Cách Nuôi Cá Vàng Không Bị Chết
Có thể bạn quan tâm
Cá vàng là loài cá cảnh với nhiều tên gọi khác nhau như cá tàu, cá vàng, cá ba đuôi, cá vàng 3 đuôi, … không còn xa lạ gì đối với giới nuôi cá cảnh cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Việc sở hữa nhiều đặc tính như dễ nuôi, dễ chăm sóc, có thể sử dụng nhiều loại thức ăn, màu sắc phong phú đa dạng, cấu tạo hình thể gây sự chú ý và thích thú của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai khi bắt đầu cũng có thể nuôi ngay được một bể cá vàng ưng ý. Cá Cảnh Thái Hòa sẽ chỉ cho bạn cách nuôi cá vàng từ những điều đơn giản nhất, đặc biệt là cách nuôi cá vàng 3 đuôi sống lâu.
- Chuẩn bị hồ nuôi cá vàng:
– Hồ mới mua về phải được đổ nước cho đầy để kiểm tra sức chịu đựng, rịn nước nếu có.
– Cho chuối xiêm chín đập dập thả vào hồ và ngâm nước khoảng 3 ngày để bay hết mùi keo và làm cho hồ sạch bề mặt (cách này cũng áp dụng tương tự cho hồ xi măng mới xây nhưng phải để một tuần sau đó mới xúc sạch hồ và đổ nước sạch vào, có thể dùng nước máy).
– Bật máy lọc hoạt động liên tục trong 3 ngày và để đèn chiếu sáng (hồ xi măng cũng làm như vậy nhưng thời gian lọc nước có thể kéo dài hơn thì càng tốt, mục đích lọc nước là để nước trong và bay hết mùi clo) nhớ xả miếng lọc cho thật sạch.
Đối với hồ đã cũ bạn hãy cho nước vào ngập hồ, tiếp theo cho vào đó 1-2 kg muối (càng mặn càng tốt), ngâm hồ 2 ngày nhằm tiêu diệt những mầm bệnh như: ký sinh, nấm… Sau đó súc nước lại cho sạch, thay nước mới vào và thực hiện quy trình lọc nước giống như hồ mới.
- Thả cá vào bể
Bước 1: Ngâm cả bịch cá còn cột dây thun vào hồ. Mục đích giúp nhiệt độ nước trong hồ và trong bịch cá cân bằng nhau, mặc khác giúp cá quen với khung cảnh trong hồ.
Bước 2: Mở bịch ra và múc một ít nước từ trong hồ cho vào bịch. Tiếp tục cho thêm nước vào bịch (mỗi lần cách nhau 5 phút). Mục đích là để cá quen dần với nguồn nước mới.
Khi thả cá vào bể nếu thấy cá bơi bình thường như lúc mới mua thì bạn đã thành công
Bước 3: Từ từ nghiêng bịch để cá tự động bơi ra. Không nên trút bịch cá quá nhanh.
Lưu ý: Nếu thấy cá bơi hoảng loạn và đâm đầu vào bể hay các vật trang trí thì bạn hãy dời bể cá đến nơi không có người qua lại, không có tiếng động để chúng hồi phục lại và quen với hồ mới, nếu không chúng sẽ chết chỉ trong vài ngày.
- Thức ăn
Thức ăn cho cá vàng có 2 loại là dạng viên và dạng mảnh. Loại thức ăn dạng viên chìm tương đối chậm trong nước, rất tốt cho cá cảnh, trong đó có cá vàng vì các loại cá ở mặt bể hay đáy bể đều có thể ăn được. Cũng cần lưu ý chỉ nên cho cá ăn trong khoảng 3 phút. Đối với loại cá vàng còn nhỏ và đang phát triển, hãy cho ăn 2-3 lần một ngày. Đối với loại cá vàng lớn hơn, 1 lần/ngày là đủ. Bạn cũng có thể bổ sung thêm vào chế độ ăn của cá vàng giun sống và tôm, lưu ý phải là loại có sẵn từ các cửa hàng hồ cá.
Tuy nhiên, để cá vàng vui khỏe đón tết các bạn cần lưu ý tránh các sai lầm sau khi nuôi cá vàng:
- Mua bể quá nhỏ
– Bạn không thể nuôi cá vàng trong cái bể quá nhỏ, cá vàng cần không gian để bơi lội.
