Cách Nhận Biết Rùa Vàng & Thực Trạng Bảo Tồn Loài Rùa Vàng Quý Hiếm

Chuyển đến nội dung Menu Search

Tin mới

22:51 | 06/01

Máy massage cổ vai gáy Đà Nẵng cách chọn phù hợp

22:41 | 06/01

Máy massage lưng tốt nhất là loại nào?

16:20 | 06/01

Dùng Máy Massage Cổ Có Tốt Không? Ưu Nhược Điểm

10:47 | 04/01

Review máy massage cổ vai gáy schlauer của Đức chi tiết nhất

10:25 | 03/01

Cách sử dụng máy mát xa cổ an toàn và hiệu quả nhất

15:27 | 02/01

Máy massage lưng cho bà bầu có nên dùng? Chú ý gì khi sử dụng?

16:07 | 29/12

Máy Massage Cổ Vai Gáy Có Tốt Không? Ai Không Nên Dùng?

15:07 | 29/12

Cách Sử Dụng Máy Massage Cổ Konka Thư Giãn Nhất

16:32 | 27/12

Bí Quyết Cách Sử Dụng Máy Massage Lưng Để Cải Thiện Sức Khỏe

16:57 | 24/11

Cô Hoàng Ngọc Lan Tâm Minh Đường và bài thuốc nám hiệu quả

  1. Trang chủ
  2. ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
5/5 - (2 bình chọn)

Rùa vàng có tên khoa học là Cuora trifasciata – một loài được liệt kê vào nhóm IB trong Sách Đỏ Việt Nam. Vậy đâu là cách nhận biết rùa vàng và có những phương pháp nào để bảo tồn loài động vật quý hiếm này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Nội dung chính trong bài

Cách nhận biết rùa vàng quý hiếm

Ở Việt Nam, có rất nhiều loài rùa khác nhau sinh sống như rùa sa nhân, rùa núi viền, rùa vàng và việc phân biệt được chúng thuộc loài nào là không hề dễ dàng. Sau đây là cách phân biệt rùa vàng quý hiếm thông qua những đặc điểm nổi bật trên cơ thể loài sinh vật này.

Cách nhận biết rùa vàng và thực trạng bảo tồn loài rùa vàng quý hiếm
Dựa vào ngoại hình là cách nhận biết rùa vàng tốt nhất
  • Đặc điểm nổi bật của loài rùa núi này là hầu như toàn thân được bao phủ bởi màu vàng hoặc vàng đậm.
  • Rùa vàng thường có kích thước khá nhỏ với phần mai dài khoảng 17 – 20cm, cũng có màu vàng hoặc vàng đậm, nhô cao dần về sống lưng.
  • Trên mai có 3 gờ cao, 1 ở chính giữa sống lưng và 2 cái ở 2 bên. Có lẽ, chính vì đặc điểm này mà chúng còn có tên gọi khác là rùa hộp ba vạch.
  • Các vảy trên mai được phân cách bởi những đường sẫm màu, viền mai của rùa vàng không có hình răng cưa.
  • Tứ chi của chúng được bao phủ bởi lớp vảy màu đen, mỗi bàn chân có 5 móng vuốt.
  • Yếm màu nâu đỏ hoặc xám, gồm 2 mảnh có thể cử động được và khép kín vào mai mỗi khi bị đe dọa. Phần trước của yếm phẳng còn phần sau có vết lõm.
  • Thân hình của cá thể đực thường nhỏ hơn cá thể cái nhưng phần đuôi thì ngược lại. Chiếc đuôi của những con rùa vàng đực sẽ dài hơn con cái, đây cũng chính là bộ phận sinh dục của chúng.
  • Đầu của rùa vàng cũng khá nhỏ với chiếc mõm nhọn, mắt đen và có nhiều vảy vàng trên đỉnh.

Dựa vào đặc điểm và ngoại hình trên đây là một cách nhận biết rùa vàng dễ dàng nhất. Loài này thường bị nhầm lẫn với rùa núi vàng vì chúng có hình dạng khá giống nhau. Đây là một loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nên cần phải được bảo vệ.

Tập tính và môi trường sống của rùa vàng

Rùa hộp ba vạch được tìm thấy ở Myanmar, miền Nam Trung Quốc (cả đảo Hải Nam) và Việt Nam. Ở nước ta, các cá thể rùa vàng tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc), một số tỉnh miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) và khu vực Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai).

Môi trường sống chủ yếu của rùa vàng là ven các con suối, khe nước ở khu vực rừng núi và trung du có độ cao dưới 1000m so với mực nước biển. Rùa thường ẩn nấp dưới lớp lá hoặc thân cây mục ven suối hoặc khe rãnh, ban đêm chúng mới đi kiếm mồi.

Các loại lá cây, hoa quả, rong rêu và bèo mọc ở ven các con suối hoặc khe nước nhỏ là thức ăn ưa thích của rùa vàng. Trong một số trường hợp, chúng cũng ăn các loại côn trùng, sâu bọ, tôm, ốc,…

Đặc biệt, rùa vàng là một loài động vật có khả năng nhịn đói rất tốt. Rùa hộp ba sọc có thể nhịn ăn trong khoảng 2 tháng.

