Cách Nong Bao Quy đầu Cho Bé Và Những Lưu ý Khi Thực Hiện?

Nhiều cha mẹ vẫn chưa biết cách nong bao quy đầu cho bé trai như thế nào cho đúng cách, khiến cho bé bị chảy máu, đau trong quá trình thực hiện. Cha mẹ cần lưu ý rằng, việc nong bao quy đầu cần phải thực hiện kiên trì, không nên nóng vội, mỗi trường hợp cũng cần có những cách xử trí khác nhau.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Giúp cha mẹ tìm hiểu cách nong bao quy đầu cho bé
    • 1.1 Phương pháp nong bao quy đầu cho bé trai là gì?
    • 1.2 Nên thực hiện nong bao quy đầu cho bé ở đâu?
  • 2. Những trường hợp nào có thể áp dụng phương pháp nong bao quy đầu?
  • 3. Những lợi ích khi thực hiện nong bao quy đầu cho bé?
    • 3.1 Cải thiện tình trạng hẹp bao quy đầu bẩm sinh
    • 3.2 Nong bao quy đầu giúp tránh viêm nhiễm đường sinh dục ở trẻ
    • 3.3 Hạn chế cho bé tránh trường hợp phải cắt bao quy đầu
  • 4. Khi nong bao quy đầu cho bé tại nhà cha mẹ cần lưu ý điều gì?

1. Giúp cha mẹ tìm hiểu cách nong bao quy đầu cho bé

1.1 Phương pháp nong bao quy đầu cho bé trai là gì?

Nong bao quy đầu cho bé trai là phương pháp giúp điều trị bảo tồn trong việc điều trị tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý ở trẻ nhỏ.

Phương pháp nong bao quy đầu ở trẻ được thực hiện bằng tay tương đối đơn giản và dễ thực hiện: Cha mẹ có thể dùng tay vuốt nhẹ nhàng thân dương vật của trẻ cho đến khi cương cứng. Sau đó dùng ngón tay kéo vùng bao da vuốt nhẹ phần quy đầu về phía sau cho đến khi cảm thấy đau thì dừng lại.

Một số trường hợp trẻ bị nghẹt bao quy đầu, cha mẹ có thể dùng thuốc bôi hỗ trợ nhằm làm giãn phần da bao quy đầu,  góp phần làm giảm thiểu đau đớn trong quá trình thực hiện cho trẻ.

1.2 Nên thực hiện nong bao quy đầu cho bé ở đâu?

Thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ thực hiện điều trị bảo tồn bằng cách tự nong bao quy đầu cho bé tại nhà. Nếu việc điều trị bảo tồn thất bại thì trẻ mới cần phải can thiệp phẫu thuật tại bệnh viện.

Nhiều cha mẹ vẫn chưa biết cách nong bao quy đầu cho bé trai như thế nào cho đúng cách, khiến cho bé bị chảy máu, đau trong quá trình thực hiện.

Nhiều cha mẹ vẫn chưa biết cách nong bao quy đầu cho bé trai như thế nào cho đúng cách, khiến cho bé bị chảy máu, đau trong quá trình thực hiện.

2. Những trường hợp nào có thể áp dụng phương pháp nong bao quy đầu?

Trên thực tế tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh không phải bệnh lý nguy hiểm. Đa số trường hợp các trường hợp hẹp bao quy đầu sẽ tự khỏi và trở lại bình thường khi trẻ lớn lên, trưởng thành.

– Nếu trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu mà không có bất kỳ biến chứng nào thì cha mẹ nên bắt đầu bằng các cách điều trị tại nhà cho bé.

– Với các trường hợp trẻ em dưới 3 tuổi, có hiện tượng hẹp bao quy đầu sinh lí, cha mẹ có thể tự nong bao quy đầu cho bé mà không cần nong tại bệnh viện. Cha mẹ chỉ cần tuột nhẹ bao quy đầu về phía sau để trẻ đi tiểu dễ dàng hơn và nong bao quy đầu cho trẻ khi tắm để giúp việc vệ sinh được đảm bảo.

– Ở một số trường hợp bao quy đầu quá hẹp, quá khít khiến bé việc đi tiểu của bé gặp khó khăn, trẻ phải rặn mạnh, la khóc khi đi tiểu thì cha mẹ nên nong để lỗ tiểu rộng giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn. Quá trình này được khuyến khích nên được thực hiện tại bệnh viện để đảm bảo cho quá trình thực hiện.

– Quá trình nong bao quy đầu thường diễn ra khoảng 3-5 phút, rất nhẹ nhàng và ít đau. Ở một số trẻ có bao quy đầu quá hẹp, khít thì khi nong bao quy đầu của bé có thể sẽ rướm máu và đau nhiều hơn. Tuy nhiên, sau nong bác sĩ sẽ cho thêm thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm tại chỗ nhằm giúp bé bớt đau nhanh nên cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.

– Sau khi được nong bao quy đầu tại bệnh viện, cha mẹ nên tiếp tục duy trì tích cực giúp bé nong tại nhà thì tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ mới có thể cải thiện. Đây cũng là biện pháp an toàn giúp cho trẻ tránh được việc phải can thiệp bằng phẫu thuật.

