Cách Nhìn đèn Tín Hiệu Giao Thông Theo Quy định Năm 2022 - Luật Sư X

Đèn tín hiệu giao thông là một dạng báo hiệu đường bộ được dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có mật độ tham gia giao thông lớn, thường được đặt tại các ngã ba, ngã tư,… Đèn giao thông là một loại báo hiệu đường bộ quan trọng không những an toàn cho các phương tiện mà còn giúp giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm được lắp ở tâm giao lộ hoặc trên vỉa hè. Đèn tín hiệu giao thông có thể hoạt động tự động hay cảnh sát giao thông điều khiển phân luồng. Cùng Luật sư X tìm hiểu về cách nhìn đèn tín hiệu giao thông qua bài viết dưới đây.

Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông

Hệ thống đèn tín hiệu giao thông chính bao gồm bộ ba đèn: xanh, đỏ, vàng.

Ngoài đèn tín hiệu ba màu, còn có loại đèn tín hiệu hai màu xanh và đỏ dùng để đặt ở nơi giao nhau giữa đường bộ với đường sắt, bến phà hay những loại đường khác với ý nghĩa tương tự.

Nhằm để bổ sung ý nghĩa cho nhóm đèn tín hiệu chính, người ta sử dụng thêm hệ thống đèn báo hiệu phụ.

  • Đèn thời gian đếm ngược: Thể hiện thời gian có hiệu lực của các loại đèn giao thông chính.
  • Đèn chữ thập màu đỏ: Thường kết hợp chung với đèn báo chính màu đỏ, gắn ở vị trí cao hơn hoặc sau lưng đèn đỏ, giúp người lái xe có thể quan sát được từ xa.
  • Đèn tín hiệu mũi tên: Có ý nghĩa thể hiện chiều được đi hoặc không được đi của các phương tiện giao thông, trong đó:
  1. Đèn mũi tên xanh bật sáng: Tất cả các phương tiện di chuyển theo hướng mũi tên đều được phép đi. Trường hợp mũi tên xanh có gắn với một phương tiện nào đó thì chỉ phương tiện đó mới được đi.
  2. Đèn mũi tên đỏ bật sáng: Tất cả các phương tiện di chuyển theo chiều mũi tên đều không được phép đi.
  • Đèn tín hiệu dành cho người đi bộ: Đèn cho người đi bộ có ba màu xanh, đỏ vàng với ý nghĩa lần lượt là:
  1. Đèn xanh: Được phép qua đường.
  2. Đèn đỏ: Không được phép qua đường.
  3. Đèn vàng nhấp nháy: Sắp hết thời gian được phép qua đường.

Quan sát đèn tín hiệu giao thông

Theo quy định tại Quy chuẩn 41:2019 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 54/2019/TT-BGTVT có quy định ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

Trường hợp đèn tín hiệu giao thông tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

  • Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  • Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
  • Hiệu lệnh của biển báo hiệu.
  • Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Người tham gia giao thông điều khiển phương tiện giao thông khi thấy đèn tín hiệu như sau:

Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông theo quy định năm 2022
Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông theo quy định năm 2022

– Đèn xanh: được phép đi.

– Đèn vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ.

  • Khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
  • Tín hiệu vàng nhấp nháy: báo hiệu được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

– Đèn đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Đèn tín hiệu phụ hình mũi tên

Ngoài đèn tín hiệu chính ở trên thì tùy thuộc vào nút giao thông khác nhau mà được bổ sung thêm một số đèn phụ phù hợp. Có 2 dạng: đèn phụ có hình mũi tên, đèn phụ hình một loại phương tiện.

– Đèn phụ hình mũi tên

Nếu ở cột đèn tín hiệu giao thông chính được lắp đặt thêm tín hiệu đèn phụ hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện tham gia giao thông chỉ được phép di chuyển khi tín hiệu đèn phụ hình mũi tên bật sáng. Tín hiệu phụ hình mũi tên cho phép rẽ trái cũng đồng nghĩa với việc được phép quay đầu.

Trong trường hợp đèn phụ mũi tên màu xanh bật sáng cùng tín hiệu đèn vàng hoặc đèn đỏ thì người điều khiển phương tiện giao thông các loại được phép đi theo hướng của mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đến từ các hướng khác đang được ưu tiên đi.

Trong trường hợp đèn phụ mũi tên màu đỏ bật sáng cùng với tín hiệu đèn chính màu xanh thì người điều khiển phương tiện không được đi theo hướng tín hiệu đèn mũi tên. Người tham gia giao thông cần phải chú ý để đi đúng làn đường chờ rẽ cho hướng đường bị cấm.

