Cách Nhận Biết Website Lừa đảo, Kinh Nghiệm Mua Hàng Online
Có thể bạn quan tâm
Cách nhận biết website lừa đảo
Kinh nghiệm nhận biết Website lừa đảo
Mua online là một xu thế tất yếu tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc cho khách hàng nên được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên chắc hẳn không ít lần khách hàng đã phải bực bội vì mua phải hàng GIẢ, hàng NHÁI nhưng vẫn không thể làm gì được. Vì vậy tự tìm cách bảo vệ mình bằng việc nhận biết ra những Website - Cá nhân nghi ngờ bán hàng kém chất lượng trên mạng theo những kinh nghiệm đúc kết của nhiều người thường xuyên mua hàng online dưới đây:
1. Lưu ý các Website MẠO DANH
Khi click vào một Website bán hàng, khách hàng cần xem tổng quan website có nội dung đầy đủ hay không, cách trình bày rõ ràng hay sơ sài, phần Liên hệ có đề địa chỉ bán hàng, Hotline đặt hàng…
Đặc biệt chú ý đến các Website mạo danh các công ty lớn như: FPTshop, VNPT, APPLE, SAMSUNG…
Nếu là web bán hàng của các đơn vị trên thì phải có logo đơn vị, thường có số Tổng Đài để tra cứu, ….
Website thương mại điện tử phải đăng ký với Bộ Công Thương, khách hàng chú ý biểu tượng
Biểu tượng này bắt buộc phải đặt ở Trang chủ của Website, click vào biểu tượng sẽ có thông tin của đơn vị bán hàng.
Không loại trừ khả năng Website lừa đảo copy y chang website gốc của đơn vị chính, vì vậy để cẩn thận nhất thì khách hàng nên gọi đến số hotline của đơn vị tìm hiểu thêm.
2. Kiểm tra kỹ với các Website bán hàng sử dụng số di động làm Hotline.
Các website lừa đảo khi mua hàng online thường chỉ cho số di động (số rác) làm số Hotline để khi cần thiết có thể hủy bỏ hoặc khách hàng khi liên hệ nhà mạng cũng không có thông tin bên bán.
Trường hợp này khách hàng cần kiểm tra kỹ hơn các thông tin nhà bán hàng. Địa chỉ bán hàng, bảo hành, thông tin doanh nghiệp.
3. Loại bỏ NGAY LẬP TỨC website bán hàng KHÔNG CÓ ĐỊA CHỈ BÁN HÀNG.
Những đơn vị bán hàng lớn hoặc cá nhân uy tín thì luôn có địa chỉ bán hàng rõ ràng, với cá nhân thì thường là địa chỉ nhà, Những website lừa đảo khi mua hàng online thường không đề địa chỉ đề phòng người mua đến tìm hiểu trực tiếp, hoặc để địa chỉ không có thật, địa chỉ ẢO. Nếu là đơn vị bán hàng đàng hoàng thì luôn khuyến khích người mua đến tận nơi tham quan, tìm hiểu sản phẩm.
Nói KHÔNG ngay với cá nhân, website nào nói : Bên em chỉ bán ONLINE hoặc làm khó khách hàng bằng cách nói: Khách hàng đến mua thì KHÔNG được khuyến mại giảm giá như đặt mua online.
Đối với Cá nhân bán hàng online trên Facebook hoặc các kênh thương mại điện tử khác như Sendo, shopee, rao vặt… Thường khó xác định uy tín hơn, với những mặt hàng có giá trị lớn hoặc có thể phải bảo hành như đồ điện tử, khách hàng nên chọn phương thức COD, xem xét kỹ khi nhận hàng. Với cá nhân bán hàng trên Facebook thì xem lượng tương tác có nhiều không, có thông tin cá nhân như bạn bè, gia đình…
Đối với đồ điện tử thì cần xem xét kỹ vì Những website lừa đảo khi mua hàng online cho dù quảng cáo là bảo hành 1 đổi 1 hay bảo hành 12 tháng, trong trường hợp hàng lỗi thì cá nhân bán hàng cũng không có đội ngũ kỹ thuật bảo hành được cho khách.
4. Đưa ra mức giá quá rẻ.
Xưa đã có câu “Tiền nào của nấy”, cùng một sản phẩm với hình ảnh như nhau mà thị trường chung bán giá 10đ, một vài bên bán giá 2đ thì cần cẩn thận vì một đơn vị bán hàng uy tín sẽ mất thêm chi phí mặt bằng, nhân viên, bảo hành và hàng nhập cũng phải đảm bảo chất lượng… Chính vì thế mức giá kể cả có khuyến mại lớn đi chăng nữa cũng không thể thấp hơn mặt bằng chung quá nhiều. Đơn vị bán giá rẻ rất có thể là hàng NHÁI, hàng kém chất lượng, không bảo hành… những đơn vị và những mặt hàng đó chỉ có trên những website lừa đảo khi mua hàng online.
