Cách Nuôi Cá Trắm Giòn Năng Suất Cao, Hiệu Quả Tốt

4.9/5 - (63 bình chọn)

Nuôi cá trắm giòn đạt năng suất cao không phải là điều đơn giản gì. Đặc biệt là đối với những lần đầu thử sức. Vậy nên bạn đừng bỏ lỡ cách nuôi cá trắm giòn sau đây.

Cá trắm giòn hiện nay đang được ưa chuộng đông đảo trên thị trường tiêu dùng Việt Nam. Loài cá này được biết đến là thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng khi sử dụng. Vậy nên  không khó để lý giải vì sao nhu cầu nuôi cá trắm giòn trở nên ưa chuộng hơn. Tuy nhiên để có thể đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cá đảm bảo thì quy trình nuôi cần đảm bảo kỹ thuật. Đó là lý do vì sao Vinong.net sẽ bật mí cho bạn cách nuôi cá trắm giòn năng suất cao.

Nội dung chính

Toggle
  • Cá trắm giòn là gì? Đặc điểm hình dáng
  • Cách nuôi cá trắm giòn đúng kỹ thuật
    • Chuẩn bị ao hồ, lồng nuôi đạt chuẩn
      • Đối với ao nuôi
      • Đối với nuôi lồng
    • Chọn và thả cá giống
      • Về chất lượng con giống
      • Phương pháp
      • Mật độ thả
    • Quản lý và chăm sóc cá
      • Thức ăn
      • Biện pháp cho cá ăn
    • Xử lý môi trường nuôi
    • Thu hoạch     
  • Kết luận

Cá trắm giòn là gì? Đặc điểm hình dáng

Trước khi đi sâu vào cách nuôi cá trắm giòn bạn hãy cùng điểm qua một số thông tin về loại cá này. Cụ thể, cá trắm giòn bản chất là cá trắm cỏ được nuôi trồng bằng cách sử dụng nguồn thức ăn chính là đậu tằm nhằm tạo ra chất lượng thịt giòn, dai.

Cá trắm giòn
Cá trắm giòn

Cá trắm giòn thuộc dạng có kích cỡ trung bình với trọng lượng rơi vào khoảng 5 – 7kg. Dáng cá nhỏ, thuôn dài với phần bụng hình tròn. Miệng cá rộng hình cánh cung phần vây tròn mọc thưa thớt. Đầu cá kích cỡ trung bình. Nhìn vào ngoại hình của cá trắm giòn có nhiều đường nét tương đồng những giống cá nước ngọt khác.

Mặc dù vậy nhưng chất lượng dinh dưỡng của cá trắm giòn được đánh giá là rất cao. Trong đó điển hình như Kali, Protein, Canxi, Protein,… Một khi sử dụng thịt cá trắm giòn có thể mang đến lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp chống lại bệnh lão hóa và hỗ trợ phát triển trí tuệ ở trẻ.

Cách nuôi cá trắm giòn đúng kỹ thuật

Cách nuôi cá trắm giòn thực tế không quá khó như bạn thường nghĩ. Bản chất quá trình nuôi cá trắm giòn không khác nhiều so với nuôi cá truyền thống. Chỉ cần bạn nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản là có thể nuôi được cá trắm giòn đạt chất lượng cao. Trong đó, chi tiết cách nuôi cá trắm giòn đúng kỹ thuật và hiệu quả cụ thể như sau:

Chuẩn bị ao hồ, lồng nuôi đạt chuẩn

Một khi nuôi cá trắm giòn việc chuẩn bị ao hồ, lồng nuôi cần phải đảm bảo được các yếu tố cần thiết. Trong đó, ao hồ và lồng nuôi cần phải bố trí ở khu vực có nguồn nước trong, sạch. Tuyệt đối ao hồ, lồng nuôi không gần nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp hay nước sinh hoạt chảy vào. Điển hình:

