Cách Nuôi Cá Rồng Size Nhỏ Sinh Trưởng Và Phát Triển Khỏe ...
Có thể bạn quan tâm
- 1. Cá rồng là gì?
- 2. Cá rồng có mấy loại?
- 2.1. Cá rồng Thanh Long
- 2.2. Cá rồng Huyết Long
- 2.3. Cá rồng Kim Long Quá Bối
- 2.4. Cá rồng Cao Lưng Hồng Vũ
- 2.5. Cá rồng Hồng Long
- 2.6. Cá rồng Kim Long Úc
- 2.7. Cá rồng Hồng Điểm Long
- 2.8. Cá rồng Hắc Long
- 2.9. Cá rồng Ngân Long
- 3. Cách nuôi cá rồng size nhỏ
- 3.1. Cách chọn cá rồng giống
- 3.2. Số lượng cá khi nuôi
- 3.3. Hồ nuôi cá rồng
- 3.4. Cách thả cá rồng
- 3.5. Nhiệt độ nước trong bể cá
- 3.6. Thức ăn cho cá rồng size nhỏ
- 4. Bí quyết nuôi cá rồng size nhỏ
- 5. Câu hỏi thường gặp
1. Cá rồng là gì?
Cá rồng là một họ cá xương nước ngọt nhiệt đới với danh pháp khoa học Osteoglossidae, hay còn được gọi là cá lưỡi xương. Hầu hết cá rồng là loài cá lớn (chúng có thể dài hơn 100 cm), vì vậy chỉ có thể nuôi cá trưởng thành trong các bể cá lớn. Mặc dù có kích thước ấn tượng nhưng trong tự nhiên, cá rồng có thể nhảy lên khỏi mặt nước với khoảng cách lên đến 3m.
Cá rồng có thân hình thuôn dài được nén từ hai bên. Trong cá thể tự nhiên cá rồng có thể phát triển lên đến 120 cm, trong bể thủy sinh chiều dài cơ thể thường không quá 60 cm, cơ thể được bao phủ bởi các vảy lớn, phân biệt rõ ràng. Các tấm xương bao phủ đầu. Miệng thường ở trên, rất rộng. Hàm dưới có một đôi râu hướng ra phía trước. Vảy của cá to gần giống với vảy của Rồng và chúng có khả năng phát sáng.Cho nên chúng được gọi là cá rồng.
2. Cá rồng có mấy loại?
Cá rồng được chia ra làm 4 loại dựa trên màu sắc chính của cá là: Cá có vây màu xanh là Thanh Long, Huyết Long là cá có màu đỏ, Ngân Long là cá có màu trắng hoặc ánh bạc, Kim Long là loại cá có màu vàng.
Phân loại theo nguồn gốc trên thế giới thì có thể chia cá rồng ra làm 9 loại tới từ Châu Á, Úc, Nam Mỹ và Châu Phi bao gồm: Cá Rồng Thanh Long (Green Arowana); Kim Long Quá Bối (Cross Back Golden); Huyết Long (Red Arowana); Hồng Long (Banjar Red, Yellow Tail); Kim Long Úc (Pearl Arowana); Cao Lưng Hồng Vỹ (High Back Golden); Ngân Long (Silver Arowana); Hắc Long (Black Arowana); Hồng Điểm Long (Spotted Arowana).
2.1. Cá rồng Thanh Long
Là loài cá có nguồn gốc từ Châu Á, thường được tìm thấy ở nhiều nước như Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện. Ngoài ra, chúng còn có mặt ở nhiều các quốc gia Châu Á khác nhau cho nên ngoại hình của chúng cũng có sự khác biệt nhất định. Đặc trưng của dòng cá này là chúng có thân hình màu xám xanh, đuôi có sọc xám đậm và xanh.
2.2. Cá rồng Huyết Long
Cá rồng Huyết Long là loài cá có nguồn gốc từ Châu Á, chúng sống ở lưu vực sông Mekong (Việt Nam và Campuchia), miền tây Thái Lan, các đảo Sumatra và Borneo. Cơ thể của cá có thể có kích thước lên đến 90 cm trong cá thể tự nhiên nhưng không thể vượt quá 60 cm trong bể cá.
2.3. Cá rồng Kim Long Quá Bối
Cá rồng Kim Long Quá Bối là một biến thể màu sắc của cá rồng châu Á, chúng thường sống ở Tây Malaysia. Cá rồng Kim Long khi còn nhỏ có vảy màu lờ mờ, nhưng khi chúng trưởng thành thì vảy của cá rồng Kim Long sáng bóng như một thỏ vàng.