– Ở những trường hợp bé quá lớn kèm theo da quy đầu bị xơ chai, hẹp, quá khít thì cha mẹ không nên thực hiện nong vì sẽ dễ làm trẻ chảy máu da quy đầu. Với những trường hợp này bác sĩ sẽ tư vấn cho bé thực hiện cắt bao quy đầu.

trường hợp bé quá lớn kèm theo da quy đầu bị xơ chai, hẹp, quá khít thì cha mẹ không nên thực hiện nong vì sẽ dễ làm trẻ chảy máu da quy đầu. Với những trường hợp này bác sĩ sẽ tư vấn cho bé thực hiện cắt bao quy đầu. 

trường hợp bé quá lớn kèm theo da quy đầu bị xơ chai, hẹp, quá khít thì cha mẹ không nên thực hiện nong vì sẽ dễ làm trẻ chảy máu da quy đầu. Với những trường hợp này bác sĩ sẽ tư vấn cho bé thực hiện cắt bao quy đầu.

3. Những lợi ích khi thực hiện nong bao quy đầu cho bé?

3.1 Cải thiện tình trạng hẹp bao quy đầu bẩm sinh

Trẻ nhỏ khi sinh ra thường bị hẹp bao quy đầu, tuy nhiên đến tầm 5 tuổi thì bao quy đầu sẽ có thể tự tuột xuống bình thường. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp trẻ nhỏ không thể tự lột xuống, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Do đó, cha mẹ có thể hỗ trợ tác động giúp trẻ bằng cách nong bao quy đầu cho bé tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, với những bé sau 5 tuổi mà bao quy đầu và chưa có hiện tượng tự tuột thì việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm đó chính là đưa trẻ đi thăm khám. Thông qua việc thăm khám, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh của trẻ từ đó đưa ra phương pháp hướng dẫn cha mẹ nong bao quy đầu cho bé một cách hiệu quả, an toàn.

3.2 Nong bao quy đầu giúp tránh viêm nhiễm đường sinh dục ở trẻ

Hẹp bao quy đầu là nguyên nhân chính khiến bé bị tiểu rắt, tiểu không hết. Bên cạnh đó, nước tiểu đọng lại ở dưới da sẽ khiến bao quy đầu bị viêm nhiễm. Do đó, nếu tình trạng này không được khắc phục sớm có thể khiến cho da bao quy đầu dính chặt với nhau hình thành nên bệnh hẹp, dài bao quy đầu. Việc nong bao quy đầu sớm cho bé trai sẽ giúp cho bé tránh được tình trạng này.

3.3 Hạn chế cho bé tránh trường hợp phải cắt bao quy đầu

Cắt bao quy đầu với giải pháp cần phải thực hiện khi việc tình trạng hẹp bao quy đầu không cải thiện và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.  Bằng cách lộn bao quy đầu cho bé đúng cách, cha mẹ có thể giúp trẻ khắc phục được tình trạng này dần dần chỉ sau một thời gian kiên trì. Đây là phương pháp xử trí bệnh lý bằng phương pháp tự nhiên an toàn và tránh tối đa trường hợp phải cắt, phẫu thuật bao quy đầu khiến bé sợ hãi.

Nong bao quy đầu giúp hạn chế cho bé tránh trường hợp phải cắt bao quy đầu

Nong bao quy đầu giúp hạn chế cho bé tránh trường hợp phải cắt bao quy đầu

4. Khi nong bao quy đầu cho bé tại nhà cha mẹ cần lưu ý điều gì?

– Không nên cố gắng tuột bao quy đầu của trẻ một cách mạnh bạo vì có thể gây nguy cơ rách, chảy máu, khiến trẻ đau đớn, gây xơ hóa sau này, dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý.

– Khi bao quy đầu trẻ đã tuột được một phần hoặc hoàn toàn, cha mẹ có thể rửa và lau khô, vệ sinh cho bé. Sau đó, kéo bao quy đầu trở lại bình thường phủ lên đầu dương vật, nếu không sẽ gây nghẹt bao quy đầu ở trẻ.

– Đưa trẻ đi thăm khám nếu bao quy đầu của trẻ có các dấu hiệu bất thường như: sưng, đỏ, trẻ đau đớn khi thực hiện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, từ đó có biện pháp xử lý đúng cách.

Đưa trẻ đi thăm khám nếu bao quy đầu của trẻ có các dấu hiệu bất thường như: sưng, đỏ, trẻ đau đớn khi thực hiện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, từ đó có biện pháp xử lý đúng cách.

Đưa trẻ đi thăm khám nếu bao quy đầu của trẻ có các dấu hiệu bất thường như: sưng, đỏ, trẻ đau đớn khi thực hiện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, từ đó có biện pháp xử lý đúng cách.

Với những thông tin trên đây, các bậc phụ huynh đã biết cách lột bao quy đầu cho bé như thế nào cho đúng cách, an toàn. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, cần chú ý quan sát và kiên trì. Nong bao quy đầu là một trong những cách giúp con trẻ hạn chế tối đa những trường hợp phải can thiệp bằng phẫu thuật dao kéo.

Từ khóa » Khi Nào Trẻ Lộn Bao Quy đầu