Cách Nuôi Thỏ đúng Kỹ Thuật Giúp Thỏ Khoẻ Phát Triển Tốt - Eva
Có thể bạn quan tâm
Ưu điểm của việc nuôi thỏ
Loài thỏ là một loài có vẻ ngoài đáng yêu, dễ gần. Chúng hoàn toàn có thể được nuôi trong nhà như một loại thú cưng hoặc nuôi để phục vụ mục đích kinh tế. Dù là cách nào đi chăng nữa thì những ưu điểm khi nuôi thỏ sau đây là không thể phủ nhận:
- Loài thỏ có khả năng sinh sản nhanh chóng với thời gian mang thai chỉ có 30-35 ngày và thỏ con đủ 6-7 tháng tuổi là có thể sinh sản được rồi.
- Cách nuôi thỏ vô cùng dễ dàng bởi chúng ăn được rất nhiều loại rau củ quả khác nhau mà không gây tốn kém.
- Loài thỏ khi nuôi để lấy thịt sẽ đem đến nguồn cung dồi dào trong thời gian ngắn, nhờ đó mà kinh tế của gia đình bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
- Vốn đầu tư ban đầu để nuôi thỏ không cao như các loại gia súc, gia cầm. Ngoài ra xây dựng chuồng trại cho chúng cũng rất dễ dàng.
Thỏ là loài vật dễ nuôi, đem lại lợi ích kinh tế cao
Cách nuôi thỏ khỏe mạnh và đúng kỹ thuật
1. Xây chuồng
Chuồng để nuôi thỏ có thể được làm bằng các nguyên liệu tre, nứa hoặc kim loại tùy ý thích của bạn. Tuy vậy thì chuồng nuôi thỏ vẫn cần phải đáp ứng được một số tiêu chí như sau:
- Kích thước của chuồng phải đủ lớn để thỏ có thể đứng lên bằng hai chân hoặc đi lại trong chuồng mà không gây cản trở. Tốt nhất chiều cao của chuồng tính từ đáy cho đến nóc nên trong khoảng từ 50-60cm.
- Chuồng nuôi thỏ nếu đặt ở ngoài trời thì phải để ở nơi thoáng mát, không bị mưa gió ảnh hưởng. Còn nếu để trong nhà thì nên đặt ở hành lang, ngoài hiên để tránh mùi của chúng gây khó chịu trong sinh hoạt của bạn.
- Chuồng nuôi phải đảm bảo chắc chắn, có thể tháo lắp dễ dàng nhằm phục vụ cho mục đích dọn rửa vệ sinh định kỳ.
- Cuối cùng, chuồng nuôi thỏ phải được thiết kế sao cho bằng phẳng và nhẵn nhất có thể. Tuyệt đối không thiết kế góc cạnh, có nhiều đầu đinh, đầu nhọn nổi gờ trong chuồng có thể khiến thỏ bị thương. Dưới đáy chuồng bạn nên lót rơm rạ hoặc gỗ để chúng có thể nằm một cách an toàn.
Chuồng nuôi thỏ bằng kim loại
2. Chọn giống
Để giúp cách nuôi thỏ của bạn trở nên thuận lợi, dễ dàng, mang lại năng suất cao thì việc chọn giống thỏ ban đầu rất quan trọng. Một số giống thỏ phổ biến hiện nay như:
- Giống thỏ rừng Việt Nam: Thường có màu xám, nâu hoặc đen, thích nghi với khí hậu trong nước rất tốt, dễ nuôi và chăm sóc.
- Giống thỏ Californian: Thường có màu trắng muốt, kích thước to lớn hơn so với giống thỏ rừng Việt Nam một chút. Chúng cho năng suất thịt cao, cũng khá dễ nuôi và chăm sóc.
- Giống thỏ New Zealand: Có bộ lông màu trắng tuyền với đôi mắt hồng, hình dáng đáng yêu. Tỷ lệ cho thịt cao, khả năng phối giống và sinh trưởng tốt.
