Cách Niệm Phật Trước Khi Ngủ: Nhất Tâm Niệm Phật Sao Cho đúng

Niệm Phật là một trong những phương pháp hữu hiệu để lấy lại tinh thần, tĩnh tâm khép lại sau một ngày dài mệt mỏi. Cùng Đồ thờ Huyền Đức tìm hiểu Cách niệm Phật trước khi ngủ thế nào nhé.

Cách niệm phật trước khi đi ngủ
Cách niệm phật trước khi đi ngủ

Ý nghĩa của niệm Phật trước khi ngủ

Trong cuộc sống xô bồ, chắc hẳn ai cũng có lần bị những điều phàm trần làm cho mê muội, cho dù tâm vô tình bị vấy bẩn, cũng chẳng khác nào nước bị bùn nhơ làm ngầu đục. Muốn nước đục hóa khơi trong, chẳng còn cách nào khác hay hơn cho thêm chút phèn để các chất cặn, dơ dần lắng xuống, thì nước mới trong, mới xanh trở lại. Phương pháp niệm Phật cũng vậy, niệm Phật mang lại công năng trừ phá các vọng niệm đen tối trong tâm mỗi người, làm cái tâm đang mê muội bỗng chợt bừng sáng, được gạn đục khơi trong.

Khi miệng tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tay gõ mõ, đánh chuông, lần chuỗi thì tâm trí được gột rửa, bay đi suy nghĩ tà dâm, đê hèn, bất chính, ghi vào lòng mình hình ảnh Đức Phật để noi gương ngài, mở rộng lòng mình rộng lượng chúng sinh. Đến khi thôi tụng niệm, trở lại sinh hoạt bình thường cũng phải nhớ hành thiện, sao cho lời nói hành động đi liền với nhau. Không thể mồm tụng kinh niệm Phật mà làm những chuyện trái lương tâm

Cách niệm Phật trước khi ngủ

Cách niệm Phật trước khi ngủ: Nhất tâm niệm Phật

Trích yếu sách Tử Bách Lão Nhân Tập của đại sư Tử Bách Ðạt Quán đời Minh:

“Nhất tâm là chỉ có một tâm niệm Phật. Nếu nhắm mắt liền quên thì niệm Phật như vậy dù có niệm một vạn năm cũng vô ích! Cần phải trong lúc ngủ cũng niệm Phật chẳng gián đoạn thì mới có phần thoát khổ nổi!

Nếu trong giấc ngủ chẳng niệm Phật được, quên mất đi thì khi mở mắt ra liền buồn khóc, nhỏm dậy ngay, đến ngay trước đức Phật dập đầu đến chảy cả máu, hoặc niệm ngàn tiếng, vạn tiếng, dốc cạn hết sức chính mình mới thôi. Làm như thế chừng hai ba chục lần thì tự nhiên trong khi ngủ mê mệt, niệm Phật cũng chẳng bị gián đoạn.

Người đời niệm Phật hoặc là hai, ba chục năm hoặc suốt đời niệm Phật mà đến lúc lâm chung lại thành vô dụng là do lúc ngủ nghỉ chẳng hề có ý niệm nhớ đến Phật. Người sống như đang tỉnh, người chết như mộng; bởi vậy, người nào trong mộng vẫn niệm Phật thì lúc lâm chung tự nhiên chẳng loạn vậy! Muốn khám nghiệm một cách chính xác xem mình niệm Phật có chơn thật hay không thì chỉ cần quan sát lúc mình hoan hỷ và phiền não thì biết rõ ràng ngay là Tâm mình chơn thật hay giả dối.

Ðại để, người Chơn Tâm Niệm Phật dù là lúc hoan hỷ hay phiền não thì tất nhiên vẫn “Niệm Niệm chẳng gián đoạn vì phiền não chẳng lay động người đó nổi, hoan hỷ cũng chẳng lay động người đó được” Phiền não lẫn hoan hỷ đều đã chẳng lay động nổi người đó thì trong cảnh sanh tử sẽ tự nhiên chẳng hoảng sợ. Nay người niệm Phật vừa mới gặp phải chút vui mừng, giận hờn đã vứt A Di Ðà Phật ra sau ót thì sao mà niệm Phật được linh nghiệm cơ chứ?

