Cách Nhận Diện Phép Liên Kết Trong đề đọc Hiểu Ngữ Văn
Có thể bạn quan tâm
- Lớp 1
- Lớp 2
- Lớp 3
- Lớp 4
- Lớp 5
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Thi chuyển cấp
Mầm non
- Tranh tô màu
- Trường mầm non
- Tiền tiểu học
- Danh mục Trường Tiểu học
- Dạy con học ở nhà
- Giáo án Mầm non
- Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên
- Giáo án - Bài giảng
- Thi Violympic
- Trạng Nguyên Toàn Tài
- Thi iOE
- Trạng Nguyên Tiếng Việt
- Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam
- Luyện thi
- Văn bản - Biểu mẫu
- Dành cho Giáo Viên
- Viết thư UPU
Hỏi bài
- Toán học
- Văn học
- Tiếng Anh
- Vật Lý
- Hóa học
- Sinh học
- Lịch Sử
- Địa Lý
- GDCD
- Tin học
Trắc nghiệm
- Trạng Nguyên Tiếng Việt
- Trạng Nguyên Toàn Tài
- Thi Violympic
- Thi IOE Tiếng Anh
- Trắc nghiệm IQ
- Trắc nghiệm EQ
- Đố vui
- Kiểm tra trình độ tiếng Anh
- Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
- Từ vựng tiếng Anh
Tiếng Anh
- Luyện kỹ năng
- Ngữ pháp tiếng Anh
- Màu sắc trong tiếng Anh
- Tiếng Anh khung châu Âu
- Tiếng Anh phổ thông
- Tiếng Anh thương mại
- Luyện thi IELTS
- Luyện thi TOEFL
- Luyện thi TOEIC
- Từ điển tiếng Anh
Khóa học trực tuyến
- Tiếng Anh cơ bản 1
- Tiếng Anh cơ bản 2
- Tiếng Anh trung cấp
- Tiếng Anh cao cấp
- Toán mầm non
- Toán song ngữ lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 2
- Toán Nâng cao lớp 3
- Toán Nâng cao lớp 4
Cách nhận diện phép liên kết trong đề đọc hiểu Ngữ văn
- Tác dụng của các phép liên kết
- Cách nhận diện phép liên kết
- Hướng dẫn cách làm đề đọc hiểu
- Một số lưu ý khi làm đề đọc hiểu Ngữ văn
Các cách nhận diện phép liên kết trong đề đọc hiểu Ngữ văn như thế nào? Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Cách nhận diện phép liên kết trong đề đọc hiểu Ngữ văn để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn nhé.
Các phép liên kết | Đặc điểm nhận diện |
Phép lặp từ ngữ | Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước |
Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) | Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước |
Phép thế | Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước |
Phép nối | Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết) với câu trước |
Tác dụng của các phép liên kết
- Phép lặp từ ngữ: mang dụng ý nghệ thuật hoặc nhấn mạnh đối tượng được nói đến. Phép lặp này là do chủ ý của tác giả, khác biệt với lỗi lặp từ.
- Phép liên tưởng: làm cho ngôn ngữ của văn bản thêm phong phú hơn, hây ấn tượng hơn với người đọc đồng thời thể hiện tài năng, sáng tạo của tác giả trong việc sử dụng từ ngữ.
- Phép thế: nhằm rút gọn đối tượng được nhắc đến mà không bị mất đi ý nghĩa, người đọc vẫn sẽ hiểu được đối tượng và không gây nhàm chán.
- Phép nối: giúp cho ý nghĩa được biểu thị theo cách độc đáo hơn, hấp dẫn người đọc hơn.
Cách nhận diện phép liên kết
- Phép lặp: từ ngữ chỉ đối tượng được nhắc đi nhắc lại nhiều nhưng mỗi lần mang một nghĩa khác nhau, vẫn giữu được sức hấp dẫn cho văn bản.
Ví dụ: Ông tôi là một người nông dân lương thiện. Hằng ngày, ông tôi thường giúp đỡ bác hàng xóm đau ốm làm phần ruộng. Ông tôi còn cực kì chăm bẵm cho mấy chú chim nhỏ. (Phép lặp: ông tôi).
- Phép liên tưởng: người viết sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa thay thế cho từ đã dùng trước đó.
