Cách Pha Sơn PU Cực đơn Giản Và Mẹo Sơn Pu đẹp Trên đồ Gỗ - Govi
Có thể bạn quan tâm
Bạn đang thắc mắc rằng cách pha sơn PU liệu có khó? Các bước sơn bề mặt gỗ thế nào là đúng chuẩn? Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý để có được lớp sơn thật mướt, bảo vệ tốt nhất cho các món đồ. Nội thất Govi sẽ bật mí cho các bạn những kiến thức về mẹo sơn pu trên đồ gỗ cho ai muốn tự tạo tác phẩm đẹp và ấn tượng của riêng mình!
- Sơn PU là gì? Các thành phần chính của sơn PU
- Cách pha sơn PU đơn giản ai cũng có thể làm
- Bước chuẩn bị
- Bước trộn sơn
- Bước pha loãng sơn
- Mẹo sơn pu gỗ đúng kỹ thuật, đẹp và dễ làm
- Chà nhám để xử lý bề mặt gỗ
- Sơn lót lần 1
- Chà nhám lại và sơn lót lần 2
- Thực hiện sơn PU màu
- Phun bóng bề mặt gỗ
- Những điều cần lưu ý trong cách pha sơn PU
Sơn PU là gì? Các thành phần chính của sơn PU
Sơn PU là một loại sơn phủ có tên tiếng Anh là Polyurethane. Loại sơn này giúp cho bề mặt các loại nội thất trở nên sáng bóng và bắt mắt hơn. Hiện nay, sơn PU được chia làm hai loại: sơn PU dạng cứng và sơn PU dạng foam ( dạng bọt).
Sơn PU dạng cứng được ứng dụng làm vecni để bảo vệ, phủ màu cho các món đồ gỗ. Sơn PU dạng foam được sử dụng làm đệm mút trong xe ô tô, hoặc sử dụng làm đệm mút bảo vệ các món đồ dễ vỡ trong suốt quá trình vận chuyển.
Sơn PU được chia làm 3 thành phần chính. Để có cách pha sơn PU chuẩn, bạn cần nắm bắt được các thành phần này:
- Sơn lót giúp bạn làm phẳng các bề mặt cần sơn cũng như che đi các khuyết điểm để chuẩn bị cho bước sơn tiếp theo. Như vậy đảm bảo cho sản phẩm cần sơn đẹp hơn, lên màu đều hơn tránh trường hợp chỗ đậm chỗ nhạt không đảm bảo thẩm mỹ.
- Sơn màu có chức năng chính tạo màu cho sơn, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh màu sắc của sơn tùy theo nhu cầu. Phần sơn màu này tùy thuộc khách hàng yêu cầu, tuy nhiên đa số sơn PU hiện nay đều có thành phần sơn màu này dù ít dù nhiều.
- Sơn bóng tạo độ bóng cho những món đồ cần sơn thêm thẩm mỹ và bền màu, hạn chế phai màu tốt hơn.
Cách pha sơn PU đơn giản ai cũng có thể làm
Nói đến tiếp xúc với sơn, bạn sẽ khó tránh khỏi việc bị sơn bắn vào người. Do đó, bạn cần chuẩn bị trước cho mình một bộ đồ bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, kính mắt,…
Bước chuẩn bị
Chúng ta sẽ chuẩn bị trước về các dụng cụ sẽ sử dụng cho việc pha sơn. Bạn cần có: cọ quét, con lăn, súng phun loại có khí hoặc không có khí đều được.
Bước trộn sơn
Pha sơn lót: Sơn lót được pha theo tỉ lệ: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng
Pha sơn màu: Sơn màu được pha theo tỉ lệ: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu. Liều lượng tinh màu linh hoạt theo mục đích tạo màu sơn.
Pha sơn bóng: Sơn bóng được pha theo tỉ lệ: 2 bóng + 1 cứng + xăng. Tỉ lệ xăng linh hoạt để tạo độ bóng khác nhau cho sơn thành phẩm.
