CÁCH NUÔI BA BA ( MÔI TRƯỜNG SỐNG )
Có thể bạn quan tâm
CÁCH NUÔI BA BA ( MÔI TRƯỜNG SỐNG )
NUÔI BA BA
Ba Ba còn có tên là CUA ĐINH thuộc loại rùa từ châu Á sang châu Phi đến tận các nước vùng Bắc Mỹ.
Tại nước ta, ba ba xuất hiện khắp miền, từ đồng bằng đến vùng núi non hiểm trở, nơi nào có sông suối nước ngọt là có ba ba sinh sống.
Ở miền Bắc có giống ba ba hoa, vì phần bụng màu vàng, có những đốm nâu đen như trổ hoa. Loại này trên phần mai lưng trơn tru không nổi u cục.
Ở miền Nam, giống ba ba có cổ sần sùi.
Giống ba ba gai có ở miền núi, mai lưng sần sùi như nổi gai.
Thịt ba ba ngon, có vị thuốc, nhưng có người không dám ăn, vì nó kỵ phong nên cho là thịt độc.
Ba ba hình thù giống rùa, nhưng mai không hóa sừng mà là một tấm da dày, mềm mại. Mai và yếm có nhiều lỗ hổng. Đặc biệt mõm rất dài như cái vòi và cổ cũng rất dài (ở con đực) gần bằng chiều dài của thân mình, các ngón chân đều liền với nhau màng da mỏng như chân vịt, nhờ đó mà nó bơi lội rất nhanh.
Ba ba là giống sống lâu năm, có thể hơn trăm tuổi thọ. Do tránh, vì vậy bắt ba ba rất khó. đó, những con già có thể nặng đến năm bảy chục kí lô gam, thân dài cả mét. Những con già rất dữ, dám tấn công cả người. Còn loại nhỏ chừng vài ba ký thì nhút nhát, gặp người là lẫn tránh,vì vậy bắt baba rất khó
Phải là dân săn chuyên nghiệp, dò tìm dấu vết của chúng, rình mò nhiều lần mới có thể dùng lưới, chĩa hoặc bắt bằng tay mà tóm nó được.
Những vực sâu năm bảy mét nước là nơi ba ba thích lưu cư đó. Chúng thường sống và tìm mồi ở tầng đáy, nên đó là lý do khó bắt được chúng.
Thỉnh thoảng ba ba cũng lên cạn, nhưng thường là về đêm, vừa tìm mồi, vừa tìm bạn tình, hoặc làm ổ đẻ.
Trong thiên nhiên, ba ba sống riêng lẻ chứ không sống cặp. Chỉ đến mùa sinh sản chúng mới bắt cặp với nhau. Nhiều con đực tranh nhau con cái nên lăn xả vào nhau đánh vật quyết liệt, đến nỗi rách da chảy máu, thương tích đầy mình
Ba ba là loại có đời sống quá dài, hơn cả người, lại mạnh khỏe, hiếu động, bơi nhanh (thành ngữ có câu: ai dám thi đua với giải). Giải là loài ba ba lớn. Có lẽ vì vậy, nên người ta mới dùng các thành phần trong cơ thể nó mà trị bệnh chăng?
Nghề nuôi ba ba là nghề mới mẻ, chỉ xuất hiện trong mấy năm gần đây, nhất là ở các tỉnh miền Bắc. Con ba ba đột nhiên có giá trên thị trường. Ba ba lớn cao giá hơn ba ba nhỏ nên người ta mới bắt về thuần dưỡng và cho sinh sản.
Phải nói là nuôi ba ba rất cực, vất vả hơn nuôi tôm, nuôi cá, lại phải đầu tư nhiều vốn liếng, đầu tư lại dài ngày, nuôi vài ba năm mới bán được. Đã thế, đây là loại khó nuôi, chứ không dễ như loài rùa. Mặc dù nó có thể nhịn đói hàng tháng như rùa. Ba ba bán được giá cao.
