Cách Nuôi Bọ Cạp, Bọ Cạp ăn Gì? Đẻ Con Hay đẻ Trứng?
Có thể bạn quan tâm
Trong suy nghĩ của nhiều người, bọ cạp là một con trùng ghê sợ vì chúng có thể đốt, để lại cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bọ cạp là một đặc sản nức tiếng và là dược liệu quý chữa được nhiều căn bệnh. Trong đó có cả những căn bệnh nan y khó chữa. Vậy cách nuôi bọ cạp như thế nào? Chúng thích ăn gì? Mời bạn đọc bài viết hữu ích này nhé.
Mục lục nội dung
- 1 Đặc điểm của bọ cạp
- 1.1 Đặc điểm hình thái
- 1.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
- 1.3 Bộ giáp có ảnh hưởng gì khi nuôi bọ cạp?
- 1.4 Cách phân biệt bọ cạp đực và cái
- 2 Lợi ích của bọ cạp đối với sức khỏe
- 3 Trong bọ cạp có độc không?
- 4 Nuôi bọ cạp đơn giản
- 4.1 Nuôi bọ cạp bằng hồ
- 4.2 Nuôi bọ cạp theo truyền thống
- 4.3 Nuôi bọ cạp theo mô hình bán hoang dã
- 5 Bọ cạp ăn gì?
- 5.1 Thức ăn tự nhiên
- 5.2 Nước uống
- 6 Bọ cạp đẻ con hay đẻ trứng?
- 7 Tuổi thọ của bọ cạp là bao lâu?
- 8 Thu hoạch sau khi nuôi bọ cạp
- 9 Nuôi bọ cạp cảnh
- 9.1 Thức ăn cho bọ cạp
Đặc điểm của bọ cạp
Trước khi tìm hiểu về cách nuôi bọ cạp chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của loài. Bạn có từng đặt ra câu hỏi là chúng ưa thích những gì và sợ những gì không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Đặc điểm hình thái
Bọ cạp là loại động vật thuộc dạng không xương sống. Nó có 8 chân, có hình dạng tương tự như nhện, ve,….
Cơ thể của bọ cạp được chia làm 2 phần, phần thân trước chính là đầu ngực, phần thân sau là phần bụng. Phần bụng lại bao gồm đuôi và bụng dưới.
- Phân thân trước: Phần này bao gồm các bộ phận như: lớp giáp, chân kìm, mắt và các chân.
- Phần bụng dưới: trong phần này lại được chia thành 8 phần nhỏ khác nhau. Phần đầu tiên chính là bộ phận sinh dục của bọ cạp. Đoạn tiếp theo được gọi là chất Pectin. Còn lại chính lại phần bụng dưới được bao phủ bởi một bọc giáp sừng.
- Phần đuôi: đuôi của bọ cạp được chia thành 6 đốt. Đốt cuối cùng có chứa hậu môn, đồng thời đốt này cũng chính là nơi chứa nọc độc của bọ cạp.
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Bọ cạp là loài động vật thích sống ở những nơi có nhiệt độ từ 20 độ C đến 37 độ C. Và chúng còn có khả năng chịu đựng mức nhiệt độ khắc nghiệt hơn, từ 14 độ C đến 45 độ C. Chúng là loại động vật ưa bóng tối, cực kỳ thích đào bới và ẩn mình trong những hang động, tảng đá.
Ban đêm chính là khoảng thời gian mà chúng ra ngoài để săn mồi. Ánh sáng và những loài chim, chuột, dúi,… là những thứ khiến bọ cạp sợ.
Bộ giáp có ảnh hưởng gì khi nuôi bọ cạp?
Bộ giáp chính là bộ phận được xem như hàng rào bảo vệ của bọ cạp. Đôi khi ở một số chỗ còn được bao quanh bởi lớp lông, giúp cân bằng chức năng của các cơ quan. Khi tiếp xúc với các tia tử ngoại, lớp giáp màu trong suốt sẽ biến thành màu xanh lục.
Trong quá trình lột xác bộ giáp sẽ không phát sáng và chỉ sáng khi lớp “áo ngoài” đó trở nên cứng cáp.