Bước pha loãng sơn
Để có thể sơn PU đẹp, chúng ta cần tiến hành thêm bước pha loãng sơn. Tùy thuộc và dụng cụ sơn cũng như dung môi pha sơn mà chúng ta có tỉ lệ tương ứng.
- Dùng cọ quét và con lăn: Tỉ lệ pha loãng tối đa 10%
- Dùng súng phun có khí: Tỉ lệ pha loãng tối đa 25%
- Dùng súng phun không có khí: Tỉ lệ pha loãng tối đa 5%
Mẹo sơn pu gỗ đúng kỹ thuật, đẹp và dễ làm
Mặc dù sơn PU có thể dùng sơn bề mặt cho rất nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, sơn gỗ pu vẫn được nhiều người quan tâm. Bởi sơn PU giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ cũng như chất lượng của các sản phẩm đồ gỗ.
Chà nhám để xử lý bề mặt gỗ
Để sơn lót gỗ tốt nhất, bề mặt gỗ cần được làm phẳng tối đa tạo độ trơn nhẵn cần thiết. Các thợ kỹ thuật sẽ sử dụng các loại giấy nhám chuyên dụng để mài thật kỹ lưỡng. Sử dụng giấy nhám giấy nhám P240 để chà nhám sản phẩm gỗ cho đạt yêu cầu. Điều này là vô cùng quan trọng giúp lớp sơn của bạn bền bỉ và khó bong tróc gây mất thẩm mỹ.
Sơn lót lần 1
Bề mặt gỗ sau khi đã được xử lý, bạn có thể sử dụng sơn lót đã được pha theo tỉ lệ hướng dẫn như trên và sơn trực tiếp lên mặt gỗ. Lần sơn lót thứ 1 có vai trò giúp cho các tim gỗ được làm đầy. Để quá trình sơn lót hiệu quả và nhanh chóng, bạn nên sử dụng loại súng sơn chất lượng cao. Với tỷ lệ 2 :1 : 3 (2 lót với 1 cứng, 3 xăng), bạn có thể tăng hoặc giảm tỷ lệ hoặc thêm các chất phụ gia cần thiết để điều chỉnh tốc độ bay hơi cho phù hợp.
Chà nhám lại và sơn lót lần 2
Việc chà nhám lần này giúp cho bề mặt gỗ sau khi sơn lót lần 1 được phẳng mịn hơn. Loại giấy nhám được sử dụng để chà nhám lần 2 này là giấy nhám P320. Không chỉ giúp bề mặt sơn mịn hơn mà nó còn giúp cho lớp sơn PU thêm bền hơn. Sơn lót lần 2 sử dụng sơn lót giống lần 1 và các bước lặp lại tương tự. Sản phẩm hoàn thành sẽ đảm bảo xử lý được các khuyết điểm có ở lần sơn đầu tiên. Đối với các sản phẩm không yêu cầu quá cao về thẩm mỹ hoặc chà nhám lần 1 đã hoàn hảo đều có thể bỏ qua bước này. Ngược lại, với các sản phẩm gỗ đòi hỏi thẩm mỹ cao, tinh xảo thì nên thực hiện bước này.
Thực hiện sơn PU màu
Bước sơn màu cũng được tiến hành 2 lần với cường độ và lượng màu khác nhau. Sơn lần 1 xử lý 90% bề mặt gỗ cần sơn với màu sơn nhạt. Sơn lần 2 hoàn thành 100% bề mặt đồ gỗ với màu sơn đậm hơn. Thời gian giữa hai lần sơn cách nhau từ 10 đến 15 phút. Bạn cần tránh để các hạt bụi rơi xuống bề mặt gỗ khiến sản phẩm bị lỗi. Bước sơn màu này là quan trọng nhất quyết định toàn bộ quá trình sơn PU. Chính vì thế bạn cần đảm bảo không gian sơn kín, không có bụi và đảm bảo luồng gió lưu thông đủ.