Ví dụ: Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm… (Phù Đổng Thiên Vương - tráng sĩ - người trai làng Phù Ðổng).
- Phép thế: dùng đại từ, chỉ từ để thay thế cho đối tượng được nhắc đến.
Ví dụ: Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Ðó là một truyền thống quý báu của ta. (Lòng yêu nước nồng nàn - đó).
Ví dụ 2: “Đời các vĩ nhân cho ta một lý tưởng, một kiểu mẫu để bắt chước. Nhờ gương sáng của họ mà ta trở nên khá, có can đảm, kiên nhẫn để đi đến mục đích” Trích Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê.
Ví dụ 3: Những bất bình đẳng về kinh tế thường đưa ra sự bùng nổ của đấu tranh cách mạng. Chúng ta cần giữ quan điểm ấy khi nguyên cứu lịch sử các nước.
- Phép nối: dùng các quan hệ từ, trợ từ, phụ từ,… để ối các câu văn lại với nhau.
Ví dụ: Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. (và)
Ví dụ 2:Mặt bạn Lan mỉm cười. Nhưng mình biết bạn Lan có nhiều điều không vui. (Nhưng)
Ví dụ 3: Từ đó dân ta càng khổ cực, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. (Phéo nối tổ hợp từ Kết quả)
Hướng dẫn cách làm đề đọc hiểu
Bước 1: Đọc thật kỹ đề bài, đọc đến thuộc lòng rồi hãy làm từng câu, dễ trước khó sau.
Đề văn theo hướng đổi mới có 2 phần: đọc hiểu và làm văn. Phần đọc hiểu thường xoay quanh nhiều vấn đề, thí sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:
Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản. Dựa ngay vào các xuất xứ ghi dưới phần trích của đề bài để nhận dạng được các phong cách như: Báo chí, Văn chương nghệ thuật, Khoa học, Chính luận, Khẩu ngữ hay Hành chính công vụ.
Xác định 5 phương thức biểu đạt của văn bản dựa vào các từ ngữ hay cách trình bày. Đoạn trích thấy có sự việc diễn biến (Tự sự), nhiều từ biểu lộ xúc động (Biểu cảm), nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ (Nghị luận), nhiều từ thuyết trình, giới thiệu về đối tượng (Thuyết minh) và có nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật, sự việc (Miêu tả).
Nhận biết các phép tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lặp từ, nói quá, nói giảm, chơi chữ…); tu từ cú pháp (lặp cấu trúc câu, giống kiểu câu trước; đảo ngữ; câu hỏi tu từ; liệt kê).
Các biện pháp tu từ có tác dụng làm rõ đối tượng nói đến, tăng thêm gợi cảm, gợi hình ảnh, âm thanh, màu sắc, làm đối tượng hấp dẫn, sâu sắc.
Đối với, các văn bản trong đề chưa thấy bao giờ, học sinh cần đọc nhiều lần để hiểu từng câu, từng từ, hiểu nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết câu, cách ngắt dòng… để có thể trả lời những câu hỏi: Nội dung chính của văn bản, tư tưởng của tác giả gửi gắm trong văn bản.,thông điệp rút ra từ văn bản…
Bước 2: Đọc các yêu cầu, gạch chân các từ ngữ quan trọng, câu quan trọng. Việc làm này giúp các em lí giải được yêu cầu của dề bài và xác định hướng đi đúng cho bài làm, tránh lan man, lạc đề.
Bước 3: Luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: Ai? Cái gì? Là gì? Như thế nào? Kiến thức nào? Để bài làm được trọn vẹn hơn, khoa học hơn tránh trường hợp trả lời thiếu.
Bước 4: Trả lời tách bạch các câu, các ý. Chọn từ ngữ, viết câu và viết cẩn thận từng chữ.
Bước 5: Đọc lại và sửa chữa chuẩn xác từng câu trả lời. Không bỏ trống câu nào, dòng nào.