2.4. Cá rồng Cao Lưng Hồng Vũ
Loài cá này có nguồn gốc từ Indonesia, chúng sở hữu màu hanh đỏ hoặc nâu khi cá thể non, còn khi trưởng thành cá rồng Cao Lưng Hồng Vũ có màu vàng đậm. Phần lưng của loài cá này hơi gù, phần lưng trên có màu sậm, phần lưng phía dần đuôi có màu nhạt hơn.
2.5. Cá rồng Hồng Long
Cá rồng Hồng Long là loài cá có ở các nước châu Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia,...Đặc trưng của loài cá này là có màu hồng nhạt nên có thể dễ dàng nhận biết.
2.6. Cá rồng Kim Long Úc
Cá rồng Kim Long Úc là loài cá có nguồn gốc từ Bắc Úc và New Guinea. Kích thước trong bể nuôi không quá 60 cm, dạng tự nhiên có thể phát triển thêm 30 cm. Vảy nhỏ hơn so với các họ hàng châu Á. Màu cơ thể dao động từ bạc đến vàng hoặc vàng đồng. Vây hậu môn và vây lưng có những đốm nhỏ màu vàng hoặc cam. Dưới ánh sáng nhất định, vảy có ánh sáng lung linh tuyệt đẹp, giống như ngọc trai, mà loài cá này có tên thứ hai - cá rồng ngọc trai.
2.7. Cá rồng Hồng Điểm Long
Loài cá này cũng đến từ châu Úc, chúng sống ở lưu vực sông Dawson Đông Bắc Queensland. Đặc trưng của cá rồng Hồng Điểm Long là trên thân có điểm màu đỏ, trên nền thân có màu xanh lá nhạt hoặc màu xanh nâu nhạt. Phần lưng cá có màu xám phớt hoặc màu xanh nâu.
2.8. Cá rồng Hắc Long
Là loài cá có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Châu Phi. Cá rồng Hắc Long khi còn non cá có màu đen, khi trưởng thành cá sẽ dần chuyển sang màu xám. Cá có phần lưng thẳng, phần đuôi có hình nón.
2.9. Cá rồng Ngân Long
Cá rồng Ngân Long là loài cá sống ở lưu vực sông Amazon. Trong tự nhiên, nó có thể đạt chiều dài 120 cm và nặng 20 kg, trong bể nuôi cá nó phát triển lên đến 1 mét.
3. Cách nuôi cá rồng size nhỏ
3.1. Cách chọn cá rồng giống
Để cá có thể phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh thì việc chọn giống cá rồng khi nuôi cũng rất quan trọng. Do đó khi chọn cá rồng giống bạn cần lưu ý điều sau:
- Màu sắc của cá: Cá rồng khỏe mạnh sẽ có màu sắc tươi sáng, đậm màu, vẩy nhìn chắc chắn và không bị bong tróc
- Thân cá: Không quá mập cũng không quá mỏng. Cá lanh lợi không có dấu hiệu bị stress khi bơi và di chuyển thân cá
- Vảy: Không nên chọn những chú cá có vảy bị cong vênh không thẳng hàng.
- Râu: 2 râu của cá phải có chiều dài bằng nhau và có màu sắc giống với màu của thân cá
- Kỳ cờ (vây, đuôi): Kỳ cờ của cá phải luôn căng xòe to đều, không cong, lượn sóng. Vây ở bụng lưng phải to đều và có độ cong phù hợp với đuôi. Đuôi cá rồng phải phải xòe, to, màu sắc đẹp.
- Mắt: Mắt cá phải sáng trong, lanh lợi hoạt bát, không bị xệ mắt và không bị lệch.
- Mang: Mang phải đều, mịn và che lấp được tới phần thân, không bị hở mang, làm ảnh hưởng tới quá trình thở , phát triển của cá
- Càng bơi: Càng phải dài và đều, không lệch, không bị gãy, gấp ảnh hưởng tới hướng bơi.
- Dáng bơi: Khi bơi phải bơi cân bằng, các vây phải xòe ra
3.2. Số lượng cá khi nuôi
Cá rồng được cho là loài cá khá hiếu thắng. Cho nên khi nuôi cá rồng bạn chỉ có thể nuôi riêng 1 con 1 hồ. Hoặc có thể nuôi 6-10 con trong 1 hồ thật lớn. Vì khi sống trong môi trường tập thể thì tính hiếu thắng của cá rồng sẽ được giảm bớt.