– Đèn phụ hình một loại phương tiện

Đèn phụ của một loại phương tiện giao thông nào màu xanh thì chỉ loại phương tiện đó được phép đi.Còn khi đèn phụ của một loại phương tiện màu đỏ sáng cùng lúc với màu xanh của cột đèn giao thông chính thì loại phương tiện đó không được đi.

Đèn hai màu dành cho người đi bộ

Đối với người đi bộ chỉ được phép qua đường khi tín hiệu đèn xanh bật sáng và đi trên vạch đinh gắn trên đường hoặc vạch sơn. Lưu ý khi đèn xanh nhấp nháy liên tục nghĩa là báo hiệu tín hiệu đèn sắp chuyển sang đỏ, lúc này không được đi ngang qua đường.

Loại đèn hai màu xanh và đỏ không nhấp nháy dùng để điều khiển giao thông ở những nơi giao nhau với đường sắt, bến phà, cầu cất, dải cho máy bay lên xuống ở độ cao không lớn… Đèn xanh bật sáng: cho phép các phương tiện giao thông được đi. Đèn đỏ bật sáng: thì dừng lại, cấm đi. Hai đèn xanh và đỏ không được cùng bật sáng một lúc.

Ngoài ra đối với loại đèn đỏ hai bên thay nhau nhấp nháy nơi giao nhau với đường sắt, khi bật sáng thì mọi phương tiện phải dừng lại và chỉ được đi khi đèn tắt. Để gây chú ý, ngoài đèn đỏ nhấp nháy còn trang bị thêm chuông điện hoặc tiếng nói nhắc nhở có tàu hỏa.

Mời bạn xem thêm:

  • Vi phạm giao thông có thể bị phạt đến 75 triệu đồng từ năm 2022?
  • Tại sao đèn tín hiệu giao thông lại có màu đỏ vàng và xanh?

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tạm dừng công ty, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Điều khiển xe ô tô không chấp hành theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị xử phạt bao nhiêu?

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu giao thông?

Căn cứ theo điều 13 Thông tư 54/2019/TT-BGTVT  ban hành mới Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ  quy định về vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu theo quy chuẩn của Bộ giao thông vận tải như sau:-Vị trí của mặt đèn quay về hướng đi của người tham gia giao thông.– Khi đèn bố trí theo chiều thẳng đứng trên cột đặt trên lề đường, dải phân cách, đảo giao thông: chiều cao vị trí thấp nhất của đèn từ 1,7m đến 5,8m, khoảng cách từ bộ đèn đến mép phần đường xe chạy từ 0,5 đến 2m.-Khi đèn được đặt theo chiều ngang trên cần vươn thì chiều cao tối thiểu là 5,2 m, tối đa là 7,8m tính từ điểm thấp nhất của đèn đến mặt đường hoặc mặt vỉa hè;-Đèn được bố trí sao cho người tham gia giao thông nhìn thấy được từ xa đủ để giảm tốc độ và dừng xe được an toàn. Trong một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt đèn trên cột điện hoặc những vật kiến trúc nhưng phải đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật đặt đèn về vị trí, độ cao, khoảng cách nhìn thấy đèn theo Quy chuẩn này và đảm bảo thẩm mỹ.-Đèn tín hiệu đặt trên từng nhánh đường ngay trước nút giao theo chiều đi; Tùy từng trường hợp, có thể bổ sung đèn tín hiệu trên cột cần vươn hoặc giá long môn phía bên kia nút giao theo chiều đi để nhắc lại và thuận tiện cho việc quan sát.-Ở trong khu đông dân cư, khu đô thị có đường chật hẹp, đèn có thể bố trí trên thân cột thẳng đứng đặt bên đường về phía tay phải của chiều đường theo quy định tại điểm 13.3.1 khoản 13.3 Điều này ngay trước vạch dừng.– Độ lớn (kích thước) và độ sáng của đèn tín hiệu phải được thiết kế phù hợp với điều kiện khai thác đặc biệt phải nhìn thấy được trong điều kiện người tham gia giao thông bị ngược ánh sáng mặt trời.

Mức phạt không chấp hành tín hiệu đèn giao thông xe máy

Khi phạm vào lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông xe máy thì bạn sẽ bị áp dụng các biện pháp sau đây: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » đèn Tín Hiệu