Cách Nuôi Cá Cảnh Trong Thùng Xốp Từ A - Z | Cá Dĩa Hòa Phát
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1 Ưu và nhược điểm của nuôi cá cảnh trong thùng xốp
- 1.1 Ưu điểm nuôi cá cảnh trong thùng xốp
- 1.2 Nhược điểm nuôi cá cảnh bằng thùng xốp
- 2 Hướng dẫn cách nuôi cá trong thùng xốp
- 2.1 Bước 1:Tìm thùng xốp có kích thước phù hợp
- 2.2 Bước 2: Dán thùng xốp
- 2.3 Bước 3: Ghép mặt kính
- 2.4 Bước 4: Tráng xi măng
- 2.5 Bước 5: Trang trí
- 3 Lưu ý khi nuôi cá cảnh trong thùng xốp:
Nuôi cá trong thùng xốp là phương pháp được khá nhiều người ưa chuộng hiện nay, nhất là đối với các gia đình có diện tích hẹp. Vậy cách nuôi cá cảnh trong thùng xốp có ưu và nhược điểm gì, lưu ý và cách nuôi như thế nào? Nếu như bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Ưu và nhược điểm của nuôi cá cảnh trong thùng xốp
Ưu điểm nuôi cá cảnh trong thùng xốp
– Chi phí rẻ: bạn chỉ cần một chiếc thùng xốp nhỏ là bạn có thể tạo được 1 bể cá, thậm chí là tận dụng thùng bỏ đi dư thừa mà không phải tốn tiền mua. Trong khi nếu mua bể kính thì bạn phải tốn một khoản tiền tương đối lớn.
– Trọng lượng rất nhẹ: thùng xốp làm từ chất liệu xốp nên trọng lượng rất nhẹ, dễ vận chuyển, không mất sức, an toàn, dễ dàng hơn khi xử lý các sự cố xảy ra… Và nếu không muốn nuôi cá nữa thì chỉ cần dời thùng xốp là đi là được.
– Cách nhiệt tốt. Thùng xốp cách nhiệt tốt. Với những người thích đặt bể ngoài trời để cho cá phát triển tốt nhất thì thùng xốp luôn luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Mùa hè, thỉnh thoảng nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 40 hơn 40*, nhưng nước trong thùng xốp vẫn rất mát và cá không bị ảnh hưởng bởi không khí nóng ngoài trời. Khác hẳn với bể kính nếu để trong nhà, nếu nóng quá cá có thể bị chết.
– Gọn gàng, kích thước bé: thùng xốp có kích thước tương đối nhỏ nên rất phù hợp với người muốn chơ cá nhỏ, cá ít hoặc mới chơi cá.
– Giúp cá dễ sinh sản: nếu như bạn đang muốn nuôi cá thì việc nuôi cá cảnh trong thùng xốp sẽ kích thích giúp cá sinh sản nhanh hơn, cá sống khỏe mạnh.
– Mang lại tính thẩm mỹ: với chiếc thùng nhỏ, bạn dễ dàng trang trí để bể cá trở nên sinh động hơn, thậm chí là có thể đặt trong nhà để tạo nên thẩm mỹ cho căn nhà.
Nhược điểm nuôi cá cảnh bằng thùng xốp
– Có thể bị dò nước. Do thùng xốp mua thường là thùng xốp cũ từ các tiệm bán hoa quả nên khả năng bị dò nước là khá cao. Hoặc sau một thời gian sử dụng thùng có thể bị dò nước. Các bạn nên kiểm tra trước khi mua hoặc nếu đặt trong nhà nên cho nước vào để test trước xem thùng có bị dò nước không để tránh đặt trong nhà.
– Khó vệ sinh. Thùng xốp dễ lên tảo nâu và và rêu. Rất khó để vệ sinh nếu bạn dùng thùng xốp 1 thời gian hoặc thùng bị lên rêu. Cách duy nhất là mua 1 chiếc thùng xốp mới khi bạn không thể vệ sinh được. Các mầm bệnh cũng dễ phát triển và có chỗ cư trú trong những chiếc thùng xốp cũ nếu bạn sử dụng nhiệt lần.
Hướng dẫn cách nuôi cá trong thùng xốp
Để làm bể cá và nuôi cá cảnh trong thùng xốp bạn cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1:Tìm thùng xốp có kích thước phù hợp
Bạn có thể những thùng xốp to nhỏ theo kích thước mong muốn, dựa vào số lượng cá và kích cỡ cá định nuôi. Hãy chuẩn bị 1 – 4 thùng tùy ý.