MÔI TRƯỜNG SỐNG
Như phần trên chúng tôi đã trình bày, ba ba là loài sống vừa trên cạn vừa dưới nước, nhưng thời gian ngụp mình trong nước nhiều hơn vì chúng có thói quen tìm thức ăn dưới đáy ao hồ. Vì lẽ đó, muốn nuôi ba ba, ta phải đào ao cho chúng. Chung quanh ao, hoặc một bên ao phải có sân trống trải để khi lên cạn,ba ba còn có chỗ đi lại, sinh hoạt hoặc làm ổ đẻ sau này.
Tất nhiên, để bảo quản tốt, tránh ba ba bò ra khỏi phạm vị chăn nuôi thì chung quanh ao phải có tường bao bọc. Tường không cần cao, chỉ độ 60-70 cm, nhưng nên đào móng sâu, vì giống này cũng thích bươi quào tạo ra những hang lỗ cạn...
Còn ao nuôi càng sâu, càng rộng thì càng tốt. Độ sâu tối thiểu là 1 mét nước, lý tưởng là 2 mét. Dưới ao thả cá như rô, phi, trê lai để tăng thêm nguồn thức ăn cho ba ba. người ta thả cá rô phi vì giống này sinh sản nhanh. Trên ao thả bèo hoặc rau muống.
Ao nuôi nếu rộng thì có thể ngăn ra từng ô để nuôi từng cỡ ba ba khác nhau. Kinh nghiệm cho thấy, cũng như nuôi tôm, cá, ao nuôi nên thả ba ba cùng một lứa với nhau. Như vậy, chúng không hiếp đáp tranh mồi nhau và nhất là không cắn xé nhau.
Xin lưu ý là giống này rất hiếu chiến, ưa đánh nhau, và hỗ đánh nhau là có thương tích, rách da lồi thịt chữa khó lành.
Ba ba chỉ sống với nước sạch, nước có dòng chảy nhẹ càng tốt. Nước trong ao không nên để tù đọng lâu ngày. Mỗi tuần nên thay nước vài lần và tốt hơn nên thay có định kỳ.
Vì vậy, khi chọn vị trí đào ao, ta phải chú ý đến nguồn nước cung cấp có sạch sẽ, có đầy đủ và không quá xa ao hay không. Nếu thiếu những điều kiện này thì khó lòng nuôi ba ba được. Tất nhiên đó là nuôi số nhiều, chứ nuôi vài ba, hoặc năm bảy con thì xây bể nhỏ trong nhà nuôi vẫn được.
Tóm lại, phải có môi trường nước thật tốt và ấm mới thích nghi với ba ba.
Xin lưu ý là ba ba chịu lạnh kém, nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C thích hợp với chúng.
Ở miền Bắc, khi nhiệt độ xuống 15 độ C trong mùa giá rét, ba ba không còn thiết tha đến ăn uống mà tìm nơi ấm áp để nằm. Nếu sống trong thiên nhiên, thì chúng sống hẳn dưới đáy sâu, vì như ta đã biết dù lạnh, nhiệt độ dưới vực sâu vẫn ổn định.
Chúng có tài bơi lặn sâu dưới nước hàng giờ, nhờ vùng họng có nhiều mạch máu.
CON GIỐNG
Hiện nay có hai nguồn cung cấp ba ba giống:
* Mua giống tại các nơi sản xuất con giống, thường là tư nhân.
* Mua ba ba thiên nhiên do thợ săn, thợ câu cung cấp.
Mua giống tại nơi sản xuất thì đảm bảo. Song số người nuôi để sản xuất giống chưa nhiều, lại nhiều nơi chưa sử dụng máy ấp, như kiểu ấp trứng cá sấu bằng máy, do đó con chưa phân bổ rộng rãi ở các nơi.
Còn mua giống của lái buôn thì cỡ nào cũng có, thế nhưng sự sống không mấy bảo đảm. Một phần do bắt quá lâu ngày, bỏ đói bỏ khát nên con giống yếu sức, nuôi dễ chết. Một phần con giống do thợ câu câu được, trong họng còn dính lưỡi câu, nuôi cũng không sống.
