Cách Phân Biệt Bạch Ngọc Và Ngọc Trắng để Tránh Tiền Mất Tật Mang

Cách phân biệt bạch ngọcngọc trắng không quá khó tuy nhiên nếu không cẩn thận ngay cả người có kinh nghiệm nhất vẫn có thể nhầm lẫn. Trên thị trường hiện nay 2 dòng đá này bị nhận nhầm một cách “khó tin” khiến nhiều người mua bỏ ra rất nhiều tiền mà nhận lại sản phẩm không có giá trị tương xứng. Qua bài viết này hy vọng các bạn sẽ tự tin hơn phần nào khi đi mua bạch ngọc nói chung và đá phong thủy nói riêng nhé.

Mục lục ẩn 1 Thông tin về bạch ngọc và ngọc trắng 2 Cách phân biệt bạch ngọc (nephrite) và ngọc trắng (dolomite)

Thông tin về bạch ngọc và ngọc trắng

Bạch ngọc Nephrite từ xưa đến nay vẫn có giá trị cao về mặt kinh tế cũng như về giá trị nghệ thuật. Nhưng nó lại rất dễ nhầm lẫn với loại đá khác cũng có màu trắng là ngọc trắng dolomite do sự giống nhau về các đặc điểm bên ngoài như nhau như màu sắc, ánh, độ tinh khiết của hai loại đá này. Bảng sau đây là những thông tin khoa học cơ bản để có thể phân biệt chúng.

Bạch Ngọc Nephrite và Ngọc Trắng Dolomite
Bạch Ngọc Nephrite và Ngọc Trắng Dolomite
Bach Ngọc Ngọc Trắng
Tên khoa học Nephrite (Nephrite Jade) Dolomite
CTHH Ca2(Mg,Fe)5Si8O22(OH)2 CaMg(CO3)2
Màu sắc Trắng, xanh ngọc bích Trắng, xám
Độ cứng 6 – 6.5 3.5 – 4
Tỉ trọng 2.90 – 3.03 2.80 – 2.95
Chiết suất 1.60 – 1.63 1.50 – 1.69
Cát khai Không Hoàn Toàn
Phát quang Không Yếu (trắng – vàng)
Phổ hấp thụ 689, 509, 490, 460 Không có
Tính chất khác Không có phản ứng với axit Có phản ứng với axit

Cách phân biệt bạch ngọc (nephrite) và ngọc trắng (dolomite)

Để phân biệt bạch ngọc và ngọc trắng ta có thể dựa vào 4 yếu tố: cấu trúc dạng sợi của ngọc, tính phát quang, độ cứng và phản ứng với axit. Cụ thể sẽ được trình bày như bên dưới:

  • Kiểm tra độ cứng tương đối của viên đá: Cách này ai cũng có thể kiểm tra được thông qua việc cọ sát các đồ vật có độ cứng thấp hơn Bạch Ngọc nhưng cao hơn Ngọc Trắng. Nephrite trắng có độ cứng là 6 – 6.5, dolomite có độ cứng 3.5 – 4 nên có thể dùng đinh sắt (tương ứng với bút độ cứng số 5) để vạch thử lên đá. Nếu đá bị xước thì đó là ngọc trắng dolomite, ngược lại thì là bạch ngọc nephrite. Ngoài ra, nếu quan sát kỹ phần xỏ dây tiếp xúc sẽ thấy các chuỗi hạt vòng dolomite thường bị vỡ xung quanh do độ cứng thấp.
  • Cấu trúc dạng sợi của ngọc: Quan sát đặc điểm cấu trúc bên trong dưới kính hiển vi (có độ phóng đại lớn hơn 10x) thấy cấu trúc của nephrite trắng dạng sợi, bó sợi, ít dạng hạt hoàn toàn đồng đều khác với cấu trúc của dolomite là dạng hạt. Việc làm này chỉ có thể thực hiện tại phòng lab của viện nghiên cứu.
  • Tính phát quang: Chiếu tia UV vào mẫu vật, ngọc trắng dolomite phát quang yếu của (trắng – vàng) còn của bạch ngọc nephrite trơ dưới tia cực tím.

Hình ảnh phát quang trắng của dolomite dưới tia UV sóng dài

  • Phản ứng với Axit: Ngọc trắng dễ phản ứng với axit, còn bạch ngọc trơ khi bỏ vào axit. Khi cho mẫu vật vào dung dịch axit HCl nếu không thấy sủi bọt thì là nephrite còn có sủi bọt là dolomite.

Hình ảnh viên dolomite sủi bọt khi nhỏ dung dịch axit HCl

Trên đây là bốn cách phân biệt Bạch Ngọc và Ngọc Trắng cơ bản và đơn giản, tuy nhiên việc thử đá bằng axit và kiểm tra độ cứng sẽ có thể nguy hiểm và có thể làm hỏng bề mặt của sản phẩm. Nên cách an toàn, nhanh chóng và chính xác nhất là mang đến các trung tâm giám định đá quý gần nhất. Tham khảo bài viết về Giấy kiểm định đá quý để tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Tham khảo: IGG

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
  • Mua bạc ở Việt Nam - Những hiểu lầm ngớ ngẩn
  • Hoa mẫu đơn trong phong thủy phương Đông
  • Sáu Chữ Chân Thật Om Ma Ni Pad Me Hum là gì?

Từ khóa » đá Quý Bạch Ngọc