Nên xem: Cách nuôi Kỳ Đà, mô hình nuôi kỳ đà hiệu quả caoCách phân biệt bọ cạp đực và cái
Để phân biệt được bọ cạp đực và bọ cạp cái chúng ta chỉ cần nhìn càng và đuôi. Với con cái thì 2 bộ phận này sẽ nhỏ hơn so với con đực. Đồng thời con cái thì có bụng to hơn và mình đẹp hơn so với con đực.
Lợi ích của bọ cạp đối với sức khỏe
Tuy trong bọ cạp có chứa nọc độc nhưng nó cũng được biết đến như những vị thuốc trong đông y. Nọc độc của bọ cạp còn có giá đắt hơn so với nọc độc của rắn. Nó được tinh chế để chữa các bệnh như: liệt, đau đầu, uốn ván,….
Có rất nhiều người đã sử dụng bọ cạp để ngâm rượu uống, giúp bổ khí huyết, tráng dương tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra trong bọ cạp còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, protein, nó có một vị béo ngậy đặc biệt nên thường được sử dụng để chế biến thành những món ăn khác nhau.
Trong bọ cạp có độc không?
Trong bọ cạp có nọc độc, chúng dùng để làm tê liệt con mồi. Đa số nọc độc của bọ cạp sẽ không gây nguy hiểm cho con người nhưng chúng có thể gây ra một số hiện tượng như: tê bì, sưng phồng, đau,…
Đặc biệt nguy hiểm có loài bọ cạp Androctonus Australis – loài bọ cạp đuôi béo ở vùng Bắc Phi. Loài này có khả năng giết chết người và đây cũng là loài bọ cạp giết người nhiều nhất trên thế giới.
Nuôi bọ cạp đơn giản
Để quá trình nuôi bọ cạp đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao, các bạn cần biết những thông tin dưới đây.
Nuôi bọ cạp bằng hồ
Dù nuôi bằng phương pháp nào thì hồ nuôi chính là điều không thể thiếu nếu bạn muốn nuôi bọ cạp. Việc làm hồ nuôi giúp tiết kiệm công sức và thời gian, đồng thời ngăn chặn tình trạng thất thoát, bọ cạp bò ra bên ngoài. Ngoài ra việc xây hồ cũng hạn chế được tình trạng đánh nhau giữa những con bọ cạp với nhau.
Hồ nuôi xây bằng gạch, không cần lát bóng hay đổ xi măng. Chiều cao của hồ khoảng 50 cm. Độ rộng của chuồng khoảng 50-100 m2, phụ thuộc vào số lượng bọ cạp được nuôi. Ở gần miệng hồ các bạn có thể lát một lớp gạch men bóng để ngăn ngừa sự thoát ra của bọ cạp.
Nuôi bọ cạp theo truyền thống
Theo kiểu truyền thống bọ cạp con sẽ được nuôi cùng bọ cạp mẹ cho đến khi chúng có thể tự xuống đất và đi tìm thức ăn. Sau khi bọ cạp con có thể tự lập thì bố mẹ của chúng sẽ được chuyển sang nuôi ở một nơi khác. Việc này nhằm bảo vệ những bọ cạp con sẽ không bị những đồng loại trưởng thành khác ăn thịt.
Giữ độ ẩm cho bọ cạp cực kỳ quan trọng, nếu bạn lơ đễnh, chúng sẽ nhanh chóng chết khô. Ngược lại, hồ chứa nhiều nước bọ cạp sẽ dễ bị chết đuối. Tốt nhất, 1 tuần cần tưới nước khoảng 2 lần để hồ có được độ ẩm tốt.
Nuôi bọ cạp theo mô hình bán hoang dã
Bọ cạp là loài thích đào hang và chui rúc, chính vì vậy các bạn nên đào cho đất mềm và tơi xốp. Nên để thêm nhiều đá và có thể tạo hang cho chúng. Đây chính là những nơi bọ cạp yêu thích, dùng để ẩn mình hoặc sinh sản. Ngoài ra việc tạo hang cũng giúp bọ cạp được an toàn khi trời mưa hoặc bị ngập úng.