Miệng ba ba cũng như miệng rùa, hễ cắn rồi trời gầm cũng không nhà thì ai dám bạo gan banh miệng ra để xem xét coi có lưỡi câu hay không? Vì vậy, nếu nuôi con giống do lái buôn cung cấp thì là sự cầu may, mười con chỉ sống được năm con ba con là tốt.
Ba ba mới nở rất khó nuôi, rất dễ chết. Trong những ngày đầu, ta phải cho chúng ở nơi ấm áp, lấy tròng đỏ trứng gà luộc chín rồi bóp nhuyễn cho ăn, sau đó mới tập ăn dần thức ăn có tinh bột... Vì vậy, người chưa kinh nghiệm không thể nuôi loại một vài tháng tuổi được. Thà là chịu khó xuất thêm vốn, nuôi loại ba ba bốn năm tháng tuổi, dễ nuôi hơn.
Nếu nuôi để bán thịt thì ta không lựa đực cái, nhưng nếu nuôi nhằm mục đích để sinh sản thì nên thả số đực cái bằng nhau, vì giống ba ba rất mắn đẻ. Đặc ít mà cái nhiều thì e rằng sau trứng sẽ thiếu “cô” lại sinh bất lợi.
Ba ba không bắt cặp chung sống với nhau, chỉ trong thời động dục chúng mới tìm đến nhau mà thôi.
Muốn biết đực cái, ta nên quan sát những bộ phận trên mình của chúng thì rõ:
* BA BA ĐỰC:
Cần cổ và đuôi nhỏ dài. Cần cổ con đực khi vươn dài hết mức có thể bằng thân mình của nó. Mai con đực hơi thon, chứ không bầu bĩnh như con cái.
* BA BA CÁI:
Cổ to mà ngắn, đuôi cũng vậy. Thân mình bầu bĩnh hơn con đực, nên trông con cái ngắn đòn hơn.
Loài trăn rắn, người ta cũng phân biệt được đực cái nhờ quan sát khúc đuôi: đuôi con đực nhỏ mà vót, đuôi con cái ngắn mà to.
Nếu để hai con ba ba đực cái gần nhau, ta sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt ở cái đuôi của chúng, không thể làm lẫn được.
Giống ba ba mạnh mẽ hơn rùa. Con rùa bị lật ngửa thì nằm im chịu trận, nhưng ba ba thì tự lật thân mình sấp lại rất dễ dàng. Khi thả xuống nước thì ba ba bơi nhanh hơn rùa và cũng lặn sâu hơn. Nhưng cái tài chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt và ở trong môi trường sống xấu thì ba ba lại thua rùa.
Lăn quăn thái sấy khô thức ăn dinh dưỡng cho baba
Từ khóa » Cách Nuôi Rùa Và Baba
-
Những Lưu ý Khi Nuôi Rùa Và Ba Ba Chung Với Bể Cá Cảnh - YouTube
-
Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba, Rùa Và Baba Ăn Gì ? Hướng Dẫn Cách Cho ...
-
Những Lưu ý Khi Nuôi Rùa Và Ba Ba Chung Với Bể Cá Cảnh
-
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Rùa – Ba Ba
-
Hướng Dẫn Nuôi Ba Ba Cảnh – Những Lưu ý Khi Nuôi Ba Ba Cảnh
-
Kĩ Thuật Nuôi Ghép Ba Ba Với Rùa - Nuoitrong123
-
Phân Biệt Rùa Và Baba Chuẩn Nhất - TopLoigiai
-
Nuôi Ba Ba Cảnh Những điều Cần Nhớ - Suckhoecuocsong
-
Nuôi Ba Ba Gai Và Rùa Câm Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
-
Top #10 Cách Phân Biệt Rùa Và Baba Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 1 ...
-
Nơi Bán Nuôi Baba Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất - Websosanh
-
Con Ba Ba Và Con Rùa - Nội Thất Hằng Phát
-
Nuôi Rùa Nước Ngọt Làm Cảnh Dễ Hay Khó? Phù Hợp Với Mệnh Nào?