Phun bóng bề mặt gỗ
Sơn bóng bề mặt là bước tiếp theo sau sơn màu. Tỉ lệ sơn bóng PU sẽ theo phần hướng dẫn trên. Có nhiều chất liệu sơn bóng như bóng mờ 10%, 20%, 50%, 70% hoặc 100%. Tùy thuộc vào yêu cầu của bạn mà chọn loại sơn bóng phù hợp nhất. Bạn nên đặt đồ gỗ ở nơi khô ráo, sạch sẽ, ít bụi và sơn bóng. Lớp sơn này tạo độ bóng cho tất cả đồ gỗ, nâng cao giá trị thẩm mỹ cho chúng.
Sau khi nắm được cách sơn gỗ, bạn cần chú ý thêm bước bảo quản và đóng gói đồ gỗ. Điều này giúp món đồ duy trì được tính thẩm mỹ cũng như độ bền sau này.
Những điều cần lưu ý trong cách pha sơn PU
Không chỉ cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, bạn còn cần chú ý đến yếu tố môi trường. Do đó, những lưu ý cần thiết bạn nên tham khảo thêm như sau:
Cần pha thành phần sơn đúng cách. Điều này đảm bảo các cấu trúc cũng như các chất bản chất không bị hòa quyện cùng nhau. Thành phẩm sơn thu đúng sẽ đúng chuẩn.
Màu sơn thu được phụ thuộc vào tinh màu và loại gỗ cụ thể. Bạn cần lựa chọn bảng màu sơn PU chuẩn và pha sơn đúng tỉ lệ. Điều này đảm bảo vấn đề chi phí cũng như thời gian thi công cho bạn.
Phòng sơn hoặc không gian sơn cần đảm bảo những yếu tố cơ bản để thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Bạn cần chuẩn bị một không gian khô ráo, không có bụi bẩn, nhiệt độ phòng vừa phải, thông thoáng,…
Sơn lót là bước rất cần thiết để tạo ra thành phẩm phẳng mịn, đạt chất lượng cao. Tùy vào nhu cầu hoặc loại gỗ, tuy nhiên, để chắc chắn quá trình sơn PU dễ dàng và thành công, đây là bước không thể thiếu. Cách pha sơn pu theo đúng tỉ lệ rất quan trọng. Nó quyết định độ bền đẹp của thành phẩm ra sao. Với những chia sẻ ngắn gọn trên, hy vọng bạn có thể dễ dàng tự thực hiện các quy trình pha sơn, và sơn đồ gỗ cho chính mình.
Xem thêm:
- Hướng dẫn các bước sơn vecni đẹp như mới
- Cách khử mùi sơn gỗ hiệu quả và an toàn
- Công nghệ sơn tĩnh điện là gì?
Từ khóa » Cách Sơn Pu Lên Gỗ
-
Hướng Dẫn Cách Pha Sơn PU Tối ưu Cho ĐỒ GỖ
-
Cách Pha Sơn Lót Pu Cơ Bản Dành Cho Người Chưa Biết - YouTube
-
Hướng Dẫn Pha Chế Sơn PU Và Cách Sơn PU Trên đồ Gỗ
-
Cách Pha Chế Sơn PU Và Kỹ Thuật Sơn PU Trên đồ Gỗ
-
Cách Pha Chế Sơn Pu Và Cách đánh Sơn Pu Bằng Tay Chuẩn
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Sơn Lót PU Hiệu Quả
-
Tiêu Chuẩn Pha Sơn Pu Và Kỹ Thuật Sơn Gỗ đẹp, Bền, Màu Mịn
-
Cách Pha Và Trình Tự Các Bước Pha Sơn PU Lên đồ Gỗ Nội Thất
-
Cách Pha Sơn PU Cho đồ Gỗ Nội Thất
-
Cách Tự Pha Chế Và Quét Sơn PU Cho đồ Gỗ Không Cần Thợ
-
Sơn PU Là Gì? Hướng Dẫn Quy Trình Pha Sơn PU Đồ Gỗ Nội Thất
-
Hướng Dẫn Cách Pha Sơn PU Và Kỹ Thuật Sơn Trên đồ Gỗ
-
Gỗ Sơn PU Là Gì? Ứng Dụng Gỗ Sơn PU Trong Sản Xuất Nội Thất
-
Hướng Dẫn Cách Pha Chế Sơn PU Cho Đồ Gỗ đẹp & Bền Màu