Cách Nhập Hóa đơn Mua Vào Trên Phần Mềm Misa

Daotaoketoanhn.edu.vn – Hướng dẫn cách nhập hóa đơn mua hàng vào phần mềm MISA như: Hóa đơn mua hàng, hóa đơn mua dịch vụ, phiếu xuất kho trả lại nhà cung cấp, tờ khai hải quan, Chứng từ chi tiền… 

Phân hệ Mua hàng trong MISA SME.NET 2012 giúp doanh nghiệp quản lý chi tiết tình hình mua hàng: số lượng và giá trị của từng mặt hàng, tình hình trả lại, giảm giá cũng như công nợ phải trả, đã trả cho từng hóa đơn, từng nhà cung cấp. Đồng thời, trợ giúp các nhà quản trị thông qua hệ thống các báo cáo mua hàng, công nợ phải trả (theo nhà cung cấp, theo hóa đơn)…

Video hướng dẫn cách nhập hóa đơn mua hàng trong Misa

Đầu vào:

Hóa đơn mua hàng Hóa đơn mua dịch vụ Phiếu xuất kho trả lại nhà cung cấp Tờ khai hải quan Chứng từ chi tiền

Xem thêm:

  • Cách nhập hóa đơn bán hàng vào phần mềm MISA
  • Lớp học thực hành kế toán Misa tốt nhất
  • Địa chỉ mua phần mềm kế toán Misa

Các tính năng chính:

Cho phép quản lý mua hàng theo nhiều hình thức:

– Quản lý theo hàng mua về nhập kho hay hàng mua xuất dùng ngay. – Theo dõi mua hàng trong nước và mua hàng nhập khẩu – Lập đơn đặt hàng gửi nhà cung cấp. Cho phép theo dõi tiến độ thực hiện của các đơn đặt hàng: hàng hóa thực tế đã nhận, hàng hóa thực tế chưa nhận…

Cho phép theo dõi mua dịch vụ:

Cho phép quản lý các thông tin chi tiết khi mua hàng hóa, dịch vụ

– Theo dõi vật tư, hàng hóa theo mã quy cách như: số IMEI, số Serial Number, số khung, số máy, số SIM… – Tự động tính toán và lên tờ khai các loại thuế: Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế nhập khẩu. – Theo dõi hàng loạt các thông tin khác có liên quan như Mục thu/chi, Khoản mục chi phí, Phòng ban, Hợp đồng…ngay trên phiếu nhập

Cho in hàng loạt Phiếu nhập kho, Phiếu chi, Hóa đơn mua hàng…theo nhiều mẫu khác nhau

Cho phép theo dõi chi phí mua hàng

– Tự động phân bổ chi phí mua hàng cho từng mặt hàng theo nhiều tiêu thức khác nhau : Phân bổ theo số lượng, giá trị…

Cho phép theo dõi các hóa đơn chưa nhận trong trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau

– Lập và theo dõi các phiếu nhập kho với các trường hợp hàng về trước, hóa đơn về sau. – Theo dõi tình hình nhận hóa đơn theo từng nhà cung cấp để lên các bảng kê thuế

Cho phép theo dõi tình hình hàng mua trả lại, hàng mua giảm giá

– Thực hiện trả lại, giảm giá hàng mua của nhiều chứng từ mua hàng – Lấy đơn giá từ chứng từ mua hàng tương ứng hoặc nhập trực tiếp bằng tay – Theo dõi theo mã quy cách như: số IMEI, số Serial Number, số khung, số máy, số SIM… của hàng mua trả lại – Xuất hóa đơn hàng mua trả lại để giảm trừ công nợ với nhà cung cấp, giảm thuế đầu vào và lập phiếu xuất kho trả lại hàng

Cho phép theo dõi công nợ, tình hình trả tiền nhà cung cấp

– Theo dõi công nợ nhà cung cấp chi tiết theo từng hóa đơn, theo thời hạn và điều khoản thanh toán – Thanh toán với nhà cung cấp theo nhiều phương thức: tiền mặt, tiền gửi, thẻ tín dụng – Tự động sinh các chứng từ chi tiền khi thực hiện trả tiền nhà cung cấp

Chúc các bạn thành công!

Bài viết liên quan:

  • Cách nhập hóa đơn bán hàng vào phần mềm Misa
  • Hướng dẫn cách kết chuyển lãi lỗ trên phần mềm Misa
  • Hướng dẫn sử dụng phân hệ kho trên phần mềm Misa
  • Hướng dẫn thực hành trên phân hệ thuế phần mềm Misa

Từ khóa » Cách Xem Chứng Từ Mua Hàng Trên Misa