Một số lưu ý khi làm đề đọc hiểu Ngữ văn
Trước khi bắt đầu làm bài, hãy dành thời gian đọc đề bài một cách kỹ lưỡng và thuộc lòng. Sau đó, tiến hành làm từng câu một, bắt đầu từ những câu dễ và sau đó chuyển sang những câu khó hơn. Đề văn theo hướng đổi mới có 2 phần chính: đọc hiểu và làm văn. Phần đọc hiểu thường liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, và thí sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:
- Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản: Để nhận dạng được các phong cách như Báo chí, Văn chương nghệ thuật, Khoa học, Chính luận, Khẩu ngữ hay Hành chính công vụ, hãy dựa vào các xuất xứ ghi dưới phần trích của đề bài.
- Xác định 5 phương thức biểu đạt của văn bản: Dựa vào các từ ngữ hay cách trình bày trong đoạn trích, xác định xem có sự việc diễn biến (Tự sự), nhiều từ biểu lộ xúc động (Biểu cảm), nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ (Nghị luận), nhiều từ thuyết trình, giới thiệu về đối tượng (Thuyết minh) và có nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật, sự việc (Miêu tả).
- Nhận biết các phép tu từ từ vựng và cú pháp: Đọc và nhận biết các phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lặp từ, nói quá, nói giảm, chơi chữ... Các phép tu từ này có tác dụng làm rõ đối tượng, tăng cường hiệu ứng gợi cảm, hình ảnh, âm thanh, màu sắc và làm cho đối tượng trở nên hấp dẫn và sâu sắc.
- Đối với các văn bản chưa từng gặp trước đây, học sinh cần đọc nhiều lần để hiểu từng câu, từng từ và hiểu nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết câu và cách ngắt dòng. Điều này giúp trả lời các câu hỏi về nội dung chính, tư tưởng của tác giả và thông điệp được truyền đạt trong văn bản
Trước tiên, hãy đọc và gạch chân các từ ngữ quan trọng và câu quan trọng trong yêu cầu. Việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ yêu cầu của đề bài và xác định hướng đi chính xác cho bài làm của mình, tránh mất mát và lạc đề. Luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời những câu hỏi như "Ai?", "Cái gì?", "Là gì?", "Như thế nào?", "Kiến thức nào?". Điều này giúp bài làm trở nên trọn vẹn hơn, khoa học hơn và tránh trường hợp trả lời thiếu sót. Trả lời các câu và ý một cách rõ ràng. Chọn từ ngữ thích hợp, viết câu một cách cẩn thận, từng chữ một. Đọc lại và sửa chữa từng câu trả lời một cách chuẩn xác. Đảm bảo không bỏ sót câu nào và không bỏ sót dòng nào trong bài viết.
Một số lưu ý khi làm đề đọc hiểu Ngữ văn
Trước khi bắt đầu làm bài, hãy dành thời gian đọc đề bài một cách kỹ lưỡng và thuộc lòng. Sau đó, tiến hành làm từng câu một, bắt đầu từ những câu dễ và sau đó chuyển sang những câu khó hơn. Đề văn theo hướng đổi mới có 2 phần chính: đọc hiểu và làm văn. Phần đọc hiểu thường liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, và thí sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:
- Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản: Để nhận dạng được các phong cách như Báo chí, Văn chương nghệ thuật, Khoa học, Chính luận, Khẩu ngữ hay Hành chính công vụ, hãy dựa vào các xuất xứ ghi dưới phần trích của đề bài.
- Xác định 5 phương thức biểu đạt của văn bản: Dựa vào các từ ngữ hay cách trình bày trong đoạn trích, xác định xem có sự việc diễn biến (Tự sự), nhiều từ biểu lộ xúc động (Biểu cảm), nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ (Nghị luận), nhiều từ thuyết trình, giới thiệu về đối tượng (Thuyết minh) và có nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật, sự việc (Miêu tả).
- Nhận biết các phép tu từ từ vựng và cú pháp: Đọc và nhận biết các phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lặp từ, nói quá, nói giảm, chơi chữ... Các phép tu từ này có tác dụng làm rõ đối tượng, tăng cường hiệu ứng gợi cảm, hình ảnh, âm thanh, màu sắc và làm cho đối tượng trở nên hấp dẫn và sâu sắc.
