Cách Nuôi Cá Dĩa Trong Hồ Thủy Sinh

Skip to content

Nội dung bài viết

  • 1 Hướng dẫn cách nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
    • 1.1 Đèn, ánh sáng và cây thủy sinh
    • 1.2 Tiêu chuẩn hồ thủy sinh
    • 1.3 Hệ thống lọc và thức ăn
    • 1.4 Các loại cá dĩa nào thích hợp nuôi trong hồ thủy sinh
    • 1.5 Các loại cá khác nuôi chung với cá dĩa
    • 1.6 Các loại cá tránh nuôi chung với cá dĩa
    • 1.7 Dưỡng cá dĩa
    • 1.8 Thay nước hồ thủy sinh
  • 2 Ưu và nhược điểm của cách nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
    • 2.1 Ưu điểm
    • 2.2 Nhược điểm

Là những người đam mê thủy sinh, đa phần người chơi đều bị thu hút một cách tự nhiên bởi những hồ cá đẹp mắt. Một hồ cá lớn, trưng bày thủy sinh tinh tế có thể giữ chân chúng ta hàng giờ liền. Nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh sẽ tôn lên nét đẹp của cá dĩa cũng như giúp cho hồ thủy sinh trở nên sinh động hơn. Nhưng để có thể nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh đòi hỏi người chơi phải có chút ít kinh nghiệm; thông qua bài viết này Cá Dĩa Hòa Phát xin chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm cơ bản; để giúp các bạn có thêm kiến thức về cách nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh cũng như cách setup hồ nuôi cá dĩa.

cách nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: Địa chỉ bán cá dĩa tại TpHCM !

Hướng dẫn cách nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh

Đèn, ánh sáng và cây thủy sinh

Hồ thủy sinh cần phải sử dụng đèn để có ánh sáng cho cây quang hợp; chính ánh sáng này làm cho cá dĩa bị lên tiêu, làm cá dĩa xấu đi rất nhiều. Vì thế để hạn chế việc cá dĩa lên tiêu ta cần chọn các cây thủy sinh có tán lá lớn như xác pháo đỏ hoặc xanh; súng; họ lá trầu; hẹ nước… Những lá cây này lớn tạo bóng mát để cá dĩa có nơi trú ngụ hoặc chọn các cây thủy sinh; cần ít ánh sáng như cây ráy, dương xỉ… Từ đó giảm được bớt ánh sáng trong hồ thủy sinh sẽ hạn chế được cá dĩa bị lên tiêu. Đặc biệt nên sử dụng hệ thống đèn ánh sáng vừa phải thôi.

Tiêu chuẩn hồ thủy sinh

Hồ thủy sinh nên có chiều dài trên 80cm. Nên chia bể ra, để khoảng 1/3 diện tích đằng sau là trồng cây; 2/3 phía trước là rải cát; tập trung đèn vào đằng sau; cá đĩa hay bơi ở phía trước thì sẽ đỡ bị đèn chiếu nhiều. Một lời khuyên chân thành là hồ thủy sinh nuôi với cá dĩa nên thoáng để dễ dọn dẹp vệ sinh.

tiêu chuẩn hồ cá thủy sinh

Hệ thống lọc và thức ăn

Hồ thủy sinh nên chơi lọc ngoài để tăng khả năng thẩm mỹ, cũng như đảm bảo chất lượng nước. Nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh nên cho cá ăn với liều lượng phù hợp hay nói cách khác là ít hơn so với bình thường một tí; có thể sử dụng thức ăn tim bò đông lạnh sẽ rất tốt. Hạn chế cho ăn trùng chỉ, vì sẽ làm ô nhiếm nguồn nước. Ngoài ra, nên luyện cho cá dĩa ăn thêm thức ăn viên sẽ đỡ cực nhọc hơn.

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: Thức ăn cho cá đĩa !

Các loại cá dĩa nào thích hợp nuôi trong hồ thủy sinh

Nên chọn loại cá dĩa albino hoặc các loại ít bị lên tiêu như: cá dĩa bông xanh, cá dĩa lam, cá dĩa bạch ngọc…

Các loại cá khác nuôi chung với cá dĩa

Ngoài ra ta có thể nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh kết hợp với 1 số loại cá nuôi hồ rong bơi ở tầng đáy và tầng mặt nước như: cá bảy màu, cá neon vua, cá mũi đỏ, cá hồng đăng, tam giác… để chúng ăn thức ăn thừa của cá dĩa, giúp cho hồ cá sạch hơn. Còn ở tầng đáy, có thể chọn cá dọn dẹp rêu như cá chuột otto là tốt nhất, chúng không hút nhớt cá dĩa.

cá dĩa nuôi chung với cá gì

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: Cá dĩa nuôi chung với cá gì?

Các loại cá tránh nuôi chung với cá dĩa

Không nên chọn các loại cá hay cắn rỉa vây nhau, các loại cá bơi quá nhanh cũng không hay. Các loại cá có kích thước lớn cũng không nên lựa chọn nuôi trong bể thủy sinh.

Dưỡng cá dĩa

Các bạn có thể nuôi 2 bầy cá dĩa, bắt ra dưỡng rồi cho vào lại bể luân phiên, cách này mệt cho cá và cả chủ nuôi. Đàn này lấy ra dưỡng cho đẹp, thì cho đàn khác vào…

Thay nước hồ thủy sinh

Khoảng 2 ngày 1 lần và thay khoảng 15%. Dùng ống nhựa xiphong hút cặn bả dưới đáy hồ ra.

