Cách Nhận Biết Ung Thư Lưỡi: Những Cảnh Báo Từ Chuyên Gia
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Ung thư lưỡi là gì?
- Dấu hiệu ung thư lưỡi
- Ai dễ bị ung thư lưỡi?
- Cách nhận biết ung thư lưỡi
- Kết luận
Trong số những bệnh lí ung thư khoang miệng, ung thư lưỡi là loại phổ biến nhất. Lưỡi đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong việc ăn uống, hít thở và trò chuyện. Lưỡi cũng là vị trí tiếp xúc với nhiều tác nhân ngoại cảnh như thức ăn, hóa chất, khói bụi,… trong các quá trình này. Từ đó có thể phát sinh nhiều vấn đề bất thường ở lưỡi: đổi màu, đau, loét, đóng rêu dày,…
Tuy nhiên hầu hết đều không nghiêm trọng hoặc dễ dàng được giải quyết một cách nhanh chóng. Nhưng nếu vấn đề lặp đi lặp lại hay kéo dài, chúng ta nên nghĩ đến ung thư lưỡi. Nhiều bệnh nhân chỉ đến điều trị ung thư khi đã ở giai đoạn muộn vì những triệu chứng mơ hồ, dễ nhầm lẫn như trên.
Ung thư lưỡi là gì?
Ung thư lưỡi là loại ung thư phổ biến nhất trong các bệnh ung thư vùng miệng.
Các tế bào biểu mô vảy mỏng, có dạng dẹt. Các thể bào này thường hiện diện ở bề mặt của da, miệng, lưỡi, thanh quản, tuyến giáp, cổ họng, lớp niêm mạc của đường tiêu hóa hay hô hấp… Khi các tế bào biểu mô vảy ở trên bề mặt lưỡi tăng sinh không kiểm soát. Chúng gây ra các tổn thương như vết loét hoặc khối u. Đây chính là ung thư lưỡi.
Dấu hiệu ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi có thể có nhiều triệu chứng biểu hiện tùy theo giai đoạn.
1. Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn này các dấu hiệu thường rất mơ hồ và dễ bị bỏ qua. Triệu chứng thường không đau nhưng người bệnh có thể có cảm giác như lưỡi có dị vật hoặc bị xương cá xóc vào. Triệu chứng thường chỉ thoáng qua. Ngoài ra có thể có triệu chứng trên lưỡi nổi phồng lên một điểm có màu sắc thay đổi, niêm mạc xơ trắng, hoặc vết loét nhỏ. Tổn thương thường chắc, có bờ nham nhở, rắn, kém mềm mại.
2. Giai đoạn toàn phát
Người bệnh bắt đầu cảm thấy đau đớn. Đau tăng khi hoạt động lưỡi, khi nhai, nuốt, hoặc khó khăn khi nói. Đặc biệt đau nhiều khi uống rượu, ăn đồ cay nóng. Đau có thể lan lên tai. Bệnh nhân có thể phát sốt do bội nhiễm, ăn uống kém dẫn đến suy nhược cơ thể nhanh chóng.
Tổn thương ở lưỡi sùi loét. Bờ nham nhở, không đều. Ở giữa đáy có mủ máu, chảy máu khi va chạm, có thể không cầm. Nước bọt tăng tiết và khi bệnh nhân nhổ ra có lẫn máu. Bệnh nhân thở hôi do khối u có ổ hoại tử.
Ở một số trường hợp khác, ung thư lan tỏa làm lưỡi dính sàn miệng, hạn chế vận động. Điều này dẫn đến khó nói và khó nuốt.
3. Giai đoạn tiến triển hơn
Thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng gây đau đớn dữ dội, cố định lưỡi, chảy máu không cầm. Bệnh nhân nhanh chóng gầy sút, do khó khăn trong ăn uống và bị mất máu. Đồng thời có thể sốt vì nhiễm trùng thứ phát.
Đa số vị trí ung thư nằm ở mặt bên hông lưỡi, vị trí lưỡi tiếp xúc với răng. Thi thoảng còn gặp ở mặt dưới lưỡi, mặt trên lưỡi hoặc ở đầu lưỡi.
Ai dễ bị ung thư lưỡi?
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và cho ra kết quả rằng: những người hút thuốc có khả năng bị ung thư miệng, lưỡi hơn những người không hút thuốc. Hút xì gà, tẩu thuốc hay nhai thuốc lá đều có nguy cơ dẫn đến ung thư lưỡi. Trong khói thuốc lá có hơn 70 chất gây tác động xấu đến niêm mạc miệng và đường hô hấp, đặc biệt khả năng gây ung thư cao.
Một nghiên cứu khác đã cho thấy, nghiện rượu là đặc điểm chung của 70 -80% số người chịu ảnh hưởng của ung thư miệng hoặc lưỡi. Mỗi loại rượu có những chất có tính gây ung thư khác nhau.
Bệnh thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi, những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém. Mắc các bệnh lý mãn tính về răng miệng cũng khiến cho nguy cơ ung thư lưỡi của bạn tăng cao.
Những người tiếp xúc với bức xạ cường độ cao cũng có nguy cơ phát triển bệnh ung thư miệng, lưỡi cao hơn. Bên cạnh đó, một người có nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi cao hơn khi gia đình hoặc bản thân có tiền sử được chẩn đoán với bệnh tương tự.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy thử rà soát những nguy cơ mà bản thân hiện có và quyết định cải thiện ngay từ bây giờ.
