Cách Nuôi Rùa Tai đỏ Trong Nhà Khỏe Mạnh, Sống Thọ - Thú Cưng AZ

Rùa tai đỏ nếu sinh sản với số lượng lớn ngoài tự nhiên thì có thể là mối nguy hiểm cho sinh vật tự nhiên vì chúng ăn tạp. Tuy nhiên nó được kiểm soát và dễ sống nên hiện nay trở thành thú cưng của nhiều người, đặc biệt là người có thú chơi cá cảnh, sinh vật cảnh. Nhưng cách nuôi rùa tai đỏ trong nhà như thế nào cho sống khỏe, sống dai thì không phải ai cũng biết.

Cách nuôi rùa tai đỏ trong nhà đơn giản

Những băn khoăn về nơi sống cho rùa, chăm sóc rùa, cho rùa ăn như thế nào là những băn khoăn chính của người nuôi rùa. Đặc điểm của rùa tai đỏ là khi mới sinh chỉ dài khoảng 1cm, trưởng thành đạt 15cm, tối đa có con dài 25cm. Nếu bạn xác định nuôi rùa thì nên chọn con có kích thước từ 10-20cm là vừa.

Khi làm bể để nuôi rùa tai đỏ thì bạn nên làm bể rộng và sâu để rùa sinh sống. Chúng có tập tính đuổi theo con mồi hoặc tìm con mồi nên tạo bể sâu rộng để chúng thiết lập thói quen của mình, sống thoải mái. Nếu nuôi từ 2 con trở lên thì càng phải làm bể rộng để tránh cạnh tranh, đánh nhau làm tổn thương lẫn nhau.

cach-nuoi-rua-tai-do-trong-nha-khong-bi-benh

Cách nuôi rùa tai đỏ khỏe mạnh

Rùa tai đỏ khá dễ sống nên cũng không nhất thiết phải làm bể nuôi cầu kỳ, tốn chi phí mà có thể tạo bằng thùng xốp hoặc nhựa. Trang trí bể nuôi bằng cây cỏ nhân tạo hoặc cây thật, hoặc hòn đá nhỏ. Không nên thả sỏi hay cát vì giống rùa tai đỏ ăn tạp có thể ăn cả sỏi làm tắc ruột. Sử dụng đèn UVA hoặc UVB để cân bằng nhiệt độ cho rùa sống.

Chăm sóc rùa hàng ngày

Thức ăn của rùa tai đỏ rất đa dạng có thể cho ăn tất cả các loại thực phẩm ăn được nhưng cần cân bằng Rau và nước 50%, thực phẩm khô 25%, thực phẩm Protein sống 25%. Các loại thức ăn dễ kiếm như  rau cải, xà lách, củ cà rốt, ớt ngọt, bí, rau muống, các loại bèo, côn trùng, sâu bọ, tôm, cá nhỏ… Ngoài tự nhiên rùa không ăn hoa quả nên bạn không cần thiết phải cho chúng ăn trái cây.

Rùa thải chất thải rắn ra ngoài nước hàng ngày nên bạn phải thay nước hàng ngày, dọn dẹp để loại bỏ chất bẩn, ký sinh trùng sản sinh làm rùa bị bệnh. Nên tìm hiểu một số dấu hiệu bệnh trên rùa như mắt bị sưng, híp chứng tỏ rùa bị nhiễm trùng mắt. Mai rùa mềm tức là rùa thiếu canxi. Miệng rộng, bỏ ăn rùa bị nhiễm khuẩn, lúc này cần điều trị bằng kháng sinh.

Dành nhiều thời gian để chơi đùa với rùa. Bạn đừng nghĩ nó không có tình cảm như mèo hay chó mà nó cũng biết gắn kết với chủ nếu bạn thường xuyên chơi đùa với nó.

Từ khóa » Cách Nuôi Rùa Tai đỏ Sinh Sản