Bước 2: Dán thùng xốp
Dán các thùng xốp lại bằng băng dính hoặc keo cho chắc chắn. Sau đó cắt phần cạnh của 2 thùng xốp một hình chữ nhật đủ to để cá có thể bơi qua lại. Nếu chỉ sử dụng 1 thùng thì bạn có thể bỏ qua bước này.
Bước 3: Ghép mặt kính
Chuẩn bị một miếng kính hình chữ nhật có diện tích nhỏ hơn cạnh của 1 thùng. Đo kích thước miếng kính và vẽ hình chữ nhật bên trong mặt cạnh bằng với kích thước đó. Làm tương tự với các mặt còn lại.
Sau đó ghép miếng kính vào và đảm bảo nó được giữ chắc bởi xốp. Dùng keo cố định miếng kính với thùng xốp để không có những lỗ hổng, làm nước rò rỉ ra ngoài.
Để cho chắc chắn, bạn có thể dán thêm băng dính điện bên ngoài xung quanh viền kính ở mặt trong và ngoài của thùng xốp.
Bước 4: Tráng xi măng
Dán băng dính lên mặt kính phía bên trong để xi măng không dính vào. Quét xi măng bằng một chiếc chổi quét sơn.
Quét một lượt trong thùng, đảm bảo các mặt trong của thùng đều được tráng xi măng đều. Điều này sẽ chống thấm nước ra ngoài và giúp cá cô môi trường sống tương tự như hồ xi măng.
Sau đó dùng xẻng nhỏ, trát thêm một lớp xi măng dày hơn. Đợi cho xi măng khô cứng lại, bóc băng dính ở kính ra và vệ sinh lại cho sạch sẽ.
Bước 5: Trang trí
Bạn có thể sử dụng sơn màu sắc để quét lên hoặc vẽ, trang trí thùng theo ý thích. Sau đó bạn thả cá vào là xong.
Có thể bạn sẽ quan tâm:
Nuôi cá cảnh trong bể xi măng
Nuôi cá cảnh trong thùng nhựa
Lưu ý khi nuôi cá cảnh trong thùng xốp:
- Rửa sạch thùng xốp khi mang về và kiểm tra xem thùng có bị dò nước không.
- Ngâm thùng trước 1-2 ngày rồi mới thả cá.
- Nên lắp cho thùng xốp thêm lọc vi sinh để đảm bảo chất lượng nước tốt nhất cho cá. Lọc vi sinh thật sự mang lại hiệu quả đối với các loại cá nhỏ. Lọc làm ổn định vi sinh, làm trong nước giúp môi trường cần bằng.
- Có thêm 1 vài cành rong nhỏ trong bể sẽ làm môi trường hồ nuôi thân thiện hơn với cá.
- Các bạn có thể tráng xi măng hoặc chế 1 mặt kính cho thùng xốp của mình để có một hồ nuôi cá lý tưởng nếu như các bạn khéo tay một chút nhé.
Xem thêm: Cách tạo vi sinh cho hồ cá
Từ khóa » Thùng Xốp Rỉ Nước
-
Thùng Xốp Nuôi Cá Bị Rỉ Nước Và Bọt Xốp - YouTube
-
Hỏi địa Chỉ Bán Thùng Xốp Chống Rỉ Nước
-
Top 20 Cách Khắc Phục Thùng Xốp Bị Rỉ Nước Hay Nhất 2022
-
Top 20 Cách Làm Thùng Xốp Không Rỉ Nước Hay Nhất 2022
-
Xử Lý Thùng Xốp Rò Rỉ Bằng Túi Nilon|| Cách Hạ PH Nước Máy Về Mức ...
-
Tìm Hiểu Về Cách Nuôi Cá Trong Thùng Xốp - SunCo Group
-
Thùng Xốp Nuôi Cá Có Tác Dụng Gì Và Thiết Kế Ra Sao?
-
Thùng Xốp Nuôi Cá Lót Bạt | Shopee Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Cách Nuôi Cá Trong Thùng Xốp Từ A - Z | Bạt Nhựa Hàn Việt
-
Làm Bể Cá Bằng Thùng Xốp Xi Măng - Bất Động Sản ABC Land
-
Cách Làm Bể Cá Bằng Thùng Xốp Xi Măng đơn Giản Ngay Tại Nhà
-
Cách Nuôi Cá Trong Thùng Xốp