– Cá vàng cũng thải ra nhiều chất bẩn gây hại, bể quá nhỏ sẽ không giải quyết vấn đề thanh thải độc chất.
- Nuôi quá nhiều cá so với khả năng của bể
– Mỗi cá vàng cần khoản 60-80 lít nước để sinh trưởng và phát triển tốt.
– Vậy nếu bể của bạn là 120cm*50cm*50cm tương đương 300 lít thì nên nuôi 4-6 con tùy size.
- Không trang bị máy lọc, máy oxy
– Cá vàng thải rất nhiều ammonia, rất độc cho cá.
– Không trang bị máy lọc thì như bệnh nhân suy thận vậy, cơ thể sẽ bị nhiễm độc và chết.
- Cho cá ăn quá nhiều
– Cá ăn nhiều sẽ thải nhiều ammoniac, thức ăn thừa cũng làm tăng lượng độc chất này.
– Cá vàng có thói quen ăn mà không biết no, ăn nhiều làm cá táo bón và gây ra các vấn đề tiêu hóa.
– Cho cá ăn 1-2 lần ngày, mỗi lần cho ăn cá phải ăn hết trong vòng 1 phút.
- Không thay nước đều đặn
– Như trong bài thay nước cho cá đã đề cập, dù cho hệ lọc tốt đến đâu thì sản phẩm cuối cùng của chu trình nitrogen là Nitrat, chất này cũng gây độc cho cá.
– Thay nước phải tiến hành đều đặn, như bệnh nhân chạy thận nhân tạo, tốt nhất là 33: 3 ngày thay 30%.
- Không chiếu sáng đầy đủ cho bể cá vàng
– Ánh sáng quan trọng trong quá trình tổng hợp chất cần thiết cho cở thể cá vàng đặt biết là chuyển hóa vitamin D canxi.
– Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng để duy trì và hoàn thiện màu sắc ở cá vàng.
- Nuôi chung nhiều loại cá khác
– Cá vàng chỉ thích hợp nuôi với cá vàng.
– Tốt nhất là nuôi cùng phân loại (ranchu, oranda, ruykin…) và cùng kích thước.
- Mua cá vàng phẩm chất kém.
– Cá vàng mua ở chợ, các của hàng cá cảnh tổng hợp thường cá phẩm chất kém và mang nhiều mầm bệnh.
– Nên mua ở những shop chuyên bán cá vàng, những shop quan tâm đến chất lượng cá (Nguồn, vận chuyển, cách ly, chăm sóc…)
- Không cách ly cá mới về
Cá mới về thường tiềm ẩn nhiều bệnh lây nhiễm cho cả bể cá của bạn.
Từ khóa » Cách Nuôi Chăm Sóc Cá Vàng
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Vàng Khỏe Mạnh ổn định - Lên Màu đẹp - WikiOhana
-
Cách để Chăm Sóc Cá Vàng - WikiHow
-
Hướng Dẫn Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Vàng Khỏe Mạnh
-
8 Kỹ Thuật Nuôi Cá Vàng 3 đuôi Sống Lâu Sống Khỏe | Pet Mart
-
Hướng Dẫn Nuôi Cá Vàng 3 đuôi Không Chết Dành Cho Người Mới
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Cá Vàng (dành Cho Người Mới Bắt đầu)
-
CÁCH NUÔI CÁ VÀNG MAU LỚN ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ ...
-
Hướng Dẫn Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Vàng 3 đuôi Sống Lâu
-
Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Cá Vàng Luôn Khỏe Mạnh - Bể Cá Tài Lộc
-
Cá Vàng đuôi Quạt - Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Khỏe Mạnh
-
Cách Nuôi Cá Vàng Nhanh Lớn, Lên Màu đẹp Lung Linh - Wiki Cách Làm
-
Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Vàng Cá Ba đuôi Sống Lâu ⋆ Cá Cảnh Mini
-
Cá Vàng đầu Lân Nuôi Và Chăm Sóc Như Thế Nào để Cá đầu Lân Khỏe ...
-
Cá Vàng Kim Nuôi Và Chăm Sóc Như Thế Nào để Cá Vàng Lưu Kim ...