Chú ý quy cách chuẩn bị ao hồ, lồng nuôi cẩn thận
Chú ý quy cách chuẩn bị ao hồ, lồng nuôi cẩn thận

Đối với ao nuôi

Cách nuôi cá trắm giòn phát triển tốt là ao phải có nguồn nước sạch tốt, chủ động về điện, nước. Ao nuôi cần sở hữu diện tích trung bình đạt khoảng 2.000 – 5.000m2. Phần đáy ao được cải tạo rõ ràng có san bằng và nghiêng về cống thoát nước. Bờ ao xây dựng chắc chắn với độ sâu đạt chuẩn >2m. Riêng độ sâu mực nước nên duy trì khoảng 1,5:2m.

Đặc biệt trong ao nuôi cá bạn cần tích hợp thêm các thiết bị phụ trợ tạo dòng chảy. Bạn có thể dùng máy bơm hoặc là các loại quạt nước chẳng hạn. Mục đích chính của việc làm này là kích thích cá thường xuyên hoạt động, bơi lội như vậy thịt cá sẽ chắc và giòn hơn.

Trước khi đưa cá vào nuôi bạn nhớ tháo cạn nước sau đó nạo vét bùn và phát quang bờ, san lấp các hang hố. Sau đó bạn dùng vôi cải tạo lại đáy ao và diệt tạp khuẩn. Quy cách diệt tạp khuẩn là sử dụng 7 – 10 kg vôi/100m2 đem phơi nắng 3 đến 5 ngày. Một khi cải tạo xong bạn hãy cấp nước vào ao khoảng 1.5 đến 1.8m nước. Nước tiêu chuẩn là phải trong, sạch không bị nhiễm bẩn và vẩn đục.

Đối với nuôi lồng

Trong trường hợp bạn nuôi lồng thì quy cách nuôi cá trắm giòn đạt chuẩn trước hết bạn cần chọn lồng tốt. Hiện nay lồng nuôi đa dạng về chất liệu như xi măng, lưới thép hay composite nhưng lồng truyền thống bằng gỗ vẫn tốt hơn. Tất nhiên tùy vào điều kiện tài chính của mỗi người mà lồng nuôi sẽ khác nhau. Đặc biệt dù lựa chọn lồng nào thì quy chuẩn kích thước cho lồng phải đảm bảo như sau:

  • Đối với lồng cỡ nhỏ: Thể tích <100m2, chiều dài đạt chuẩn là 6 đến 8m, chiều rộng từ 3 đến 5m và chiều cao là 2.5 đến 3m.
  • Đối với lồng nuôi tầm trung: Thể tích giao động từ 100 đến 500m3. Chiều dài từ 9 đến 12m, chiều rộng 4 đến 9m và chiều cao là 3 đến 5m.
  • Đối với lồng cỡ lớn; Thể tích trung bình từ 500m3 đến 1.600m3. Chiều dài của lồng từ 12m đến 30m, chiều rộng từ 9 đến 12m và chiều cao là 4 đến 4.5m.
Nuôi lồng cá trắm giòn cần chú ý nhiều điều
Nuôi lồng cá trắm giòn cần chú ý nhiều điều

 Lồng nuôi cá trắm giòn cần được đặt nổi và có dây neo cố định tại một vị trí thuận lợi trên sông. Bạn có thể đặt lồng chạy dọc theo dòng nước chảy. Mực nước sông phải đảm bảo điều hòa và cao hơn chiều cao ngập nước của lồng từ 0.3m đến 0.5m.