Bên cạnh việc lựa chọn giống, bạn cũng nên để ý đến sức khỏe, thể trạng, không bị khiếm khuyết cơ thể, bộ lông dày mượt,... Những yếu tố đi kèm này sẽ giúp bạn có thể tạo ra một đàn thỏ khỏe mạnh, khả năng sinh trưởng tốt và đảm bảo năng suất chăn nuôi.
3. Kỹ thuật chăm sóc
Để có thể chăm sóc loài thỏ một cách tốt nhất, bạn nên chia thành nhiều giai đoạn chăm sóc khác nhau tùy theo quá trình trưởng thành của chúng:
- Giai đoạn 1: Thỏ con được 30-60 ngày tuổi, những con đực khỏe mạnh sẽ được tách ra để nuôi lấy thịt. Còn những con cái sẽ được lựa chọn kỹ lưỡng để nhân giống. Thông thường khi thỏ đủ 5-6 tháng tuổi trở lên là đã có thể nhân giống được rồi.
- Giai đoạn 2: Khi thỏ đã được trên 70-90 ngày tuổi, lúc này chúng đã hoàn thiện các cơ quan cũng như chức năng cơ thể. Bạn có thể cho chúng ăn những thứ mà loài thỏ thích để cung cấp protein, khoáng chất và vitamin giúp chúng mau lớn và phát triển.
- Giai đoạn 3: Khi thỏ đã được từ 100-120 ngày tuổi, đây là độ tuổi có thể lấy thịt được rồi. Giai đoạn này bạn cần cho chúng ăn nhiều hơn để vỗ béo, nhất là thức ăn giàu tinh bột, giảm bớt các loại rau củ.
Chăm sóc loài thỏ theo từng giai đoạn phát triển của chúng
4. Vệ sinh cá nhân cho loài thỏ
Nếu bạn nuôi thỏ để làm cảnh chứ không phải lấy thịt, việc vệ sinh cá nhân cho chúng là điều mà bạn cần thực hiện thường xuyên, giống như chăm sóc cho chó hoặc mèo vậy.
- Chải lông: Dùng bàn chải lông mềm để chải lông cho chúng hàng ngày. Điều này giúp loại bỏ tình trạng rụng lông cũng như ngăn ngừa ký sinh trùng, bọ bám trên da gây nấm, viêm loét cho thú cưng của bạn.
- Cắt móng: Nếu bạn muốn ôm ấp thỏ thường xuyên, hãy cắt tỉa móng cho chúng mỗi khi chúng dài ra. Điều này ngăn thỏ tự làm bị thương cơ thể cũng như không gây xây xước da của bạn khi bế chúng.
- Tắm rửa: Thỏ có thói quen tự vệ sinh thân thể của chúng, tương tự như loài mèo. Tuy nhiên bạn tuyệt đối KHÔNG được tắm rửa cho loài thỏ, dù là dùng vòi xịt nước hay lấy nước hắt vào chúng. Chúng sẽ bị tổn thương tâm lý và sợ sệt, tránh xa bạn. Nếu bạn thấy bộ lông của chúng lấm bẩn, hãy dùng một chiếc khăn ẩm để lau mà thôi.
Loài thỏ thích ăn gì nhất?
Cách nuôi thỏ sở dĩ khá là dễ dàng, đó là bởi loài thỏ ăn khá nhiều thứ khác nhau mà không hề tốn kém chi phí chăm sóc. Thông thường, thức ăn cho thỏ bạn có thể phân loại thành dạng thức ăn tinh (qua chế biến) hoặc thức ăn thô (chưa qua chế biến) để cho chúng sử dụng:
- Với thức ăn tinh: Thức ăn tinh chỉ nên chiếm khoảng 15% khẩu phần ăn hàng ngày của loài thỏ. Bạn có thể sử dụng dạng thức ăn công nghiệp cho gia cầm được sản xuất đại trà. Hoặc bạn có thể tự mình nấu cám, gạo trộn với các loại thức ăn khác nhau để gia tăng lượng protein, khoáng chất, vitamin thiết yếu để giúp thỏ trở nên khỏe mạnh, mau lớn.
