Cách Nhìn Mới Về Xơ Vữa động Mạch

Video

Xem thêm tin
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Cách nhìn mới về xơ vữa động mạch 09:32 AM 24/05/2017 Xơ vữa động mạch chỉ xảy ra ở các động mạch lớn và vừa, không xảy ra ở các động mạch có áp lực thấp như động mạch phổi, hay ở các động mạch nhỏ và tĩnh mạch. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là bệnh động mạch vành và bệnh mạch máu não. Xơ vữa động mạch là hiện tượng dày và cứng lên của thành các động mạch có khẩu kính lớn và trung bình, là nguyên nhân gây nên thiếu máu cục bộ cơ tim, các cơn đột qụy do thiếu máu cục bộ não (nhồi máu não), bệnh mạch máu ngoại biên, phình động mạch chủ bụng... Trước hết vì một lý do nào đó làm cho các tế bào nội mạc động mạch bị tổn thương, mất chức năng bảo vệ thành mạch. Nguyên nhân gây tổn thương tế bào nội mạc có thể do ảnh hưởng của dòng máu có áp lực cao liên tục tác động đến như: trong bệnh tăng huyết áp, do ảnh hưởng của thuốc lá, một số thuốc và hóa chất, thức ăn, rối loạn lipid máu, nhiễm khuẩn và virút, các yếu tố miễn dịch... Khi bị tổn thương, các tế bào nội mạc tại chỗ mất khả năng tiết ra prostacyclin. Tiểu cầu lập tức tách ra khỏi dòng máu để tập trung vào chỗ đó và kết dính lại, phóng thích ra nhiều chất trong đó có yếu tố tăng trưởng, yếu tố này kích thích sự di chuyển của các tế bào cơ trơn ở lớp trung mạc ra lớp nội mạc và phát triển mạnh tại đó. Các bạch cầu đơn nhân từ dòng máu cũng đến ngay chỗ tổn thương và được chuyển dạng thành đại thực bào. Các đại thực bào này “ăn” các LDL-C và trở thành các “tế bào bọt” tích đầy mỡ. Đến khi quá tải, các tế bào này bị vỡ và đổ cholesterol ra ngoài làm cho lớp dưới nội mạc dày lên tạo nên các vạch lipid hay các mảng xơ vữa đặc trưng của bệnh.

Xơ vữa động mạch hình thành từ khi nào? Tỉ lệ bị xơ vữa động mạch liên quan trực tiếp đến tuổi. Một số nghiên cứu cho thấy quá trình xơ vữa động mạch có thể xảy ra từ rất sớm trong những năm đầu tiên của đời người, thậm chí có tác giả còn thấy hiện tượng xơ vữa động mạch xuất hiện ở ngay trong thời kỳ bào thai. Các tổn thương trung gian được hình thành vào những năm 30 của đời người và từ 40 tuổi đã hình thành các mảng xơ vữa thực sự và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim. Từ 50 tuổi trở đi, quá trình xơ vữa động mạch tiếp tục tiến triển trở nên trầm trọng hơn và gây ra các biến chứng như bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh mạch máu não... Có tới 17% người dưới 20 tuổi bị xơ vữa động mạch, tỉ lệ này là 37% ở người có độ tuổi từ 20 - 29, 60% ở người có độ tuổi từ 30 - 39, 71% ở người có độ tuổi từ 40 - 49 và 85% ở người có độ tuổi từ 50 trở lên. Cholesterol là gì? Cholesterol (hay mỡ trong máu) là chất béo dính giống như sáp được tạo ra từ gan để phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Cơ thể chúng ta cần cholesterol để: - Duy trì thành của tế bào được khỏe mạnh. - Tạo kích thích tố để giúp quá trình trao đổi các chất trong cơ thể. - Tạo vitamin D cần thiết cho cơ thể qua ánh sáng mặt trời. - Tạo mật xanh (bile axít) để yểm trợ việc tiêu hóa chất béo. Tuy nhiên, đôi khi cơ thể chúng ta tạo ra nhiều cholesterol hơn nhu cầu chúng ta cần. Thêm vào đó, những thức ăn hằng ngày của chúng ta như: thịt, xúc xích, patê, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, thức ăn chế biến, bánh ngọt và các sản phẩm từ sữa... đều có chứa cholesterol. Mức độ cholesterol cao trong máu có thể làm tắc nghẽn mạch máu và làm tổn thương các bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim (bệnh nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch vành tim) và não (tai biến mạch máu não). Các loại mỡ cholesterol: - Cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) được gọi là cholesterol tốt, nó giúp loại bỏ các chất béo ra khỏi cơ thể thông qua gan. Nếu quý vị có một mức độ HDL cholesterol cao trong máu, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ được giảm. - Cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) được biết đến là cholesterol xấu, bởi vì nó có thể dẫn đến sự gia tăng cholesterol trong động mạch. Nếu quý vị có hàm lượng LDL cholesterol cao trong máu, nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên. - Triglyceride là một loại chất béo trung tính trong máu. Nếu cả hai lượng triglyceride và LDL đều cao, nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim (heart attack) và tai biến mạch máu não (stroke) càng cao. Béo phì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. “Cân nặng nên có” của mỗi người thường ở vào độ tuổi 25 - 30. Hiện nay, WHO thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index- BMI) để nhận định tình trạng gầy béo.

Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi... còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như: rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp... và ung thư. Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tăng lên với tốc độ báo động không những ở các quốc gia phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển. Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Tại các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Ở Việt Nam tỉ lệ thừa cân và béo phì khoảng 5,6%, 6,5% ở các thành phố lớn; 10,7% ở lứa tuổi 15 - 49 và 21,9% ở lứa tuổi 40 - 49. Tỉ lệ béo phì ở trẻ học sinh tiểu học Hà Nội là 4,2% (2013) và 12,2% ở TP.HCM (2013). Béo phì là điều kiện sức khỏe mà trong đó lượng chất béo trong cơ thể tích lũy quá nhiều đến mức mà nó gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nó được xác định bằng chỉ số BMI và hơn nữa là được đánh giá qua sự phân bố mỡ thông qua tỉ lệ eo - hông và tổng các yếu tố rủi ro về tim mạch. BMI có quan hệ gần gũi với tỉ lệ mỡ trong cơ thể và tổng lượng mỡ trong cơ thể. BMI được tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (mét) theo công thức:

Với W là cân nặng và H là chiều cao. Một số yếu tố nguy cơ của thừa cân - béo phì Khẩu phần và thói quen ăn uống: Khi chế độ ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu, nếp sống làm việc tĩnh lại, ít tiêu hao năng lượng sẽ làm cân nặng cơ thể tăng lên. Nhiều người thường khó kiểm soát chế độ ăn của mình. Các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ cần ăn dư ra 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân mặc dù số calo này nhỏ có thể không nhận ra dễ dàng, nhất là khi ta ăn những thức ăn giàu năng lượng. Các loại thức ăn giàu chất béo thường ngon miệng nên người ta dễ bị ăn quá thừa mà không biết. Mỡ có độ năng lượng cao gấp 2 lần đường, lại cần ít calo hơn để dự trữ dưới dạng triglyxeride, trong khi đó đường cần năng lượng để chuyển thành axít béo tự do trước khi dự trữ. Vì vậy, khẩu phần ăn nhiều mỡ dẫn đến thừa calo và tăng cân. Các chất sinh năng lượng có trong thức ăn như: protit, lipid, gluxit trong thức ăn đều chuyển nhanh thành chất béo dự trữ. Như vậy, một khẩu phần không chỉ nhiều chất béo mới gây béo mà ăn quá nhiều tinh bột, đường, đồ ngọt đều gây béo. Các thói quen khác như: ăn nhiều cơm, ăn nhiều vào bữa tối, thích ăn các thức ăn chứa nhiều năng lượng (đường mật, nước ngọt, thịt mỡ, dầu mỡ...), thích ăn các món ăn xào rán cũng là những thói quen không tốt có thể dẫn đến nguy cơ bị béo phì. Hoạt động thể lực: Hoạt động thể lực tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng lượng tiêu hao và năng lượng nạp vào cơ thể do đó có vai trò hết sức quan trọng đối với tình trạng thừa cân - béo phì. Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ thể chuyển hóa tích cực. Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỉ lệ béo phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống tĩnh lại.

