Cách Nhận Diện Phương Thức Biểu đạt, Thao Tác Phần Đọc Hiểu
Có thể bạn quan tâm
Cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt trong văn bản, phong cách ngôn ngữ, các phép liên kết và thao tác lập luận trong phần Đọc hiểu của các đề thi, đề kiểm tra em nhé:
I. Cách nhận biết phương thức biểu đạt trong văn bản
Phương thức biểu đạt tự sự: Trình bày diễn biến sự việc (kể chuyện)
Phương thức biểu đạt miêu tả: Tái hiện trạng thái sự việc, sự vật, cảnh vật, con người.
Phương thức biểu đạt biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của nhân vật.
Phương thức biểu đạt nghị luận: đưa ra ý kiến đánh giá, bàn luận về vấn đề.
Phương thức biểu đạt thuyết minh: giới điện đặc điểm, phương pháp.
Phương thức biểu đạt hành chính công vụ là trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn (trách nhiệm) giữa người với người.
Xem thêm: Đặc điểm nhận diện các phương thức biểu đạt
II. Cách nhận biết các thao tác lập luận trong văn bản
Thao tác lập luận giải thích: Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu rõ vấn đề.
Thao tác lập luận chứng minh: Đưa ra những ngữ liệu, dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ, một ý kiến để thuyết phục người đọc, người nghe vào vấn đề.
Thao tác lập luận phân tích: Chia đối tượng hay sự vật thành nhiều bộ phận, hoặc yếu tố nhỏ để xem xét từng nội dung và mỗi liên hệ bên trong (ngoài) của đối tượng, sự vật đó.
Thao tác lập luận so sánh: Dùng để đối chiếu hai hay nhiều đối tượng, sự vật hoặc là các mặt của các đối tượng, sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của sự vật mà mình quan tâm.
Thao tác lập luận bác bỏ: Là đưa ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường của mình.
Thao tác lập luận bình luận: Là bàn bạc, đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng .... đúng hay sau, lợi hay hại, .... để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.
Xem thêm: Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
III. Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ
So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc
Ẩn dụ: Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người
Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc
Liệt kê: Diễn tả cụ thể, toàn diện nhiều mặt
Điệp từ/ ngữ/ cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng - tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.
Nói giảm/ nói tránh: Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân trọng
Thậm xưng: Tô đậm, phóng đại về đối tượng
Câu hỏi tu từ: Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định...)
Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên
Phép đối: Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa.
Xem thêm: Các biện pháp tu từ đã học, khái niệm và tác dụng
IV. Cách nhận biết phong cách ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Dùng trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, giàu cảm xúc, ít trau chuốt, dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm, ...
Phong cách ngôn ngữ báo chí: Kiểu diễn đạt dùng các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, báo, internet…)
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn học, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
Phong cách ngôn ngữ chính luận: Dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng trong đời sống.
Phong cách ngôn ngữ khoa học: Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, phần lớn được sử dụng ở dạng viết nhưng cũng có thể ở dạng nói.
Phong cách ngôn ngữ hành chính: Sử dụng các văn bản thuộc linh vực (khoa học) hành chính, giao tiếp, điều hành và quản lý xã hội.
-/-
Trên đây là những dấu hiệu cơ bản nhất để các em có thể nhận biết và lấy điểm phần đọc hiểu văn bản thường có trong đề thi, mong rằng với những kiến thức này sẽ bổ trợ ôn luyện kiến thức ngữ văn 12 tốt nhất!
Từ khóa » Cách Xác định Ptbđ Nghị Luận
-
Đặc điểm Nhận Diện Các Phương Thức Biểu đạt Bạn Cần Ghi Nhớ
-
Phân Biệt Các Phương Thức Biểu đạt Trong Văn Bản - HỌC NGỮ VĂN
-
Đặc điểm Nhận Diện Các Phương Thức Biểu đạt Bạn Cần Ghi Nhớ
-
Cách Xác Định Các Phương Thức Biểu Đạt Trong Văn Học
-
Các Phương Thức Biểu đạt Và Dấu Hiệu Nhận Biết Chuẩn Xác
-
[CHUẨN NHẤT] Cách Xác định Phương Thức Biểu đạt - TopLoigiai
-
Xác định Phương Thức Biểu đạt Chính Trong Văn Bản - TopLoigiai
-
Kỹ Năng Phân Biệt Các Phương Thức Biểu đạt - Novateen
-
Trình Bày Các Phương Thức Biểu đạt Khái Niệm Cách Nhận Diện
-
Cách Xác định Phương Thức Biểu đạt đúng 100%|Học Văn Thầy ...
-
Các Phương Thức Biểu đạt Trong Văn Bản | Luyện Dạng đọc Hiểu
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Các Phương Thức Biểu đạt - Chiase24
-
Phương Thức Biểu đạt Là Gì?
-
Phương Thức Biểu đạt Là Gì? - Luật Hoàng Phi