Cách Pha Hóa Chất Trong Phòng Thí Nghiệm Và Bài Tập Minh Họa
Có thể bạn quan tâm
Cách pha hóa chất trong phòng thí nghiệm cần đảm bảo đúng chuẩn, an toàn, theo quy định phòng thí nghiệm. Bài viết này, VietChem sẽ hướng dẫn quý vị cách pha hóa chất theo nồng độ, cách pha NaOH 10%, cách pha KOH 10%, cách pha loãng axit HCl trong phòng thí nghiệm. Hy vọng cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.
Mục lục- Quy tắc pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm
- Cách pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm
- 1. Cách pha hóa chất theo nồng độ (chất rắn)
- 2. Cách pha loãng dung dịch theo nồng độ cho trước
- 3. Cách pha NaOH 10%, KOH 10%
- 4. Cách pha loãng axit HCl
- 5. Cách pha phenol
- Bài tập pha chế hóa chất có lời giải
Quy tắc pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm
Nguyên tắc pha chế hóa chất
Trước khi tiến hành cách pha hóa chất trong phòng thí nghiệm bạn cần nắm được một số quy tắc cơ bản sau:
- Vệ sinh, khử trùng các dụng cụ phục cụ việc pha chế hóa chất.
- Bảo quản dung dịch kiềm (NaOH, KOH,..) ở trong bát có chất liệu bằng sứ.
- Lượng dung môi và chất tan cần pha chế phải được tính toán tỉ mỉ và chính xác.
- Yêu cầu các loại hóa chất phải là hóa chất thí nghiệm tinh khiết
- Hóa chất cần được dán nhãn và để đúng nơi quy định
- Trong khi pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm nên dùng bình định mức, ống loại to và pipet chia độ chuyên dụng (Tham khảo các dòng sản phẩm của Duran).
- Sử dụng ống thủy tinh có một đầu bịt bằng cao su để trộn lẫn các dung dịch pha chế.
- Pha chế dung dịch theo nồng độ quy định trước.
- Tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc trong phòng thí nghiệm, đặc biệt là các chất dễ gây cháy nổ, các chất độc hại.
- Khi pha chế cần trang bộ đồ bảo hộ như khẩu trang, gang tay, kính mắt để đảm bảo sự an toàn cho người pha chế.
- Khi có rủi ro xảy ra cần thực hiện sơ cứu theo hướng dẫn trên MSDS hóa chất.
>>> THAM KHẢO NGAY: MSDS là gì? Mẫu MSDS hóa chất mới nhất hiện nay
Cách pha hóa chất trong phòng thí nghiệm
Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm khi pha hóa chất
Dụng cụ chuẩn bị:
- Pipet thẳng, Pipet bầu
- Ống đong, dĩa cân hóa chất
- Giấy lọc băng vàng
- Chậu thủy tinh, đũa thủy tinh
- Rỗ nhựa, giá pipet
- Giá cốc thủy tinh
- Tủ hút, cân kỹ thuật, cân phân tích
- Tủ hút, bình tia
- Một số dụng cụ khác
- Hóa chất cần pha
- Nước cất
>>> XEM NGAY DANH MỤC CÁC THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM: TẠI ĐÂY
1. Cách pha hóa chất theo nồng độ (chất rắn)
-- Pha dung dịch nồng độ mol/l (CM)
Ta có lượng cân chất rắn cần lấy có nồng độ Cm để pha Vm dung dịch tính theo công thức
m = CM.M.V.100 : (1000.p)
Trong đó:
- m là khối lượng chất rắn
- CM là nồng độ mol/l
- M là khối lượng phân tử
- V là thể tích cần pha
- p là độ tinh khiết của hóa chất
-- Pha chế dung dịch có nồng độ đương lượng
Ta có lượng cân chất rắn cần lấy có nồng độ đương lượng để pha Vm dung dịch tính theo công thức.
m= Cn.Đ.V.100: (1000.p)
Trong đó:
- m là khối lượng cân chất rắn
- Cn là nồng độ đương lượng dung dịch cần pha
- V là thể tích cần pha
- p là độ tinh khiết của chất rắn
-- Nồng độ phần trăm khối lượng chất rắn không ngậm nước
Mm=C%.mdd: (100.p)
Trong đó:
- m là khối lượng cân
- mdd là khối lượng chất rắn cần pha
-- Nồng độ phần trăm khối lượng chất rắn ngậm nước
Mm=C%.mdd: (100.p) x M1:M2
Trong đó:
- M1 là khối lượng phân tử ngậm nước
- M2 là khối lượng phân tử không ngậm nước
- mdd là khối lượng dung dịch
- C% là nồng độ phần trăm của dung dịch
- Mm là nồng độ phần trăm khối lượng
2. Cách pha loãng dung dịch theo nồng độ cho trước
-- Pha dung dịch nồng độ CM:
Công thức pha loãng nồng độ %
Vdd= CM.M.V.100 : (1000.d.C%)
m= CM.M.V.100 : (1000.C%)
Trong đó:
- Vdd là thể tích dung dịch đậm đặc
- m là khối lượng
- V là thể tích dung dịch cần pha
- D là tỉ trọng
- C% là nồng độ phần trăm của dung dịch
-- Pha chế dung dịch theo nồng độ đương lượng
Vdd= Cn.Đ.V.100: (1000d.d.C%)
Trong đó:
- Vdd là thể tích dung dịch đậm đặc
- V là thể tích dung dịch cần pha
- d là khối lượng riêng của dung dịch
- C% là nồng độ phần trăm của dung dịch đậm đặc
- Cn là nồng độ đương lượng
3. Cách pha NaOH 10%, KOH 10%
Để có thể pha chế NaOH, KOH 10% bạn có thể áp dụng các công thức trong phần Cách pha hóa chất theo nồng độ (chất rắn) hoặc cách pha loãng dung dịch theo nồng độ cho trước, tùy theo yêu cầu và mục đích pha chế.