- Đối với các văn bản chưa từng gặp trước đây, học sinh cần đọc nhiều lần để hiểu từng câu, từng từ và hiểu nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết câu và cách ngắt dòng. Điều này giúp trả lời các câu hỏi về nội dung chính, tư tưởng của tác giả và thông điệp được truyền đạt trong văn bản
Trước tiên, hãy đọc và gạch chân các từ ngữ quan trọng và câu quan trọng trong yêu cầu. Việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ yêu cầu của đề bài và xác định hướng đi chính xác cho bài làm của mình, tránh mất mát và lạc đề. Luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời những câu hỏi như "Ai?", "Cái gì?", "Là gì?", "Như thế nào?", "Kiến thức nào?". Điều này giúp bài làm trở nên trọn vẹn hơn, khoa học hơn và tránh trường hợp trả lời thiếu sót. Trả lời các câu và ý một cách rõ ràng. Chọn từ ngữ thích hợp, viết câu một cách cẩn thận, từng chữ một. Đọc lại và sửa chữa từng câu trả lời một cách chuẩn xác. Đảm bảo không bỏ sót câu nào và không bỏ sót dòng nào trong bài viết.
-----------------------
- Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 có đáp án
- Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam
- Cách làm văn nghị luận xã hội lớp 10
- 20 đề và bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ
- 6 phong cách ngôn ngữ văn bản và cách phân biệt
- Tuyển tập 20 đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
- Chia sẻ bởi: Vũ Thị thái Lan
- Nhóm: Sưu tầm
- Ngày: 31/05/2024
Cách nhận diện phép liên kết trong đề đọc hiểu Ngữ văn
177,2 KB 25/08/2017 9:36:00 SATải tài liệu dạng .doc
103 KB 24/11/2020 5:18:46 CH
Tham khảo thêm
Chuyên đề: Đọc hiểu truyện kí Việt Nam hiện đại Ngữ văn 8
Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Đọc hiểu văn bản văn học
Suy nghĩ về việc chọn lẽ sống phù hợp
Tóm tắt Chiến thắng Mtao Mxây
Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục
Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
Nghị luận xã hội: Suy nghĩ của em về tình trạng tai nạn giao thông
Bí quyết làm phần đọc hiểu đạt điểm tuyệt đối trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn
Nghị luận về thời gian và tuổi trẻ
Gợi ý cho bạn
Nguyễn Đình Thi cho rằng: Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào
Tổng hợp cấu trúc và từ vựng tiếng Anh lớp 3 Global Success
Dàn ý Thuyết minh một tác giả văn học: nhà thơ Nguyễn Trãi
Được 18-20 điểm khối A1 kỳ thi THPT Quốc gia 2022, nên đăng ký trường nào?
Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai
Chí khí anh hùng
Dàn ý Thuyết minh về một tác giả văn học: Nguyễn Du
Đề thi - Đáp án thi tuyển sinh lớp 10 THPT TP Hà Nội năm 2014 - 2015
Chúc đầu tuần bằng tiếng Anh hay nhất
Mẫu đơn xin học thêm
Thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Thi THPT Quốc gia môn Văn
Lớp 10
Ngữ văn 10
Ngữ văn 10
Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục
Suy nghĩ về việc chọn lẽ sống phù hợp
Nghị luận về thời gian và tuổi trẻ
Tóm tắt Chiến thắng Mtao Mxây
Nghị luận xã hội: Suy nghĩ của em về tình trạng tai nạn giao thông
Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Từ khóa » Các Phép Liên Kết Câu Và Tác Dụng
-
Các Phép Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn Liên Kết ...
-
Một Số Phương Tiện Và Phép Liên Kết Trong Văn Bản
-
Các Phép Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn đã Học Lớp 9
-
Các Phép Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn - Ôn Tập Ngữ Văn Thi ...
-
Phép Liên Kết Là Gì
-
Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn
-
Bài Tập Về Phép Liên Kết Câu Hay Nhất - TopLoigiai
-
[Học Văn 9] Phép Liên Kết Câu Và đoạn Văn - Lớp Văn Cô Thu
-
Các Phép Liên Kết Thường Gặp Trong Câu Văn, đoạn Văn, Bài Văn
-
Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn Là Gì? - Nội Thất Hằng Phát
-
Phép Lặp Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Chỉ Ra Các Phép Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn Trong Những ...
-
Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn
-
Liên Kết Câu Và Liên Kết đoạn Văn Là Gì ? Ví Dụ ? Bài Tập Luyện Tập ?