Cách Phân Biệt Các Loại Mũi Khoan Chính Xác Và Lưu ý Khi Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Có nhiều loại mũi khoan và mỗi loại mũi khoan sẽ có công dụng nhất định. Việc nhận biết mũi khoan rất quan trọng, bởi chọn nhầm mũi khoan sẽ ảnh hưởng đến khả năng khoan, thậm chí làm hỏng cả máy khoan cầm tay. Nếu bạn chưa biết có mấy loại mũi khoan, cách phân biệt mũi khoan và công dụng của chúng thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.
Mũi khoan là gì?
Trước khi biết có mấy loại mũi khoan và cách phân biệt mũi khoan, chúng ta tìm hiểu xem mũi khoan là gì? Mũi khoan là bộ phận quan trọng của máy khoan. Chúng đóng vai trò như lưỡi cắt trong máy cắt sắt. Mũi khoan được sử dụng để khoan lỗ trên bề mặt các vật liệu như: gỗ, tường, kim loại, bê tông, thạch cao… Mũi khoan đa phần có tiết diện tròn, có nhiều cỡ và hình dáng để tạo ra các loại lỗ khoan khác nhau.
Cấu tạo của mũi khoan
Cấu tạo của mũi khoan gồm 2 phần chính:
-
Phần chuôi: Dùng để cố định mũi khoan vào đầu máy khoan.
-
Phần làm việc: Nhiệm vụ chính là khoét lỗ trên vật liệu.
Phần làm việc được chia tiếp thành lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ. Lưỡi cắt chính sẽ tiếp xúc đầu tiên với bề mặt vật liệu khi làm việc. Lưỡi cắt phụ là phần nằm trên các rãnh xoắn với công dụng tạo hình và đưa vật liệu ra khỏi lỗ khoan.
Đường kính mũi khoan tiêu chuẩn
Mũi khoan với kích thước tiêu chuẩn sẽ đảm bảo khả năng vận hành tốt nhất, đáp ứng được các yêu cầu làm việc cụ thể. Dưới đây là bảng thống kê chi tiết kích thước mũi khoan tiêu chuẩn đang được áp dụng hiện nay, mời bạn đọc tham khảo!
Tiêu chuẩn về đường kính mũi khoan được áp dụng cho các loại mũi khoan có đường kính từ 0,25 đến 80,0 mm nhằm đảm bảo mũi khoan đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cụ thể như sau:
Mũi khoan được chế tạo theo 3 cấp. Ký hiệu theo độ chính xác giảm dần bằng chữ số la mã từ I đến III. Cấp chính xác của lỗ được quy định theo tiêu chuẩn TCVN 2244 : 1991. Cụ thể: Tiêu chuẩn mũi khoan có cấp chính xác I để khoan lỗ có cấp chính xác 10 – 13, mũi khoan cấp chính xác III dùng khoan lỗ có cấp chính xác 15.
Ngoài ra, mũi khoan phải được làm từ các loại thép có độ bền cao và tốt nhất, đặc biệt không được thấp hơn độ bền của mũi khoan bằng thép gió. Chuôi của mũi khoan hàn phải được làm từ chất liệu thép C45 hoặc các loại thép tương đương, đạt tiêu chuẩn TCVN 1766 : 1975
Bên cạnh đó, người ta còn quy định về phần cứng làm việc của mũi khoan. Cụ thể như sau:
-
Loại thép gió nằm trong khoảng: 63<66 HRC.
-
Các loại thép khác nằm trong khoảng: 62<65 HRC.
-
Với trường hợp mũi khoan có chuôi côn thì độ cứng không được < 32 HRC.
-
Mũi khoan có đuôi trụ thì độ cứng chuôi không được < 27 HRC
Thông số nhám trên bề mặt mũi khoan phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 2511 : 1985 và đảm bảo không được cao hơn các chỉ số trong bảng sau:
Lưu ý: Đối với mũi khoan có cấp chính xác III thì có thể cho phép độ nhám của mặt rãnh xoắn nằm trong khoảng Rz ≤ 20 µm.
Cách nhận biết các loại mũi khoan
Nhiều người băn khoăn muốn biết có mấy loại mũi khoan? Thực tế, có rất nhiều loại mũi khoan khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người dùng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc phân biệt các loại mũi khoan phổ biến nhất hiện nay. Từ đó sẽ biết cách chọn mũi khoan phù hợp nhất cho công việc của bạn.