Nên xem: Lưu ý khi bắt đầu chăn nuôi dêBạn có thể để các gốc tre, gốc cây vào để chúng có thể tự đào hang ẩn nấp. Ngoài ra việc trồng những loại cỏ lá, trồng một vài cây lúc cũng là một ý tưởng vô cùng tuyệt vời. Điều này giúp bọ cạp có thể tìm kiếm thức ăn dễ hơn đồng thời có nơi trú ngụ và leo bám. Hạn chế được sự tấn công của những con bọ cạp lớn đối với bọ cạp con, mới bò ra ngoài.
Nếu nuôi ở những vùng có thời tiết khắc nghiệt thì bạn nên làm mái che cho chuồng. Việc này sẽ đảm bảo bọ cạp được an toàn và có điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
Bọ cạp ăn gì?
Thức ăn tự nhiên
Nếu bạn đang thắc mắc bọ cạp ăn gì thì bài viết của chúng tôi sẽ gỡ rối rất hiệu quả. Có thể gọi bọ cạp là côn trùng ăn tạp. Vì chúng ăn được rất nhiều loại từ cây cỏ mềm, sâu, ốc, tôm tép hay các loại thịt tươi sống. Ngoài ra, còn ăn được cả thực phẩm trữ đông. Nhờ vậy, mà người nuôi không gặp khó khăn khi chọn nguồn thức ăn cho loại côn trùng này.
Trong quá trình cho bọ cạp ăn, nên cắt nhỏ thức ăn càng nhỏ càng tốt. Vì động vật này chỉ tiêu hóa dạng thức ăn loãng. Những phần cứng như xương, vỏ chúng sẽ bỏ đi. Hơn nữa, thực phẩm nhỏ giúp bọ cạp hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn gấp nhiều lần.
Các bạn có thể cho chúng ăn những loại động vật nhỏ như: dế, ốc sên, ốc bươu vàng,…Khi cho ăn nên tính lượng thức ăn một cách hợp lý.
Nước uống
Đặc biệt, nước là một trong những yếu tố không thể thiếu khi nuôi bọ cạp. Sau khoảng 4 ngày các bạn nên tưới nước vào đất một lần hoặc để những khay nước nhỏ vào trong hồ của chúng. Vào những ngày mưa hoặc ẩm thấp thì không cần phải tưới nước cho chúng.
Một biện pháp cực kỳ thú vị đó chính là nuôi những côn trùng ở những cây gỗ mục. Để chúng trong hồ để bọ cạp có thể tự tìm nguồn thức ăn cho mình.
Bọ cạp đẻ con hay đẻ trứng?
Có một điều mà không phải ai cũng biết, đó là bò cạp là loài đẻ con. Mỗi lần chúng có thể đẻ lên tới 80 con. Sau khi đẻ, bò cạp con sẽ nằm trên lưng mẹ. Bọ cạp con sẽ bám trên lưng mẹ cho đến khi chúng trải qua ít nhất một lần lột xác. Những con bọ cạp mới sinh sẽ không sống được nếu bị tách khỏi mẹ ngay.
Sau khoảng thời gian 10 ngày chúng có thể tự bò xuống đất và kiếm ăn. Mẹ chúng sẽ tiếp tục giao phối và để những lứa tiếp theo. Bọ cạp con mất khoảng 6 tháng để có thể phát triển, trưởng thành. Lúc này chúng đã có khả năng giao phối và sinh sản.
Tuổi thọ của bọ cạp là bao lâu?
Sau khi tìm hiểu về cách nuôi bọ cạp thì chúng ta hãy tìm hiểu về tuổi thọ của chúng. Chưa có tài liệu nào ghi rõ ràng rằng, bọ cạp có thể sống được bao nhiêu năm. Tuy nhiên theo thực tế cho thấy, tuổi thọ ngắn nhất của bọ cạp là 4 năm. Nhiều nhất chúng có thể sống đến 40 năm.
Nên xem: Thế nào là chọn lọc giống vật nuôi, có mấy phương pháp chọn lọc giống vật nuôi?Thu hoạch sau khi nuôi bọ cạp
Nếu bạn mới nuôi bọ cạp lứa đầu tiên thì sau khoảng 2 tháng bạn nên tổ chức kiểm tra vào ban đêm. Đánh giá khả năng tự kiếm ăn của chúng như thế nào. Đối với các lứa thứ 2 trở đi kiểm tra chuồng mỗi tháng 1 lần để thu hoạch những con bọ cạp đủ ngày tuổi.