Hiện nay, trên thị trường thường xuất hiện tình trạng có nhiều website để mức giá thấp nhưng không thể đặt mua trực tuyến được mà phải liên hệ trước khi đặt mua. Và khi liên hệ thì khách hàng sẽ bị thông báo giá sản phẩm không đúng giá so với giá niêm yết vì những lí do kiểu: hãng mới tăng giá 20-30% so với thời điểm trước đây, hoặc sản phẩm thiếu các vật tư, thiết bị mà nếu muốn dùng thì phải mua với mức giá cao hơn so với giá niêm yết. Do đó, để tránh bị làm “gà” cho người bán “thịt”, người tiêu dùng cần lựa chọn các website có thể đặt mua hàng trực tiếp bằng giá đã niêm yết thông qua các thao tác trên website mà không cần liên hệ trực tiếp.
5. Cảnh giác với website quảng cáo HÀNG NHẬP KHẨU
Hiện nay có rất nhiều website quảng cáo bán hàng nhập khẩu, thường là từ Mỹ, Nhật, Hàn… Đối với mặt hàng mỹ phẩm thường có hàng xách tay có xuất xứ từ Châu Âu hoặc Hàn, Nhật… còn lại hàng điện tử, gia dụng thường xuất xứ từ Trung Quốc.
Nếu hàng điện tử nhập khẩu từ Nhật, Hàn, Mỹ … thì phải có Chứng nhận xuất xứ, xác nhận hợp chuẩn (CO, CQ) khá phức tạp, chi phí cao nên chỉ có các đơn vị lớn mới có thể làm được. Cùng mặt hàng tương tự nhau có xuất xứ Trung Quốc, website nào quảng cáo hàng nhập từ Anh, Mỹ, Nhật… thì chắc chắn đang đánh lừa người tiêu dùng về xuất xứ và lừa đảo khi mua hàng online . Hiện nay các mặt hàng điện tử của các thương hiệu lớn Trung Quốc có chất lượng cũng rất tốt nên website bán hàng uy tín sẽ không ngại công bố xuất xứ từ Trung Quốc.
Đối với 1 số sản phẩm thương hiệu máy in toàn cầu như: HP, Canon, Epson,… người mua cần cực kì tỉnh táo vì đây là những sản phẩm chỉ có hàng mới hoặc hàng cũ chứ không có hàng nhái hoặc hàng giả. Nên khi mua cần cân nhắc giá cả, thời gian giao hàng, địa điểm bảo hành,… để đưa ra lựa chọn thông minh nhất.
6. Thủ tục giao hàng và thanh toán
Đối với các website uy tín, họ chấp nhập hình thức giao hàng xong mới thanh toán theo hình thức thu hộ (COD). Khách hàng có thể không phải trả hoặc phải trả 1 khoản cố định (gọi là đặt cọc có giá trị tương đương tiền vận chuyển) thì họ sẽ chuyển hàng. Khi khách nhận hàng thì được phép kiểm tra hàng hóa đúng chủng loại, mới, nguyên đai nguyên kiện,… sẽ phải thanh toán cho người vận chuyển. Thông thường, đối với hàng điện tử, điện máy mới khách hàng sẽ không được thử hàng vì khi đó hàng hóa đã bị khui thùng và không còn nguyên đai, nguyên kiện được nữa. Còn với hàng cũ thì việc cho phép thử hàng là đương nhiên.
Chính sách mua hàng của mỗi website là khác nhau, nhưng thủ tục mua hàng và thanh toán thì cần thỏa thuận ok mới chốt mua hàng. Tuyệt đối không nên lựa chọn website không cho phép kiểm tra hàng và yêu cầu phải thanh toán trước vì khi đó người mua sẽ cầm dao đàng lưỡi nên phải chịu hoàn toàn rủi ro khi hàng hóa không đúng như những thông tin website đã niêm yết.
Điều cuối cùng, khách hàng có thể Nhầm nhưng người bán hàng thì Không bao giờ bán Nhầm. Vì vậy hãy là Người tiêu dùng thông thái lựa chọn những website tốt, uy tín.
Từ khóa » Bản đồ Lừa đảo
-
Cảnh Báo Nhiều Thủ đoạn Lừa đảo Mới Khi Mua Sắm Trực Tuyến Mùa ...
-
“Điểm Mặt” Những Thủ đoạn Lừa đảo Bán Hàng đa Cấp
-
Những Chiêu độc Của “thánh Lừa” Bán Hàng Online
-
Vạch Mặt Chiêu Thức Lừa đảo Bán Hàng Online Mùa Dịch - YouTube
-
Lừa đảo Khi Mua đồ ăn Qua Mạng | VTV4 - YouTube
-
Mua đồ Trên Mạng Cách Mua Hàng Online An Toàn
-
Bị Lừa Tiền Tỉ Khi Làm Cộng Tác Viên Bán Hàng Online, đặt đơn Hàng "ảo"
-
Lừa Bán đồ Cổ Giả Bị Xử Lý Như Thế Nào? | Công Ty Luật Uy Tín
-
Cảnh Báo Lừa đảo Qua Hình Thức Mua Bán Hàng Trực Tuyến, Mạng Xã ...
-
Đủ Trò Lừa Bán Thực Phẩm Mùa Giãn Cách, Hàng Trăm Người Mất Tiền
-
Cảnh Báo Thủ đoạn Lừa đảo Mua Hàng Nhận Tiền Hoa Hồng
-
Lập Trang điện Tử Bán Hàng ưu đãi để Lừa đảo Khách Hàng
-
Vietlott Lừa đảo