Chọn và thả cá giống

Quy cách nuôi cá trắm giòn đúng kỹ thuật đạt năng suất cao chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc chọn cá giống. Đây được xem là nhân tố quyết định tới gần 50% hiệu quả và năng suất của cá trắm trong quá trình nuôi. Chỉ có giống cá tốt, khỏe mạnh mới đảm bảo quá trình.  Vậy làm cách nào để chọn được cá giống cá trắm giòn tốt nhất? Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc lựa chọn thì có thể chọn như sau:

Về chất lượng con giống

Bạn nên chọn cá giống có khối lượng từ 1.8kg đến 2kg/con. Bạn hãy chọn loại cá có ngoại hình cân đối, không có dấu hiệu bị xây xát. Các trắm giòn có vẩy hoàn chỉnh, không bị dị hình, kích cỡ cá đồng đều và linh hoạt khi bơi lội. Cá không có dấu hiệu bị bệnh, ủ rũ.

Cách nuôi cá trắm giòn chuẩn là chọn được cá giống tốt
Cách nuôi cá trắm giòn chuẩn là chọn được cá giống tốt

Phương pháp

Cách nuôi cá trắm giòn đạt chuẩn tốt phải chú ý phương pháp vận chuyển sau khi lựa chọn chất lượng giống. Theo đó trước khi tiến hành vận chuyển cá đến ao hồ, lồng nuôi bạn cần ép cá bằng phương pháp cho cá nhịn ăn. Thời gian nhịn ăn tối ưu nhất là 1 ngày. Khi vận chuyển cá bạn nhớ vận chuyển vào lúc trời mát, sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Đặc biệt bạn nhớ cần được tắm nước muối nồng độ 2% hoặc tắm nước kháng sinh 30 ppp trong khoảng 10 phút trước khi thả cá.

Mật độ thả

Cá trắm giòn một khi thả vào ao hồ, lồng nuôi bạn cần chú ý mật độ thả cá. Đây chính là nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho cá được phát triển tốt. Trong đó nếu bạn thả cá trong ao thì mật độ tiêu chuẩn là 1 con/m2 và trong lồng là 5 đến 7 con/m2.

Một khi nuôi cá trong ao bạn có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép đều được. Nếu bạn nuôi ghép thì đối tượng nuôi ghép nên chọn là cá chép, cá rô đồng, cá mè,…Tỷ lệ ghép đạt chuẩn 8:2 tức là cá trắm 80% mà đối tượng khác 20%. Riêng cá rô đồng bạn nên nuôi ghép theo mật độ cao.

Quản lý và chăm sóc cá

Điểm khác biệt ở mỗi người khi áp dụng cách nuôi cá trắm giòn là ở việc quản lý và chăm sóc cá. Nếu cá được chăm sóc tốt thì sẽ tăng nhanh về kích thước và tăng năng suất hiệu quả. Chất lượng thịt cá từ đây cũng trở nên thơm, giòn và dai ngọt hơn. Trong đó, tổng thể quá trình chăm sóc cá bạn nhớ chú ý tới liều lượng thức ăn và loại thức ăn sử dụng. Cụ thể như sau:

Chăm sóc cá cẩn thận mới đảm bảo sự phát triển của cá
Chăm sóc cá cẩn thận mới đảm bảo sự phát triển của cá

Thức ăn

Một khi nuôi cá trắm giòn chất lượng cá tốt là bạn không nên cho cá ăn cỏ. Nếu sử dụng thức ăn này cá sẽ không còn độ giòn. Thay vào đó bạn hãy sử dụng đậu tằm làm thức ăn chính cho cá. Trước khi cho cá ăn bạn nhớ ngâm đậu trong nước khoảng thời gian ngắn nhất là 24 giờ. Để  phòng bệnh cho cá bạn hãy rửa sạch đậu bằng nước muối 1% (tức là 1kg muối ăn/100l nước).

Biện pháp cho cá ăn

Một khi cho cá ăn bạn không nên cho quá nhiều thức ăn vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và độ tăng trưởng của cá. Thay vào đó, bạn nên lập thời gian biểu để đảm bảo quy cách nuôi cá trắm giòn được hoàn chỉnh.