Khi thu hoạch nên sử dụng găng tay, đũa hoặc cầm nhẹ nhàng vào lưng. Tránh cầm gần đuôi của bọ cạp bởi bạn có thể bị trích
Nếu bạn muốn vận chuyển để mang đi bán thì nên đựng chúng vào những túi có đục lỗ sau đó xếp vào thùng có đủ không khí để duy trì sự sống cho chúng. Sử dụng những thùng có diện tích đáy lớn. Điều này sẽ tránh được tình trạng bọ cạp đè lên nhau trong quá trình vận chuyển.
Nếu sau khi thu hoạch muốn chế biến thì cần cho bọ cạp nhịn ăn 2 ngày. Sơ chế như sơ chế cua. Đặc biệt cần chú ý sơ chế kỹ phần đuôi có nọc độc của chúng. Bạn có thể bảo quản bọ cạp trong ngăn đá để có thể sử dụng dài ngày.
Nuôi bọ cạp cảnh
Hiện nay bên cạnh những thú cưng như: chó, mèo,…. thì bọ cạp lại chính là thú vui của rất nhiều người. Nuôi bọ cạp cảnh cũng không khó như nhiều bạn vẫn nghĩ. Thông thường người ta nuôi từ 1 đến 2 con bọ cạp cảnh và đựng trong hộp nhựa.
Việc phát sáng của bọ cạp vào ban đêm tạo ra một khung cảnh rất đẹp nên nuôi trong hộp kính trong suốt cũng là một điều rất tuyệt vời. Khi nuôi với số lượng ít như vậy thì các bạn có thể sử dụng mùn dừa hoặc giấy vệ sinh để giữ ẩm cho chúng. So với giấy vệ sinh thì mùn dừa có tính thẩm mỹ cao và giữ ẩm tốt hơn.
Các bạn có thể cho thêm những cành khô, đá nhỏ hay gỗ nhỏ vào hộp kính. Việc này sẽ giúp nơi ở của bọ cạp thêm phần sinh động và đẹp mắt hơn.
Thức ăn cho bọ cạp
Đối với việc cho bọ cạp ăn, các bạn nên cho ăn vào lúc tối. Bởi đây là thời gian săn mồi của chúng. Chú ý kiểm tra sau khi chúng ăn, nếu không ăn hết hoặc không ăn thì cần bỏ thức ăn đó đi. Bởi nếu không xử lý thì thức ăn sẽ lên dòi, khiến chuồng của bọ cạp trở nên hôi.
Như vậy, qua bài viết này bạn đã trang bị cho mình nhiều kiến thức hữu ích về bọ cạp. Đồng thời, tìm được câu trả lời cho các câu hỏi: Bọ cạp ăn gì? Cách nuôi bọ cạp thế nào? Nếu đang có ý định nuôi loại động vật này để kinh doanh thì phải thực hiện ngay nhé. Chắc chắn, nó sẽ mang lại giá trị kinh tế cực kỳ cao.
Theo: Nguyễn Hiền
4/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Bán Bọ Cạp Cảnh
-
Bò Cạp Cảnh: Ngoại Hình, Tập Tính Sinh Sản Và Cách Nuôi Cảnh
-
Bọ Cạp Làm Cảnh - Tuấn Anh Farm
-
Nô Pet Shop - Bò Sát Cảnh Đà Nẵng | Facebook
-
SHOP Bò Cạp Cảnh 1411 - Home | Facebook
-
Bò Cạp đen VN - Không độc , Nuôi Làm Cảnh Quá Phong Cách - Lolipet
-
Bọ Cạp Cảnh
-
Nuôi Bọ Cạp đen Làm Cảnh Là Thú Chơi Nguy Hiểm
-
Bọ Cạp Cảnh - op
-
Bọ Cạp: Cách Nuôi Và Giá Bán Ra Sao? | Farmvina Nông Nghiệp
-
GIÁ BÁN BỌ CẠP GIỐNG
-
Kỹ Thuật Nuôi Bọ Cạp
-
Bọ Cạp Cảnh Và Cách Nuôi đơn Giản - YouTube