3.3. Hồ nuôi cá rồng
Trong cách nuôi cá rồng size nhỏ thì hồ nuôi cá cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bởi đây chính là môi trường để cá rồng có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Cá rồng là loài cá thích bơi nổi trên mặt nước, cho nên khi nuôi cá bạn cần phải thiết kế sao cho bể cá có chiều dài, chiều rộng và chiều cao phù hợp.
Ví dụ: Nếu cá có size nhỏ khoảng 15cm thì 1 bể cá nên có kích thước 120 x 45 x 45cm. Còn cá trưởng thành thì kích thước bể cá nên to hơn một chút khoảng 30cm, thì hồ dài 180 x 60 x 45 cm là lý tưởng.
3.4. Cách thả cá rồng
Cách thả cá rồng cũng là một trong những việc bạn cần phải quan tâm. Bởi nếu không thả cá đúng cách, rất có thể bạn sẽ gây ra những tổn thương cho chú cá. Do vậy để cả thả đúng cách bạn cần phải làm những điều sau:
- Trước khi thả cá bạn nên để nước trong hồ bể cá rồng lắng xuống tối thiểu 48h.
- Bỏ 1% muối hột vào bể nước và tăng máy oxy chạy tối đa.
- Mở bịch cá, lấy 1 ly nước trong hồ đổ vào bịch để cá có thể làm quen với môi trường nước.
- Đổ khoảng 1/2 nước trong bịch ra hồ, sau 5 phút thì đổ ly nước trong hồ vào bịch cá cho đến khi đầy bịch. Đợi thêm 5 phút nữa thì cho cả bịch vào hồ và thả cá ra. Lưu ý là không nên cho cá ăn trong ngày đầu thả cá.
3.5. Nhiệt độ nước trong bể cá
Khi nuôi cá rồng size nhỏ, bạn cũng cần chú ý đến nhiệt độ và độ pH trong bể. Nhiệt độ trung bình thường khoảng 28-32 độ C và độ pH khoảng từ 6.5-7.5. Nếu thấp quá sẽ khiến các vi khuẩn gây bệnh phát triển, mà cao quá thì lại làm ảnh hưởng đến những chú cá của bạn, khiến những tế bào mềm xung quanh đầu cá bị nhăn lại nhiều hơn.
3.6. Thức ăn cho cá rồng size nhỏ
Việc cho cá rồng nhỏ ăn đúng cách không chỉ giúp những chú cá rồng của bạn phát triển nhanh chóng mà nó còn góp phần tạo nên màu sắc đẹp cho chúng.
Thức ăn chủ yếu cho cá rồng là: dế, châu chấu, tép tươi, dế, gián, trùn sữa, nhái con, cá xiêm, con rít,... Thậm chí là tôm lột vỏ, trai không vỏ, mực và cá nạc - đây là những loại thức ăn rất thích hợp để cho cá rồng ăn.
Nếu bạn muốn cá rồng lên màu đỏ đẹp mắt, thì bạn nên cho cá rồng ăn tôm nhỏ, hoặc tép nguyên vỏ làm bữa ăn chính.
Khi nuôi cá rồng con, bạn sẽ thấy chúng lớn nhanh hơn các con cá rồng đã trưởng thành. Bởi cá rồng nhỏ sẽ mau đói hơn và ăn nhiều hơn. 70% thực phẩm phải là thực phẩm tươi sống, như vậy thì sự phát triển của các mới đạt được hoàn toàn.
Khuyến cáo không nên cho cá ăn nhiều thức ăn trong một lần, vì như thế sẽ khiến chúng bị đầy bụng và dẫn đến chết cá. Và cũng không nên để đồ ăn đọng quá lâu trong hồ, vì như vậy sẽ làm cho môi trường nước bị ô nhiễm nhanh chóng. Hơn nữa, nếu để thức ăn đọng quá lâu trong hồ, chúng sẽ bám vào bề mặt kính, gây xấu bể cá.
4. Bí quyết nuôi cá rồng size nhỏ
Khi nuôi cá rồng size nhỏ, thức ăn của chúng cần phải được đảm bảo về độ tươi sống cũng như chất lượng. Hãy lựa chọn thức ăn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để có thể đảm bảo sự an toàn cho những chú cá của bạn nhé.