Cụ thể mỗi ngày bạn chỉ nên cho cá ăn khoảng 1 lần/ngày là đủ. Bạn nên đặt thức ăn vào máng ở phía đáy ao hoặc đáy lòng nuôi. Lượng thức ăn hàng ngày của cá trắm nên đảm bảo tiêu chuẩn khoảng 2 đến 3% khối lượng đàn cá nuôi.

Thời gian đầu sau khi cho cá ăn khoảng tầm 3 tiếng bạn hãy kiểm tra xem cá có ăn hết thức ăn hay không. Đây là cách thức giúp bạn nắm bắt được tình hình của cá xem có phù hợp với thức ăn hay không. Đồng thời từ đó bạn có thể điều chỉnh được lượng thức ăn cho phù hợp.

Sử dụng đậu tằm cho cá ăn
Sử dụng đậu tằm cho cá ăn

Mặt khác, đậu tằm thường có xu hướng chìm trong nước nên bạn nhớ cho cá ăn một ít để theo dõi nhu cầu của chúng. Trong quá trình nuôi bạn cần vệ sinh định kỳ máng ít nhất 2 lần/tháng để có thể đảm bảo phòng bệnh cho cá. Bạn cũng nên loại bỏ thức ăn dư thừa sau khoảng 2 giờ cá ăn.

Xử lý môi trường nuôi

Cách nuôi cá trắm giòn cần đặc biệt chú ý đến môi trường sống hằng ngày của cá. Theo đó, bạn hãy thường xuyên duy trì mức nước theo quy định đề ra. Bạn cũng cần phải theo dõi chất lượng nước và có các biện pháp xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu thay đổi. Bạn phải vệ sinh định kỳ ao hồ, lồng nuôi đúng chuẩn về thời gian, giờ giấc.

Theo đó hằng ngày bạn hãy kiểm tra vào sáng sớm. Nếu thấy nước trong ao hồ, lồng nuôi cạn dưới mức duy trì bạn hãy kiểm tra lại bờ, cống ao và cấp thêm nước. Độ trong của nước duy trì ở mức 50cm đến 60cm để ổn định môi trường ao. Bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra lưới hoặc đăng chắn cá ở cổng cấp, thoát nước. Những ngày mưa, bão bạn cần kiểm tra mức độ an toàn bờ và cống ao. Định kỳ 15 ngày/lần bạn cần hòa vôi vào nước té đều lên mặt ao với liều lượng quy định là 1 – 2kg/100m.

Xem ngay: Cách sử dụng chế phẩm sinh học EM gốc ( EM1) trong nuôi tôm, cá, thủy sản hiệu quả nhất!

Trong quá trình nuôi cá giòn bạn cũng nên áp dụng một số biện pháp phòng bệnh cho cá. Cụ thể bạn có thể sử dụng tỏi xay nhuyễn hoặc sử dụng Vitamin C, Vitamin tổng hợp trộn cùng thức ăn.

Môi trường sống của cá phải sạch sẽ
Môi trường sống của cá phải sạch sẽ

Thu hoạch     

Thu hoạch cá tốt nhất là sau khi nuôi khoảng 8 tháng đến 1 năm. Cá đạt chất lượng khoảng 2.5kg đến 3.5kg (thậm chí có con đạt 5kg đến 6kg) là được. Bạn nên tiến hành thu hoạch cá để giảm mật độ. Ước tính năng suất cá có thể đạt được giao động khoảng > 10 tấn/ha/vụ.

Kết luận

Vậy là chi tiết cách nuôi cá trắm giòn đúng chuẩn cho năng suất cao đã được chia sẻ như trên. Mong rằng dựa vào những thông tin mà vinong.net gợi ý bạn sẽ có được phương án nuôi trồng hiệu quả. Đặc biệt đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần đặt mua thức ăn cho cá hay các sản phẩm xử lý môi trường.

Xem thêm: Bật mí cách nuôi cá chép giòn chi tiết từ A – Z

Từ khóa » Cá Chép Giòn Cho ăn Gì