- Với thức ăn thô: Thức ăn dạng này thường chiếm đến 85% khẩu phần ăn hàng ngày của loài thỏ. Trong đó, thức ăn thô sẽ bao gồm các loại rau, củ, quả với một số loại cỏ, cây dây leo, cây họ đậu,... Vừa giúp bổ sung chất xơ, vừa giúp cung cấp lượng lớn vitamin quan trọng.
Thỏ là loài ăn tạp, có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau
Lượng thức ăn cho loài thỏ hàng ngày bạn nên cho chúng ăn bằng khoảng 30-40% trọng lượng cơ thể. Bạn có thể cho thỏ ăn từ 2 hoặc 3 bữa trong ngày tùy vào điều kiện kinh tế, nhu cầu ăn của chúng.
Một số bệnh thường gặp ở loài thỏ
Bên cạnh cách nuôi thỏ đơn giản hiện nay, việc phòng bệnh cho chúng cũng hết sức quan trọng nếu như bạn muốn đảm bảo năng suất nhân giống tốt. Thỏ là loài động vật ăn tạp, do đó sức đề kháng của chúng yếu kém, dễ mắc nhiều bệnh nguy hại đến sức khỏe. Một số bệnh mà loài thỏ có thể gặp phải như:
- Chướng bụng, khó tiêu
- Nấm da, lông, ghẻ,...
- Ốm yếu, bỏ ăn
- Hạn chế vận động, thậm chí là bại liệt
Những chứng bệnh trên rất dễ nhận biết thông qua việc bạn quan sát thói quen sinh hoạt, vận động hàng ngày của loài thỏ. Từ đó bạn sẽ đưa ra được biện pháp điều trị, phòng ngừa tốt hơn. Lưu ý rằng hãy giữ vệ sinh cho loài thỏ thật sạch sẽ, bao gồm thức ăn, nước uống và nơi ở. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm các loại vitamin trong thức ăn và nước uống của chúng để gia tăng sức đề kháng cơ thể. Đó mới chính là cách nuôi thỏ đúng kỹ thuật giúp gia tăng năng suất và khỏe mạnh.
Đừng dùng xà phòng nếu vỏ gối có màu vàng, 2 bí quyết này hiệu quả mạnh gấp 10 lần Theo các chuyên gia, mỗi năm từ 3-6 tháng bạn cần cho ruột gối "tắm" một lần. Bấm xem >>Mẹo vặt gia đình
Từ khóa » Cách Nuôi Thỏ Con Tại Nhà
-
Kỹ Thuật Nuôi Thỏ Thịt Tại Nhà | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Kỹ Thuật Nuôi Thỏ Tại Nhà Mau Lớn - Cho Năng Suất Cao - WikiOhana
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Cách Nuôi Thỏ Cảnh Tại Nhà | Pet Mart
-
Kỹ Thuật Nuôi Thỏ Con Mau Lớn, ít Bệnh | VTC16 - YouTube
-
Kỹ Thuật Nuôi Thỏ Tại Nhà, Hiệu Quả - YouTube
-
Mô Hình, Kỹ Thuật Nuôi Thỏ đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao - YouTube
-
Cách để Nuôi Thỏ - WikiHow
-
Cách Nuôi Thỏ Tại Nhà Mau Lớn Từ A Tới Z - Topvn
-
Kỹ Thuật Nuôi Thỏ Tại Nhà Tăng Thu Nhập
-
Mách Bạn Cách Nuôi Thỏ Con Mới đẻ Giúp Thỏ Mau Lớn, Khỏe Mạnh
-
Kỹ Thuật Nuôi Thỏ Trong Nhà - Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học
-
Cách Nuôi Thỏ Con Trong Vườn Nhà
-
KỸ THUẬT NUÔI THỎ
-
Cách Nuôi Thỏ Tại Nhà Mau Lớn Từ A Tới Z