp các anh em bạn bè có 1 khái niệm tổng quát về gổ sưa VN và đặc biệt là sưa HN. Hy vọng qua 2 bài viết ngắn ngủi này, tác giả phần nào chia sẻ đến các bạn bè anh em gần xa kiến thức tổng quát về gỗ sưa. Người viết thật sự mong mỏi và hy vọng sẽ không có ai mua lầm gỗ sưa. Tác giả cũng mong bạn đọc nếu có điều kiện nên kiểm chứng thông tin trình bày trong 2 bài viết để hiểu thấu đáo hơn về 2 loại gỗ sưa. Kính chúc anh em bạn bè gần xa mua được những sản phẩm/tác phẩm gỗ sưa đẹp.

Từ khóa » Cách Nhận Biết Gỗ Sưa Cũ