Cách Nhận Biết Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Rau Cải

Với thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển trên vườn rau của bà con nông dân. Các loại sâu bệnh gây hại làm giảm chất lượng, năng suất, mẫu mã của rau, nhất là trên rau cải. Để giúp bà con nông dân chủ động hơn trong công tác phòng trừ các loại sâu bệnh trên rau cải thì Shopnongnghiep sẽ nêu ra một số loại sâu bệnh và cách trừ sâu cho rau cải giúp cho bà con bảo vệ những vườn rau của mình trước sự tấn công của sâu bệnh.

1. Tác hại của sâu đối với rau cải

Việc sâu ăn lá và gây hại cho lá sẽ làm cho cây rau bị giảm đi khả năng quang hợp và chậm khả năng phát triển của cây.

Với một số loài sâu đặc trưng thì ngoài việc ăn lá ra chúng còn tiết ra số dịch làm thối nhũn những phần non như lá non, búp non... khiến cây không thể phát triển.

Nếu không có giải pháp phòng trừ và ngăn chặn kịp thời thì chúng sẽ sinh ra nhiều và mật độ rau cải bị phá hủy cũng nhân lên khiến sản phẩm khi thu hoạch không đạt giá trị và gây thất thu cho bà con nông dân.

2. Nhận biết một số loại sâu bệnh trên rau cải

2.1 Sâu tơ hại rau cải

Sâu con có kích thước nhỏ và thường có màu xanh nhạt giống với màu lá non. Sâu con thường ẩn mặt dưới của lá và phá hoại chúng tiết ra một loại dịch làm cho lá xơ xác. Khi sâu lớn thì mật độ phá hoại của chúng càng cao làm cho lá trơ trọi làm mất khả năng quang hợp của cây rau dẫn đến việc chậm phát triển.

Sâu tơ có tính kháng thuốc trừ sâu rất cao, nên việc tiêu diệt chúng rất khó cần phải nhận biết sớm để phòng trừ và làm giảm đi sự sinh sôi của chúng. Một vụ rau thì có rất nhiều lứa sâu gây hại do vòng đời của sâu ngắn.

2.2 Bọ nhảy

Bọ nhảy trưởng có màu đen bóng, thân hình bầu dục, cánh cứng và có các chấm xếp dọc theo cánh. Bọ nhảy thường ăn lá non của rau cải và tạo thành những lỗ nhỏ trên bề mặt lá, khi mật độ cao có thể ăn hết cả gân lá.

Ấu trùng sâu của bọ nhảy sống ở dưới đất và hại rễ, củ của cây trồng. Sâu hại tạo thành những đường lõm ngoằn ngoèo hay từng lỗ sâu. Cây bị sâu hại sẽ bị héo, dễ bị bệnh thối gốc, thối củ.

Bọ nhảy thường hoạt động vào lúc sáng sớm và chiều mát. Chúng thường trốn dưới gốc hoặc dưới mặt lá. Bọ nhảy có tính giả chết, nhưng khi động vào lại nhảy rất nhanh.

2.3 Bệnh thối nhũn ở bắp cải

Đây là một trong những bệnh rất hay gặp trên bắp cải. Bệnh thường xảy ra sau khi bắp cải đã cuốn vào hoặc bông cải đã hình thành hoa. Bệnh làm cho hoa không phát triển, lá héo rụng và có thể hại từ trên xuống hay từ gốc phát triển lên. Lúc đầu là dạng giọt dầu sau thành nâu nhạt lan rộng và phần mô bệnh có mùi hôi khó chịu. Phần lá ngoài của cây bị héo rũ, cụp xuống để lộ rõ bắp ra và dễ dàng bị gãy và thối nhanh chóng. Trên mô bệnh và thân cây dính dịch vi khuẩn màu vàng xám.

3. Một số cách trừ sâu bệnh cho rau cải

3.1 Biện pháp thủ công

- Sử dụng các loại bẫy đèn, bẫy dính màu vàng, màu xanh để dụ các loại côn trùng gây hại cho rau cải như bọ nhảy, rệp, ruồi đục lá... sau đó tiêu diệt chúng.

- Kiểm tra thường xuyên cả bề mặt trên, dưới lá và dưới gốc. Dùng tay ngắt ổ trứng sâu, bắt giết sâu non, loại bỏ những cây bị sâu bệnh.

3.2 Biện pháp sinh học

Sử dụng thiên địch (những sinh vật có lợi) và các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại rau cải.

- Bảo vệ thiên địch

Thiên địch của sâu, các loại côn trùng gây hại chính là những sinh vật tự nhiên có ích như là các loại bọ rùa, ong, kiến... Những loại thiên địch này giúp chúng ta tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho rau cải phát triển.

- Sử dụng thuốc sinh học hữu cơ và thuốc thảo mộc

Việc sử dụng các loại thuốc sinh học hữu cơ sẽ làm giảm đi một phần nào đó vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng và các sinh vật có lợi khác.

Bà con có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học có trên thị trường hoặc cũng có thể tự tay làm các chế phẩm thuốc hữu cơ từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như là ớt, tỏi, gừng…

3.3 Biện pháp hoá học

Việc sử dụng các loại thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh hại cho rau cải hay các loại cây trồng khác là biện pháp mang lại hiệu quả rất cao nhưng hệ lụy để lại cũng rất nhiều nếu không sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học

- Sử dụng thuốc chọn lọc, ít độc hại cho con người và môi trường

- Sử dụng thuốc nhanh phân hủy, thời gian cách ly ngắn.

- Ưu tiên sử dụng thuốc nhóm độc thấp (nhóm 3, 4) - Sử dụng thuốc phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng

- Đúng lúc: Thời điểm phun thuốc thích hợp nhất là lúc sâu non tuổi nhỏ, vết bệnh mới xuất hiện. Giai đoạn sinh trưởng của cây. Phun sáng sớm hoặc chiều mát, không mưa,…

- Đúng thuốc: cho từng đối tượng dịch hại, luân phiên các loại thuốc,…

- Đúng cách: Thực hiện thao tác pha-phun đúng hướng dẫn của từng loại thuốc,…

- Đúng liều lượng, nồng độ: theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc (về lượng dùng, lượng nước pha)

Từ khóa » Cải Xanh Bị Sâu ăn Lá