4. Cách pha loãng axit HCl
Cách pha axit HCl
Đối với cách pha hóa chất trong phòng thí nghiệm trong bất kỳ tình huống nào cũng không được đổ nước vào axit đậm đặc mà chỉ được đổ dần dần axit vào nước.
Bởi vì, axit HCl nặng hơn nước, khi gặp nước chúng sẽ tạo ra phản ứng hóa học nước sẽ sôi và bắn tung tóe. Ngược lại, khi bạn đổ từ từ axit vào nước sẽ giúp aixt chìm xuống đáy sau đó phân bổ đều trong toàn bộ dung dịch. Thời điểm này, phản ứng sẽ xảy ram nhiệt lượng sẽ được phân bố đều trong dung dịch và không làm nước sôi lên như việc đổ nước vào axit.
5. Cách pha Phenol
Bạn có thể pha chế phenol theo các phương trình phản ứng sau
C6H6 + Br2 => C6H5Br+ HBr (xúc tác bột Fe)
C6H5Br + 2NaOH (đặc) => C6H5ONa + NaBr + H2O (nhiệt độ và áp suất cao)
C6H5ONa + CO2 + H2O => C6H5OH + NaHCO3
Bài tập pha chế hóa chất có lời giải
Bài tập pha chế hóa chất thí nghiệm
Bài tập 1:
Từ 50 gam dung dịch CuSO4 10%, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và chia sẻ cách pha hóa chất trong phòng thí nghiệm.
Lời giải:
Theo đề bài ta có khối lượng chất tan được tính như sau:
mCuSO4 = (C%.mdd)/ 100% = (10%.50)/ 100% = 5g
Áp dụng công thức: mdung dịch = mdung môi + mchất tan
=> mdung môi = mdung dịch - mchất tan = 50 - 5 = 45 g
Vậy khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế là 45 gam để pha chế 50 gam dung dịch CUSO4 10%.
Cách pha chế: Tiến hành cân lấy 5g CuSO4 khan cho vào cốc có dung tích 100ml. Sau đó cân lấy 45 gam nước cất rồi đổ dần dần vào cốc và khuấy nhẹ thu được 50 gam dung dịch CuSO4 10%.
Bài tập 2:
Từ 50 ml dung dịch CuSO4 1M, nước cất và các dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và nêu cách pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước.
Lời giải:
Áp dụng công thức
CM = n/ v => nCUSO4 = CM.V = 0,05 mol
=>> mCuSO4 = 0,05 . 160 = 8 gam. Vậy khối lượng CuSO4 cần thêm vào là 8g để tạo ra 50 ml dung dịch CUSO4 1M.
Cách pha chế: Tiến hành cân lấy 8gam CuSO4 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 100 ml sau đó đổ dần dần nước vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 50 ml dung dịch. Ta sẽ thu được 50 ml dung dịch CuSO4
Hy vọng bài viết vừa rồi đã mang lại những thông tin hữu ích về cách pha hóa chất trong phòng thí nghiệm. Nếu bạn đang tìm kiếm mua các loại hóa chất, nước cất và dụng cụ pha chế hãy liên hệ ngay cho VietChem để nhận được báo giá tốt nhất nhé.
Tìm kiếm liên quan:
- Cách pha dung dịch chuẩn từ chất gốc
- Chuyên đề pha chế dung dịch
- Cách pha dung dịch HCl 01N
Từ khóa » Cách Pha Hóa Chất Theo Nồng độ
-
Cách Pha Hóa Chất Trong Phòng Thí Nghiệm | Pha ... - LabVIETCHEM
-
Cách Pha Hóa Chất - .vn
-
Cách Pha Chế Dung Dịch Theo Nồng đồ Cho Trước Và Cách Tính để ...
-
SO TAY PHA CHE HOA CHAT
-
Cách Pha Chế Dung Dịch Chuẩn được Sử Dụng Trong Phòng Thí Nghiệm
-
Cách Pha Hóa Chất Trong Phòng Thí Nghiệm | Pha Loãng HCl, NaOH
-
Công Thức Pha Loãng Hóa Chất Trong Phòng Thí Nghiệm Và Bài ...
-
Cách Pha Hóa Chất Trong Phòng Thí Nghiệm Và Bài Tập Minh Họa
-
Cách Pha Hóa Chất Trong Phòng Thí Nghiệm ...
-
Công Thức Pha Loãng Nồng độ % - Mobitool
-
Cách Pha Hóa Chất Theo Nồng độ - .vn
-
[HƯỚNG DẪN] Cách Pha Hóa Chất Xử Lý Nước Thải An Toàn, đúng Cách
-
Cách Pha Hóa Chất Trong Phòng Thí Nghiệm, Và Bài Tập Minh Họa
-
Hướng Dẫn Pha Chế Hóa Chất - 123doc