Cách Nhận Biết Sữa Bị Hư Hỏng Và Cách Bảo Quản Sữa đúng
Có thể bạn quan tâm
Sữa mẹ chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên nếu uống sữa bị hư hỏng sẽ gây ra nhiều vấn đề sinh lí ảnh hưởng đến đường ruột. Ở bài viết này, Điện máy XANH sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt một cách khoa học nhé!
1 Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Trong sữa mẹ chứa các chất dinh dưỡng nhiều protein, ít đường, các kháng thể quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé. Đặc biệt là các loại acid amin có trong sữa mẹ dễ hấp thụ với cơ thể trẻ, tuy nhiên chất này cũng rất dễ lên men, nhanh bị biến chất khi để ở ngoài môi trường.
Do đó, sữa mẹ để ngoài môi trường quá lâu có nguy cơ bị biến chất, mất chất, bị hỏng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé và có thể dẫn đến tiêu chảy.
Theo như các tổ chức uy tín WHO, UNICEF và Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam khuyến cáo về việc lưu giữ sữa mẹ sau khi vắt như sau:
Môi trường | Nhiệt độ | Thời gian bảo quản |
Môi trường thường | 25 đến 35 độ C | 4 - 6 giờ |
Môi trường máy lạnh | Dưới 25 độ C | 6 - 8 giờ |
Ngăn mát tủ lạnh | Từ 4 độ C | 3 - 5 ngày |
Tủ lạnh mini | -5 đến -10 độ C | 2 tuần |
Ngăn đá tủ lạnh | -10 đến -18 độ C | 3 tháng |
Tủ đông | Dưới -18 độ C | 6 tháng |
2 Nên bảo quản sữa mẹ bằng vật dụng gì sau khi vắt?
Sau khi vắt sữa, mẹ nên sử dụng bình trữ sữa hoặc túi trữ sữa để bảo quản:
- Bình sữa cho bé: Thường được làm từ thủy tinh hoặc nhựa cao cấp, không chứa BPA để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Bình sữa cho phép sử dụng được nhiều lần và mẹ có thể cho bé bú trực tiếp bằng cách lắp núm ti vào bình.
- Túi trữ sữa: Là sản phẩm đã qua tiệt trùng, chỉ sử dụng một lần, được làm từ 100% chất liệu nhựa tự nhiên như PET/PE và không chứa BPA. Miệng túi có khóa zip an toàn, giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ và dễ dàng sử dụng.
Mẹ có thể sử dụng cốc trữ sữa Philips Avent 180 ml SCF618/10 (10 cốc) để bảo quản sữa mẹ và tái sử dụng nhiều lần
3 Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ sau khi vắt khoa học
Tránh để sữa tiếp xúc với ánh sáng
Khi đựng sữa trong ly thủy tinh hoặc nhựa trong sẽ không để được lâu bằng sữa chứa trong hộp các tông hoặc ly nhựa có màu. Nên đặt sữa sâu trong tủ lạnh và để thực phẩm khác chắn bên ngoài để giảm tiếp xúc với ánh sáng.
Tránh để sữa mẹ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vì có thể làm biến đổi các chất trong sữa, gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ
Vặn chặt nắp hộp sữa sau khi dùng
Để sữa trong môi trường bên ngoài mà không vặn chặt nắp, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, bụi bẩn, côn trùng phát triển và làm biến đổi chất sữa. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, sôi bụng, khó chịu hoặc gây tiêu chảy ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé.
Do đó, mẹ hãy vặn chặt nắp hộp sữa sau khi dùng cũng như hạn chế mở nắp hộp nhiều lần khi không cần thiết nhé.
Cốc trữ sữa Philips Avent 180 ml SCF618/10 (10 cốc) sở hữu nắp đậy chắc chắn, giúp mẹ bảo quản sữa an toàn, tránh vi khuẩn xâm nhập
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Mẹ có thể vắt sữa thành nhiều phần chia vào các túi hoặc bình trữ sữa và bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần. Đồng thời, mẹ nên dán nhãn cho mỗi túi sữa hoặc bình sữa các thông tin về ngày vắt, dung tích sữa, số thứ tự sử dụng để dễ dàng bảo quản và theo dõi.
Thêm vào đó, việc thay đổi nhiệt độ từ việc đóng/mở cửa tủ lạnh thường xuyên có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa bảo quản. Nếu sữa mẹ vắt ra chưa có ý định dùng trong vòng 4 ngày, mẹ hãy đông lạnh ngay để đảm bảo chất lượng của sữa mẹ.
Mẹ nên trữ đông sữa bằng tủ lạnh riêng để đảm bảo hiệu quả bảo quản
Lưu trữ sữa mẹ khi không có tủ lạnh
Trong trường hợp không có tủ lạnh, mẹ vẫn có thể bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ở nhiệt độ phòng hoặc làm lạnh chủ động trong túi/ bình trữ sữa đã được vặn chặt.