Về tập tính sinh sản, loài rùa này thường đẻ vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7. Mỗi lần con cái thường đẻ 2 trứng có hình bầu dục, kích thước từ 27 – 50mm. Đặc điểm về tập tính sinh sản cũng là một cách nhận biết rùa vàng và những loài rùa khác trong tự nhiên.

Cách nhận biết rùa vàng và thực trạng bảo tồn loài rùa vàng quý hiếm
Rùa hộp ba sọc thường sống ở vùng núi và trung du

Thực trạng bảo tồn loài rùa vàng

Rùa hộp ba vạch là một trong những loài có giá trị cao về kinh tế và thẩm mỹ. Thịt của rùa dùng để làm thực phẩm, mai và yếm nấu cao. Ngoài ra, với vẻ ngoài bao phủ bởi màu vàng nên chúng còn được nuôi làm cảnh.

Chính vì vậy, rùa vàng có giá rất cao trên thị trường. Điều này dẫn đến tình trạng săn bắt rùa quá mức dẫn đến số lượng của rùa giảm rất nhanh trong tự nhiên. Theo nhiều thống kê cho thấy số lượng của loài này đã giảm tới 80%.

Hiện nay, thiên tai, lũ quét diễn ra thường xuyên và tình trạng phá rừng làm đất canh tác và xây dựng khiến môi trường sống của rùa vàng ngày càng bị thu hẹp.

Ngoài ra, tập tính sinh sản ít trứng của rùa vàng cũng dẫn đến số lượng cá thể rùa con mới hàng năm được nở ra không nhiều.

Cách nhận biết rùa vàng và thực trạng bảo tồn loài rùa vàng quý hiếm
Hình ảnh người dân thả rùa vàng về tự nhiên

Do số lượng bị giảm nhanh nên giống rùa này đã được đưa vào Sách Đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Đồng thời, rùa vàng cũng đã được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam, nhóm những loài động vật bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng.

Ngoài những nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã của chính phủ, các tổ chức, hiệp hội thì người dân cần nâng cao ý thức trong việc bảo tồn giống rùa quý hiếm này. Đặc biệt, không nên làm hại các cá thể rùa vàng khi bắt gặp chúng trong tự nhiên.

Đồng thời, không sử dụng các sản phẩm từ rùa và các loài động vật hoang dã. Đó là cách tốt nhất để chống buôn bán động vật hoang trái phép, trong đó có loài rùa vàng.

Trên đây là những thông tin về tập tính, môi trường sống và cách nhận biết rùa vàng. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có nhiều thông tin bổ ích và có ý thức hơn trong việc bảo tồn động vật hoang dã.

Rùa vàng là một trong những loài động vật quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng. Những kẻ buôn bán động vật hoang dã trái phép còn rao bán những sản phẩm từ động vật hoang dã trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,… Bạn đọc có thể tìm hiểu về thực trạng này tại bài viết: https://www.theguardian.com/environment/2016/nov/14/wildlife-smugglers-using-facebook-sell-ivory-rhino-horn. Bạn đọc không nên sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã và thông báo với các cơ quan chức nếu phát hiện những hành vi nêu trên.

Bác sĩ Trần Hùng 06/10/2019 Nguồn tham khảo: Đang cập nhật!

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn) Chia sẻ

2 thoughts on “Cách nhận biết rùa vàng và thực trạng bảo tồn loài rùa vàng quý hiếm

  1. Bài viết hữu ích, cảm ơn bạn

    Trả lời
  2. Cho em

    Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên

Email

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ

Cùng chuyên mục
  • Họ cá rồng: Đặc điểm, phân loại và thức ăn

    Họ cá rồng: Đặc điểm, phân loại và thức ăn

  • San hô là động vật hay thực vật? Cấu tạo cơ thể và cách sinh sản của san hô

    San hô là động vật hay thực vật? Cấu tạo cơ thể và cách sinh sản của san hô

  • Chi rắn hổ mang: Phân loại, tập tính, phân bố và nọc độc

    Chi rắn hổ mang: Phân loại, tập tính, phân bố và nọc độc

  • Mèo rừng: Đặc điểm, nơi sống, thực trạng hiện nay và một số loài mèo rừng quý hiếm

    Mèo rừng: Đặc điểm, nơi sống, thực trạng hiện nay và một số loài mèo rừng quý hiếm

  • Con mang rừng: Đặc điểm, phân bố, thực trạng và một số loài mang phổ biến

    Con mang rừng: Đặc điểm, phân bố, thực trạng và một số loài mang phổ biến

  • Rùa núi viền: Đặc điểm, môi trường sống, tập tính và biện pháp bảo tồn

  • Các loại rắn hổ mang ở Việt Nam: Loài nào nguy hiểm nhất?

    Các loại rắn hổ mang ở Việt Nam: Loài nào nguy hiểm nhất?

  • Cá dầm xanh: Đặc điểm, tập tính sinh sống và kỹ thuật nuôi hiệu quả

    Cá dầm xanh: Đặc điểm, tập tính sinh sống và kỹ thuật nuôi hiệu quả

  • Trang chủ
  • Chia sẻ
  • Bình luận 2
  • Top
  • Chia sẻ
  • Bình luận 2
  • Danh mục
  • Top
Liên hệ

Từ khóa » Các Loại Rùa Vàng ở Việt Nam