Cách nhận biết ung thư lưỡi
Thực tế là phần lớn bệnh nhân nhầm lẫn nhiệt miệng với ung thư lưỡi. Vì vậy, tỉ lệ bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn là rất cao (khoảng 90%). Vấn đề này gây khó khăn cho công tác điều trị và dễ dẫn đến tiên lượng xấu. Vì vậy chúng ta hãy lưu ý những cách nhận biết ung thư lưỡi sau đây để tăng khả năng phát hiện bệnh sớm.
1. Các đặc điểm của vết loét
Nhiệt miệng, hay còn gọi là loét aphthous. Khác với ung thư, nhiệt miệng là một bệnh lí lành tính, không đe dọa tính mạng. Nhiệt miệng là bệnh thường gặp ở tất cả mọi người, trên mọi lứa tuổi. Nhiệt miệng xuất hiện dưới dạng một vết loét ở vùng miệng, có đáy màu trắng hoặc vàng, bờ màu đỏ, kích thước dưới 1 cm. Vết loét và xung quanh nó có thể sưng, nóng, đỏ, đau, cảm giác rất khó chịu nhưng vẫn mềm mại. Hiếm khi chảy máu, hay mùi khó chịu.
Ung thư lưỡi thì có đa dạng tổn thương. Đó có thể là vết loét, vết trợt, một u sùi hay mảng xơ ở lưỡi. Tổn thương thường có màu sắc thay đổi bất thường và không đồng đều. Màu đỏ xen lẫn trắng, vàng, thậm chí đen do hoại tử. Thường không đau khi ở giai đoạn sớm, đau khi đã sang giai đoạn muộn. Quanh bờ vết loét chai cứng. Còn đáy vết loét thường chảy máu và có mùi hôi.
2. Thời gian mắc bệnh
Nhiệt miệng thường nhanh chóng khỏi sau 1-2 tuần. Nhiệt miệng có thể tái phát nhiều lần nhưng ở những vị trí khác nhau. Vị trí của có thể ở lưỡi, lợi, má trong và mặt trong môi.
Ung thư lưỡi thường xảy ra kéo dài nhiều tháng, có khi hàng năm. Đôi khi tổn thương lành lại rồi tái phát ở cùng một vị trí. Vì vậy, khuyến cáo cảu bác sĩ là nếu bị loét lưỡi lâu ngày. Sau 3 tuần dùng kháng sinh không khỏi bạn cần đi khám chuyên khoa ngay để loại trừ ung thư.
3. Nổi hạch
Nổi hạch có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh ung thư. Nếu trong thời gian bạn bị loét miệng – lưỡi mà xuất hiện thêm hạch ở góc hàm, ở cổ… Dấu hiệu này cho thấy bị bị nhiễm trung cho nhiệt miệng nặng hoặc phát triển ung thư. Ở cả hai trường hợp bạn đều nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám, tư vấn và điều trị.
4. Các triệu chứng khác
Khi bạn xuất hiện các triệu chứng trên toàn thân. Như mệt mỏi, sút cân nhanh và không rõ nguyên nhân, thiếu máu, sốt kéo dài, nhai nuốt, nói chuyện và cử động lưỡi khó khăn… Gợi ý nhiều đến ung thư tiến triển.
Nhiệt miệng nặng có thể nhiễm trùng thứ phát gây sốt nhưng sẽ khỏi khi được điều trị kháng sinh. Nhiệt miệng không thể gây ra các triệu chứng toàn thân nặng nề.
Kết luận
Ung thư lưỡi là một bệnh ung thư phổ biến trong nhóm ung thư đầu – mặt – cổ. Bệnh thường không đau ở giai đoạn sớm khiến bệnh nhân chủ quan dẫn đến chữa trị muộn. Để không bỏ sót ung thư lưỡi ở giai đoạn sớm, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng bất thường như: xuất hiện mảng xơ (bạch sản), u sùi, hoặc vết loét không lành trên lưỡi; tổn thương có bờ không đều và chai cứng; Cảm giác có dị vật trong khoang miệng.
Ngoài ra, gặp nha sĩ 6 tháng một lần để lấy cao răng định kỳ cũng hỗ trợ phát hiện và điều trị sớm các bệnh về răng miệng. Và cuối cùng đừng quên chia sẻ bài viết cách nhận biết ung thư lưỡi của YouMed để giúp thêm nhiều người khác nhé!
Từ khóa » đau ở Vùng Dưới Lưỡi
-
️ Những điều Cần Biết Về U Nhú Dưới Lưỡi?
-
Nhiệt Miệng Dưới Lưỡi Và Ung Thư Lưỡi: Cẩn Thận Kẻo Nhầm Lẫn
-
7 Loại Bệnh Về Lưỡi Thường Gặp
-
Những Dấu Hiệu Sớm Của Ung Thư Lưỡi Là Gì? | Vinmec
-
Dấu Hiệu Ung Thư Lưỡi Mà Bạn Dễ Dàng Bỏ Qua - Bộ Y Tế
-
Nhiễm Trùng Khoang Dưới Hàm - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng
-
Lưỡi Khó Chịu - Rối Loạn Nha Khoa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nhiệt ở Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả - Medlatec
-
Những Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Lưỡi Và Cách Phòng Ngừa
-
7 Dấu Hiệu Lưỡi đang 'kêu Cứu' Bạn - Báo Thanh Niên
-
Viêm Tuyến Nước Bọt: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Phân Biệt Nhiệt Miệng Và Ung Thư Lưỡi
-
Sưng Lưỡi: 8 Nguyên Nhân Bạn Cần đề Phòng - Hello Bacsi
-
Nhiệt Lưỡi Đau Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị
-
Các Biểu Hiện Của Ung Thư Lưỡi Và Phương Pháp điều Trị
-
U Tuyến Nước Bọt: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và điều Trị - Báo Nam Định
-
Viêm Tuyến Nước Bọt Dưới Hàm Do Sỏi