Nhiệt độ phòng phù hợp từ 24 - 35 độ C có thể bảo quản được sữa mẹ dùng trong tối đa từ 4 - 6 giờ. Tuy nhiên, với cách bảo quản này, mẹ nên cho bé sử dụng sữa trong ngày, tránh nhiệt độ phòng tăng cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hay nguồn điện có thể khiến nữa nhanh hỏng.
Lưu ý: Mẹ không nên đổ đầy sữa vào túi trữ sữa vì có thể làm tràn ra ngoài khi bảo quản lạnh.Mẹ nên cho bé dùng sữa mẹ đã vắt trong ngày nếu như không sử dụng tủ lạnh để bảo quản
4 Mẹo bảo quản sữa mẹ giữ trọn hương vị thơm ngon
- Mẹ nên ghi lại các thông tin về ngày vắt, dung tích sữa trên nhãn mỗi túi hoặc bình trữ sữa để dễ dàng sử dụng và bảo quản.
- Không lưu trữ sữa mẹ trong cửa tủ lạnh hoặc tủ đông vì nhiệt độ sẽ thay đổi khi đóng và mở cửa. Thay vào đó, mẹ hãy đặt sữa ở nơi lạnh nhất trong tủ và hạn chế di chuyển, sắp xếp, trừ khi lấy ra sử dụng.
- Mẹ nên trữ lượng sữa đủ cho bé bú mỗi cử, khoảng từ 60 - 120ml để tránh lãng phí do không sử dụng hết. Bên cạnh đó, việc lưu trữ với thể tích nhỏ cũng giúp sữa nhanh đông lạnh hơn và rút ngắn thời gian rã đông sữa mẹ.
- Khi đông lạnh sữa mẹ cần chừa một khoảng không gian, không đổ đầy bình đựng vì sữa nở ra khi đóng băng.
- Nếu đi du lịch, mẹ có thể lưu trữ và bảo quản sữa mẹ trong thùng cách nhiệt cùng với túi đá lạnh tối đa 24 giờ. Khi đến nơi, mẹ nên cho bé sử dụng sữa ngay hoặc đặt vào trong tủ trữ sữa lạnh.
Túi trữ sữa Philips Avent 180ml SCF603/25 (25 cái) có thanh đo và giấy ghi chú nên mẹ có thể dễ dàng kiểm tra và bảo quản sữa
Xem thêm:
- Túi trữ sữa nào tốt? Kinh nghiệm mua túi trữ sữa an toàn và chất lượng
- 10 thương hiệu túi trữ sữa tốt, đáng mua nhất hiện nay
- 8 vật dụng cần thiết giúp việc nuôi con bằng sữa mẹ dễ dàng, đơn giản hơn
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt một các khoa học. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn có thể biết được cách bảo quản sữa an toàn, bảo vệ sức khỏe cho bé nhà mình nhé!
Từ khóa » Nguyên Nhân Hộp Sữa Tươi Bị Phồng
-
Chuyện Bịch Sữa “khổng Lồ”: Cứ đổi Là Xong? | Xã Hội - VietnamPlus
-
Thủ Phạm Khiến Sữa Hộp Bị Hỏng, Phồng Chua - Báo Đại Đoàn Kết
-
Sữa Tươi TH TRUE MILK Căng Phồng Như Quả Bóng - Báo Thanh Tra
-
Vận Chuyển – Thủ Phạm Khiến Sữa Phồng Chua - Vinastas
-
Thủ Phạm Gây Hiện Tượng Hỏng, Phồng Chua ở Sữa Tươi đóng Hộp
-
Sữa Hộp Vinamilk Bỗng Dưng... Dị Dạng” Là Do Lỗi Vận Chuyển Và Bảo ...
-
Nguyên Nhân Sữa Bột Pha Sẵn Bị Phồng, Có Vị Chua Và Cách Khắc ...
-
Sữa Nước Phình Bất Thường: Lo Lắng Chất Lượng Hộp Cùng Lốc
-
Hộp Sữa TH True Milk Có Hiện Tượng Căng Phồng Bất Thường?
-
Phải Làm Gì Với Hộp Sữa Th True Milk Căng Phồng - Làm Cha Mẹ
-
Cảnh Báo - TẠI SAO SỮA BỊCH VINAMILK BỊ HỎNG? Thời Gian...
-
Bảo Quản Sữa Tươi, Sữa Chua đúng Cách – Điều đơn Giản Nhưng ...
-
Sữa Vinamilk Bị Trương Phình Khi Vẫn Còn Hạn Sử Dụng