Cách Nhận Diện Hình Thức Lừa đảo Qua App “tín Dụng đen”
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 05 tháng đầu năm 2022, có hơn 2.600 phản ánh của người dân về các ứng dụng (app) liên quan tới hoạt động “tín dụng đen”, chiếm 30% cảnh báo về lừa đảo trực tuyến. Đây là một thực trạng đáng báo động. Bên cạnh những ứng dụng cho vay tiền chính thống, hoạt động công khai và minh bạch, xuất hiện nhiều app cho vay tiền núp dưới hình thức “tín dụng đen”, cho vay với lãi suất “cắt cổ” ngày càng rộ lên và khiến người dân bức xúc.
Theo ghi nhận của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, từ đầu năm 2022 đến nay, có hơn 2.624 người báo cáo lừa đảo tới trang web: canhbao.ncsc.gov.vn. Trong đó, số người phản ánh về các ứng dụng liên quan tới hoạt động “tín dụng đen” chiếm 30% số lượng cảnh báo về lừa đảo trực tuyến.
Các chuyên gia thuộc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo, khi sử dụng mạng xã hội hoặc nhận được tin nhắn kèm đường link cài đặt ứng dụng có nội dung như: “Không cần thế chấp, lãi suất không đồng”, “Vay siêu tốc, nhận tiền sau 30 phút, lãi suất thấp, nhận tiền ngay”… thì người dân cần cảnh giác bởi đây có thể là một hình thức của “tín dụng đen” online.
Trong trường hợp buộc phải sử dụng loại hình vay tiền qua mạng, cần tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ, ứng dụng cho vay uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin, như: tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả…) mẫu hợp đồng, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch… Đặc biệt, không để bên cho vay truy cập tài khoản và danh bạ điện thoại cá nhân.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng phân tích, đánh giá, các app “tín dụng đen” đa phần đều được quảng cáo là lãi suất thấp, giải ngân nhanh, thậm chí có nơi còn cho vay ưu đãi 0% hoặc thủ tục vay không cần tài sản thế chấp, nhưng lãi suất lại rất cao... Trước khi cho vay, các đối tượng thường thẩm duyệt hồ sơ khách hàng bằng cách yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, như: họ tên, địa chỉ, năm sinh, nơi làm việc kèm theo số điện thoại…
Để thuận tiện cho việc đòi nợ, các ứng dụng yêu cầu người vay nợ cho phép truy cập vào danh bạ điện thoại, tài khoản mạng xã hội, chụp ảnh nhận diện, ảnh chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Khi đến hạn thanh toán mà người dân không trả hoặc chậm trả lãi, các đối tượng sẽ truy cập vào điện thoại hoặc quay sang đòi nợ những người trong danh bạ (dù không liên quan đến tài khoản vay); gửi tin nhắn đe dọa, xúc phạm hoặc dùng mạng xã hội đăng tải hình ảnh người khác với mục đích bôi nhọ… gây áp lực ép người vay phải trả tiền.
Trong trường hợp nghi ngờ một trang web có dấu hiệu liên quan đến “tín dụng đen”, người dân có thể chủ động cảnh báo đến tại trang web:canhbao.ncsc.gov.vn để cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ngăn chặn.
PHẠM HƠN
Từ khóa » Hình ảnh Nợ Tiền Không Trả
-
Ám ảnh Những Cuộc Gọi đòi Nợ - Báo Người Lao động
-
Đột Nhiên Bị Ghép ảnh Vay Tiền, Trốn Nợ Chia Sẻ Khắp Mạng Xã Hội
-
Vay Không Trả Bị Công Ty Tài Chính đăng Hình ảnh Lên Mạng Thì Làm ...
-
Thiếu Nợ Không Trả Có Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Không?
-
Bị Bêu ảnh Trên Facebook để đòi Nợ, Nạn Nhân Phải Làm Sao?
-
Bỗng Dưng Bị Bêu ảnh... đòi Nợ! - Công An Nhân Dân
-
Nợ Tiền Bao Nhiêu Thì Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự ?
-
Đòi Nợ Kiểu 'khủng Bố' Lộng Hành - Báo Thanh Niên
-
Cap đòi Nợ, Stt đòi Nợ, Câu Nói đòi Nợ Hay Và Chất để Tiền Về Túi ...
-
Rủ Nhau “bùng” Nợ Khi Vay Tiền Qua App - VietNamNet
-
Bỗng Dưng Bị Khủng Bố đòi Nợ Vì Bạn Trên Facebook Vay Tiền
-
Người Dân Cần Làm Gì Khi Bị 'khủng Bố' đòi Nợ Dù Không Vay Tiền
-
Bị Bêu ảnh Trên Mạng Xã Hội để đòi Nợ, Nạn Nhân Phải Làm Gì?