Cách Phản ánh Vào Tài Khoản Chữ T - Hỏi Đáp

Sơ đồ chữ T tài khoản 156 “Hàng hóa” theo thông tư 133. Sơ đồ phản ánh cách hạch toán tài khoản 156 theo TT 133 một cách tóm tắt nhất. Để hiểu rõ hơn sơ đồ chữ T tài khoản 156, chúng ta cùng nghiên cứu các nội dung: Tài khoản 156 theo thông tư 133 là gì? Nguyên tắc hạch toán kế toán TK 156 “Hàng hóa”; Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 156.

Nội dung chính Show
  • Tài khoản 156 theo thông tư 133 là gì?
  • Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 156″Hàng hóa” theo TT 133.
  •  Sơ đồ chữ T tài khoản 156″Hàng hóa” theo Thông tư 133.
  • Video liên quan

Tài khoản 156 theo thông tư 133 là gì?

Để biết được Tài khoản 156 theo thông tư 133 là gì, Chúng ta căn cứ vào Điều 28 thông tư 133/2016/TT-BTC. 

Theo đó Tài khoản 156 dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của DN, bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hóa bất động sản.

Hàng hóa là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích để bán (bán buôn và bán lẻ). Trường hợp hàng hóa mua về vừa dùng để bán, vừa dùng để sản xuất, kinh doanh không phân biệt rõ ràng giữa hai mục đích bán lại hay để sử dụng thì vẫn phản ánh vào Tài khoản 156 “Hàng hóa”.

Cũng giống các tài khoản khác. Khi hạch toán Tài khoản 156 theo thông tư 133 cũng phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán đúng theo chế độ kế toán.

Để tìm hiểu: Nguyên tắc hạch toán của tài khoản 156 “Hàng hóa” theo TT 133; Cách hạch toán TK 156 cũng như các tài khoản chi tiết của TK 156 >>> Mời bạn xem: 

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 156″Hàng hóa” theo TT 133.

Theo thông tư 133, TK 156 có nội dung và kết cấu như sau:

Tài khoản 156
Bên nợ Bên có
Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng (bao gồm các loại thuế không được hoàn lại)

Chi phí thu mua hàng hóa

Trị giá của hàng hóa xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho đơn vị hạch toán phụ thuộc; thuê ngoài gia công hoặc sử dụng cho sản xuất, kinh doanh

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ

Trị giá của hàng hóa thuê ngoài gia công (gồm giá mua vào và chi phí gia công)

Trị giá hàng hóa đã bán bị người mua trả lại

Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng

Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng

Trị giá hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê

Trị giá hàng hóa bất động sản mua vào hoặc chuyển từ bất động sản đầu tư sang

Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán

Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê

Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Trị giá hàng hóa bất động sản đã bán hoặc chuyển thành bất động sản đầu tư, bất động sản chủ sở hữu sử dụng hoặc tài sản cố định

Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên Nợ: Giá gốc của hàng hóa tồn kho.

Hiểu rõ được TK 156 phản ánh những nội dung gì (Tài khoản 156 theo thông tư 133 là gì?); Nguyên tắc kế toán của TK 156; Kết cấu của TK 156 >>> Bạn sẽ hiểu rõ Sơ đồ chữ t tài khoản 156″Hàng hóa”.

 Sơ đồ chữ T tài khoản 156″Hàng hóa” theo Thông tư 133.

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TK 156, được sơ đồ hóa qua Sơ đồ chữ T tài khoản 156″Hàng hóa” như sau:

Hi vọng qua Sơ đồ chữ T tài khoản 156 theo TT 133, Bạn đọc hình dung được nhanh nhất những nội dung phản ánh của TK 156 và cách hạch toán TK 156.

Nếu bạn là kế toán mới ra trường muốn nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng; Nếu bạn là kế toán Chuyên nghiệp muốn có Chứng chỉ đại lý thuế để khẳng định bản thân, tăng thu nhập >>> Mời bạn xem thêm:

 Lớp học kế toán tổng hợp thực tế.

 Lớp học kế toán thuế chuyên sâu.

 Lớp ôn thi Chứng chỉ đại lý thuế.

Từ khóa » Sơ đồ Tài Khoản 156 Theo Thông Tư 133