Ưu và nhược điểm của cách nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh

Ưu điểm

Có nhiều ưu điểm khi nuôi cá dĩa cùng cây thủy sinh. Điều hiển nhiên là vẻ đẹp tuyệt đối của sự kết hợp này. Cá dĩa có khuynh hướng di chuyển nhẹ nhàng; duyên dáng và trông thật hoàn hảo giữa những khóm rong đu đưa theo dòng nước. Màu sắc của chúng, đặc biệt là lam kim biền thể cực kì hợp với màu xanh và đỏ tự nhiên của cây.

Thêm một lưu ý quan trọng, cây thủy sinh được biết như bộ lọc hóa học, loại bỏ chất độc trong nước. Điều này rất quan trọng cho bể cá dĩa. Cá dĩa rất nhạy cảm với chất lượng nước và chúng đòi hỏi người nuôi cá duy trì nước ở chất lượng cao. Một loạt cây khỏe mạnh sẽ tạo ra một môi trường hoàn toàn trong sạch; ngăn chặn những bệnh tật thông thường.

Cây thủy sinh cũng cho cá dĩa chỗ trú tự nhiên; cá dĩa có khuynh hướng nhút nhát và khó chịu với những tác động bên ngoài hồ. Cây thủy sinh được ưa thích để trang trí bể cá dĩa hơn vì cá dĩa dễ dàng bị thương vì những mảng gỗ hay đá sắc nhọn. Trang bị một môi trường thoải mái cũng làm cá dĩa của bạn khỏe hơn.

Cây lá rộng tạo chỗ sinh sản tuyệt vời cho cá dĩa cặp. Trong khi hầu hết các nhà gây giống cá dĩa chọn giá thể hình nón hay đá phiến, cá dĩa của chúng tôi thường đẻ trên lá. Lá cây thủy sinh tạo chỗ đẻ tốt cho bể chung trong lúc những lá cây thủy sinh khác; bảo vệ chỗ đẻ khỏi những hàng xóm tọc mạch hay những người nuôi cá ồn ào.

cách nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh

Nhược điểm

Chúng là cá nhiệt đới nuôi trong nước có nhiệt độ > 26,67 độ C. Cụ thể chúng tôi nuôi chúng ở 27,78 độ C. Nhiệt độ cao sẽ giới hạn sự phát triển bình thường một số cây thủy sinh ở một chừng mực nào đó.

Tất cả các tài liệu về cá dĩa khuyên rằng nuôi cá dĩa thật tốt để đạt kích cỡ tối đa là điều kiện tốt nhất để gây giống. Nhiều nhà gây giống cho cá ăn 4,5 lần mỗi ngày với thức ăn giàu protein như hỗn hợp tim bò. Cá dĩa mất một khoảng thời gian để ăn, sau đó thức ăn thừa được hút ra để bảo đảm chất lượng nước. Thay nước từng phần được thực hiện thường xuyên để giữ lượng nitrates thấp. Bất cứ ai trồng cây thủy sinh thấy rằng; việc dọn dẹp thức ăn thừa và thay nước nhiều rất khó khăn.

Kết luận, cách nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh sẽ cần một hồ cá dĩa và cây thủy sinh được xếp đặt với những cây không đòi hỏi cắt tỉa thường xuyên. Loại cá dĩa rất nhút nhát và dễ hoảng sợ; nên bạn động tới hồ càng ít; chúng trông càng đẹp.

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: Giá cá đĩa hiện nay !

Tìm kiếm Bài viết mới
  • Cá bảy màu bị xù vảy – Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa
  • Tại sao cá bảy màu bụng to nhưng không chịu đẻ?
  • Nguyên nhân khiến cá bảy màu bị rách đuôi và Cách chăm sóc
  • Đặc điểm, Cách Chăm Sóc và Giá Cá bảy màu rồng đỏ
  • Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Cá bảy màu rồng xanh
  • Đặc điểm, Các loại và Cách nuôi Cá bảy màu thái
  • Nguyên nhân, Cách trị và Phòng ngừa Cá bảy màu bị thối thân, thối đuôi
  • Hướng dẫn cách nuôi cá bảy màu trong chậu nhỏ
  • Tại sao cá bảy màu chết & Dấu hiệu cá bảy màu sắp chết
  • Cách nuôi cá bảy màu trong thùng xốp hiệu quả nhất
Chuyên mục
  • Cá Dĩa
  • Các loại khác
  • Kỹ thuật nuôi cá dĩa
  • Tin tức
  • AllCá DĩaCác loại bán chạyThức ăn Tìm kiếm:
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Cá Dĩa
    • Cá Dĩa Đỏ
    • Cá Dĩa Vàng
    • Cá Dĩa Bồ Câu
    • Cá Dĩa Xanh
    • Cá Dĩa Bông Xanh
    • Cá Dĩa Albino
    • Cá Dĩa Bull
  • Thức ăn
  • Hồ cá dĩa đẹp
  • Thiết kế hồ cá dĩa
  • Tin tức
    • Cá Dĩa
    • Kỹ thuật nuôi cá dĩa
    • Các loại khác
  • Liên hệ
Chat Zalo Chat Facebook Gọi 0931 360 083

Đăng nhập

Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *

Mật khẩu *

Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Từ khóa » Cách Nuôi Cá Dĩa Trong Hồ Thủy Sinh