Nếu làm theo cách niệm Phật của tôi, thật sự có thể chẳng quên mất câu A Di Ðà Phật trong lúc yêu ghét, thế mà chẳng được lợi ích gì trong cuộc sống hằng ngày cũng như khi lâm chung chẳng được vãng sanh thì cái lưỡi của tôi ắt sẽ bị gãy nát vậy!

Nhận định: Pháp này rất diệu, muốn khám nghiệm “Tâm Niệm Phật” là chơn thật hay giả dối chỉ cần xét trong lúc hoan hỷ hay phiền não. Nếu như trong giấc ngủ, việc niệm Phật bị gián đoạn thì hãy nên dũng mãnh tinh tấn làm theo cách này thì hiện tại sẽ được lợi lạc, lâm chung tự được vãng sanh”.

Tịnh tâm khi ngủ

Niệm Phật trước khi ngủ không có gì khó, đầu tiên bạn chỉ phải nhập Tâm câu Kinh Quán. Nam Mô Viên Thông Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Quán Thế Quán Tự Đị Bồ Tát Ma Ha Tát.

Khi quý vị và các bạn đã nhập Tâm được câu Kinh trên chúng ta có thể tiến hành thực tập ngay trước khi ngủ.

Những lưu ý khi niệm Phật tại nhà trước khi ngủ:

Không luyện tập trong tình trạng say xỉn bia rượu

Động tác: Mặc quần áo vừa đủ ấm, nằm ngay ngắn trên giường, hay tay để lỏng tự nhiên dọc thân. Dùng mũi hít thật sâu khí vào bụng (hít đúng sẽ thấy bụng dưới căng cứng là được) kế ngay đó thở phào hết khí từ trong bụng ra bằng miệng. Quan trọng: không thở quá chậm và quá gấp mà thở tự nhiên. Lặp lại đúng 3 lần: hít bằng mũi – thở ra bằng miệng. Khi chút hết khí từ bụng qua miệng chúng ta có cảm tưởng như mình đã tự nguyện chút hết những vui buồn, mệt nhọc… trong ngày. Vẫn nằm ngay ngắn, mắt từ từ nhắm lại, và lúc này dùng ý niệm để đọc thầm câu Kinh Quán Âm đã học nhập Tâm.

Lưu ý: Không đọc to để tránh ảnh hưởng người khác, ban đầu nhẩm nhỏ bằng miệng, khi đã quen và nhập Tâm chỉ cần tụng thầm từ Tâm tụng ra.

Niệm Phật trước khi ngủ bạn có thể gặp phải những vấn đề sau:

Càng tụng càng thấy Tâm loạn động

Tụng Kinh với ý niệm cầu mong cho mình chóng ngủ

Tụng được một hai hồi đã thấy nản, không muốn tụng nữa

Vừa tụng vừa suy nghĩ liên miên

Tụng nhưng nảy sinh hoài nghi câu Kinh không có tác dụng

Biện pháp khắc chế

Khi thở ra bằng mũi, thở ra bằng miệng là chúng ta đã tự tâm muốn trút bỏ tất cả những phiền não trong ngày để tìm cho mình một giấc ngủ ngon giấc, việc không thể ngủ là do tâm bị loạn động, mải mê đeo đuổi theo những cảnh loạn động xảy ra mãi không ngừng, trong khi đó bản tâm của con người vốn dĩ thanh tịnh.

Theo kinh nghiệm đúc kết: thông thường khi chúng ta nhập Tâm được câu Kinh và nhất tâm tụng (tụng thầm) câu Kinh trên thì trong khoảng thời gian từ 3-5 phút tự trong ý niệm của chúng ta sẽ thấy tiếng câu Kinh vang lên từ trong Tâm ngày càng tròn-sáng và nếu cứ tiếp tục tụng thì ý niệm tròn-sáng đó ngày một rõ dần và cơ thể dần sẽ lâng lâng nhẹ bẫng và thiếp đi.

Các bài viết liên quan:

Từ khóa » Cách Niệm Phật Mỗi Ngày