Và chất lượng nước phải tốt, đồng nghĩa với việc là bạn phải cung cấp 1 hệ thống lọc đảm bảo và phải thường xuyên thay nước cũng như kiểm tra độ pH, độ kiềm và nhiệt độ của nước,...
Mặt khác, thi thoảng bạn cũng nên cho cá ăn thêm cá 3 đuôi, như vậy sẽ giúp tăng cường khoáng chất (minerals), vitamine và chất béo (proteins) cần thiết để cá tăng trưởng tốt nhất.
5. Câu hỏi thường gặp
1. Cá rồng có thể sống được bao lâu? Tuổi thọ trung bình của cá rồng có thể sống được khoảng 10 -15 năm. 2. Cá rồng nhỏ nuôi bao lâu thì lớn? Khoảng thời gian để cá đạt được kích thước đầy đủ phụ thuộc vào nhiều biến số khác nhau, nhưng thông thường, trong khoảng 6 tháng - 1 năm thì cá của bạn sẽ đạt kích thước trưởng thành. 3. Cá rồng có thể sống được bao nhiêu ngày mà không cần thức ăn? Cá rồng có thể sống được trong khoảng 2-3 ngày mà không cần thức ăn. 4. Một ngày nên cho cá rồng ăn bao nhiêu lần? Cho cá rồng size nhỏ ăn 2-3 lần/ngày, còn cá rồng trưởng thành thì cho ăn 1 lần/ngày, chỉ cho ăn những gì chúng có thể ăn trong 1 đến 2 phút. Rã đông thực phẩm trước khi cho ăn. 5. Cá rồng có thể nhảy cao đến mức nào? Cá rồng hoang dã có thể nhảy cao tới hai mét so với mặt nước. 6. Tại sao cá rồng nhảy khỏi bể?Lý do khiến cá rồng nhảy ra khỏi bể là:
- Điều kiện bể kém: Cá rồng sẽ nhảy ra khỏi bể nếu không gian của bể quá chật hẹp
- Căng thẳng: Cá rồng có thể bị căng thẳng nếu điều kiện nước không thuận lợi.
- Ăn kiêng: Cá rồng cũng sẽ nhảy nếu chúng không được cung cấp đủ thức ăn. Cá rồng nhỏ có sự trao đổi chất cao, và chúng cần nhiều thức ăn để theo kịp tốc độ phát triển của chúng.
- Sử dụng một tấm che chắc chắn để cá không thể xô ngã nếu nó nhảy lên.
- Giảm mực nước xuống mức cho phép cá Rồng nổi lên để giảm bớt căng thẳng cho cá và duy trì nhiệt độ ổn định ở 32 ° C.
Từ khóa » Cá Rồng Nhỏ Cho ăn Gì
-
Cách Nuôi Cá Rồng Size Nhỏ - Cá Rồng Nuôi Bao Lâu Thì Lớn
-
Thức Ăn Cho Cá Rồng Nhỏ Ăn Gì Để Khỏe Mạnh Và Lên Màu Đẹp ...
-
Cá Rồng Ăn Gì? Chọn Thức ăn Cho Cá Rồng Bạn Cần Chú ý để Khỏe ...
-
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cá Rồng Size Nhỏ
-
Top 15 Cho Cá Rồng Nhỏ ăn Gì
-
Các Loại Thức ăn Cho Cá Rồng Nuôi Trong điều Kiện Nhân Tạo
-
[TIP] Cá Rồng ăn Gì? Thức ăn Cho Cá Rồng Lên Màu Tự Nhiên Nhất
-
Cá Rồng Nhỏ Ăn Gì / TOP #10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 7/2022 ...
-
Cách Chăm Sóc Cá Rồng Nhỏ đúng Cách Và Hiệu Quả | Cá Cảnh An An
-
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chọn Thức Ăn Cho Cá Rồng
-
Cách Nuôi Cá Rồng Nhanh Lớn Cho Người Mới Chơi
-
Bí Quyết Nuôi Cá Rồng Size Nhỏ, Bí Quyết Nuôi Cá Rồng Cho ...
-
Tổng Hợp Các Loại Thức ăn Cho Cá Rồng Trong điều Kiện Nhân Tạo
-
Thức ăn Cho Cá Rồng Lên Màu đẹp Hút Tài Lộc