Tăng cường vận động Một điểm đáng lưu ý là những người hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng nhưng khi điều kiện làm việc thay đổi và lối sống thay đổi, hoạt động thể lực giảm, nếu vẫn giữ thói quen ăn nhiều họ thường dễ bị béo. Điều này giải thích cho hiện tượng béo phì ở tuổi trung niên, các vận động viên sau khi giải nghệ hay những công nhân lao động chân tay sau khi về hưu. Chỉ cần ăn dư ra 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân mặc dù số calo này nhỏ có thể không nhận ra dễ dàng Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với béo phì. Theo Grant và Clark (1976), trẻ có cha mẹ béo phì thường bị béo phì. Một nghiên cứu ở Thái Lan trên trẻ từ 6 - 13 tuổi (1996) cho thấy tỉ lệ con cái có cha mẹ béo phì bị béo phì nhiều hơn gấp 3,1 lần so với những trẻ em có cha mẹ không bị béo phì. Trong số trẻ béo phì, khoảng 80% có cha hoặc mẹ bị béo phì, 30% có cả cha và mẹ bị béo phì. Gia đình có nhiều cá nhân bị béo phì thì nguy cơ béo phì cho những thành viên khác là rất lớn. Tuy nhiên trên cộng đồng, vai trò của yếu tố di truyền này không lớn. Mặt khác, một gia đình có nhiều thành viên bị béo phì có thể còn liên quan đến chế độ ăn uống chung của toàn hộ gia đình đó. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng xác định xem nguyên nhân của tình trạng béo phì có tính gia đình là do di truyền hay do môi trường. Hiện nay người ta đã có những bằng chứng kết luận rằng: béo phì thường do yếu tố môi trường tác động lên những cá thể có khuynh hướng di truyền. Và dinh dưỡng giữ vai trò hàng đầu trong số các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hiện tượng thừa cân - béo phì. Yếu tố kinh tế: Ở các nước đang phát triển, kinh tế còn nghèo, tỉ lệ người béo ở tầng lớp nghèo thường thấp. Nguyên nhân chính là do nguồn cung cấp thực phẩm còn hạn chế, năng lượng tiêu hao nhiều không chỉ do lao động chân tay nặng nhọc mà tiêu hao năng lượng còn tăng lên do đi lại chủ yếu bằng phương tiện thô sơ hay đi bộ. Ngược lại, ở cộng đồng có điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn, tỉ lệ béo phì thường cao hơn. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết như vậy. Hiện tượng “gánh nặng kép” đã xuất hiện ở nhiều nước châu Á nghĩa là tồn tại đồng thời cả tình trạng thừa cân - béo phì và cả suy dinh dưỡng, thậm chí thừa cân - béo phì gặp không ít ở các cộng đồng nghèo. Điều này gắn liền với quá trình đô thị hóa đã quan sát thấy ở nhiều nước đang phát triển. Nguy cơ: Béo phì có thể ảnh hưởng đến tim, phổi, khớp xương và xương. Có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như: - Tăng huyết áp. - Đái tháo đường. - Bệnh tim. - Tai biến mạch máu. - Các bệnh hô hấp. - Bệnh tĩnh mạch. - Bệnh xương khớp. - Bệnh ung thư. Những điều không thể đang trở thành có thể Trước đây xơ vữa động mạch thường được xem là một bệnh tiến triển mạn tính đặc trưng bởi sự tích tụ liên tục của các mảng xơ vữa trong thành động mạch. Trong 2 thập kỷ vừa qua đã có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng nhằm hạn chế sự tiến triển của quá trình xơ vữa động mạch như thay đổi lối sống, sử dụng các thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi..., nhưng đáng chú ý nhất là các thuốc điều chỉnh rối loạn lipid máu, đặc biệt là thuốc ức chế sản xuất 3-hydroxy-3-methylglutaryl CoA (statin). Song song với các nghiên cứu lâm sàng, các nghiên cứu hình ảnh đã đánh giá hiệu quả điều trị chống xơ vữa động mạch trên sự tiến triển của quá trình này. Các nghiên cứu ban đầu sử dụng phương pháp chụp động mạch vành định lượng hay siêu âm động mạch cảnh để đánh giá sự tiến triển của quá trình xơ vữa động mạch. Gần đây, phương pháp siêu âm trong lòng mạch đã nổi lên với những ưu thế vượt trội trong đánh giá sự tiến triển của quá trình xơ vữa động mạch vành. Siêu âm trong lòng mạch là phương pháp đánh giá chính xác nhất trong xác định sự thay đổi của mảng xơ vữa qua quá trình điều trị. Các nghiên cứu với siêu âm trong lòng mạch cho thấy có thể làm chậm hay làm ngừng lại quá trình xơ vữa động mạch khi điều trị bằng statin liều cao. Tuy nhiên, không có một nghiên cứu lớn nào đưa ra các bằng chứng cho thấy có sự thoái triển của mảng xơ vữa động mạch được đánh giá bằng siêu âm trong lòng mạch. Theo kinh điển, xơ vữa động mạch là một quá trình bệnh lý tiến triển không thể thay đổi được, do vậy thậm chí với các phương pháp điều trị tích cực nhất cũng chỉ có thể làm chậm quá trình tiến triển này mà thôi. Nhưng các biện pháp điều trị mới đã làm thay đổi cách nhìn nhận của chúng ta về căn bệnh này. Như vậy, xơ vữa động mạch không còn là một bệnh tiến triển tự nhiên, lâu dài và ngày một nặng dần nữa. Đây cũng là một minh chứng hùng hồn rằng với một chiến lược điều trị lý tưởng hơn, trong đó làm giảm lipid máu một cách tích cực hơn có thể làm đảo ngược quá trình xơ vữa động mạch. Phòng ngừa - Tập thể dục ít nhất 3 lần (ít nhất 30 phút) mỗi tuần. - Tăng cường vận động: đi bộ, chơi thể thao, làm vườn... - Bỏ thuốc lá. - Ăn nhiều trái cây và rau. - Uống ít rượu. Theo SKĐS online Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    14:14 07/07/2019
    Chăm sóc người bị cảm cúm

    Chăm sóc người bị cảm cúm

    13:46 21/12/2018
    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    03:08 12/07/2018

Từ khóa » Xơ Vữa Mạch Máu Não Là Gì