Mũi khoan gỗ
Do bề mặt gỗ khá mềm nên mũi khoan gỗ được thiết kế với phần mũi nhỏ, sắc nhọn để khoan cho gọn gàng, nhẵn nhụi nhất. Có các loại mũi khoan gỗ sau:
- Mũi khoan gỗ đầu đinh: Đặc điểm của loại này là đầu nhỏ như đầu đinh, giúp cố định đầu mũi khoan và dùng thích hợp cho mọi loại gỗ.
- Mũi khoan gỗ hình xoắn ốc: Mũi khoan này có ren nhọn và được thiết kế xoắn ốc, giúp khoan sâu hơn và nhanh hơn.
- Mũi phay gỗ mái chèo: Mũi khoan có chóp nhọn bắt đầu lỗ và lưỡi mái chèo hình lỗ khoan lớn, lỗ rộng. Kích thước được đánh dấu rõ ràng trên khuôn mặt của mái chèo.
- Mũi khoan rút lõi gỗ: Dùng để rút lõi gỗ.
Nhìn chung mũi khoan gỗ rất dễ nhận biết. Tổng quan mũi khoan gỗ có phần xoắn đều từ đầu đến hết, cánh bên mỏng.
Mũi khoan sắt
Mũi khoan sắt sắc nhọn, có độ mạnh mẽ và chắc chắn mới có khoan tốt trên sắt. Các bộ phận hỗ trợ việc khoan và đục lỗ bề mặt gồm: lưỡi cắt, phần cắt và phần định hướng, giúp cố định mũi khoan tại vị trí cần khoan để không bị lung lay khỏi bề mặt.
Một số loại mũi khoan sắt thông dụng hiện nay là:
-
Mũi khoan truyền thống: Độ cứng của mũi khoan này rất tốt, được dùng để khoan các kim loại mỏng, kim loại dày, thép không gỉ,...
-
Mũi khoan tách: Sẽ tạo ra những lỗ khoan tròn và rộng.
-
Mũi khoan dòng point: Dùng để khoan cắt tự động trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Dùng được cả trên các vật liệu như gỗ hoặc các bảng mạch linh kiện điện tử.
Cách phân biệt mũi khoan sắt và gỗ rất đơn giản. Mũi khoan sắt có đầu sắc nhọn hơn mũi khoan gỗ.
Mũi khoan bê tông
Mũi khoan bê tông là một trong các loại mũi khoan phổ biến nhất hiện nay. Mũi khoan bê tông có kích thước lớn, mũi hơi tù và có cấu trúc chắc chắn để dễ dàng khoan lên bề mặt bê tông.
Có các loại mũi khoan bê tông như sau:
-
Mũi khoan phá bê tông: Có công dụng đục phá bê tông và phá dỡ công trình, mặt bằng…
-
Mũi khoan khoét lõi bê tông: Giúp khoét một phần của bê tông, là dụng cụ để khoan lỗ xuyên qua bê tông, bê tông cốt thép, gạch, bê tông khối, đá hay các công việc khác trong ngành xây dựng.
-
Mũi khoan rút lõi bê tông: Cấu tạo như trụ thép rỗng được lắp với đầu lưỡi là hạt mài kim cương có độ cứng rất cao.
-
Mũi khoan bê tông thường: Đây là loại mũi khoan dùng để khoan các loại bê tông thông thường.
Mũi khoan bê tông cần được lắp vào máy khoan bê tông chuyên dụng mới có thể đảm bảo lực đập, tốc độ đập để mũi khoan hoạt động tốt nhất.
Mũi khoan tường
Cách nhận biết mũi khoan tường rất đơn giản. Mũi khoan tường thường có hình dạng xoắn, đầu mũi khoan làm từ chất liệu thép hợp kim, kết cấu cực cứng và có khả năng chịu được độ mài mòn cao.
Ngoại hình mũi khoan tường sẽ giống với mũi tên, có hai gồ cứng hai bên. Mũi khoan này cần được dùng với máy khoan động lực mới có khả năng khoan tường tốt, đảm bảo mô men xoắn và trục máy khoan tạo lực để mũi khoan hoạt động ổn định. Cách chọn mũi khoan tường sẽ dựa vào vật liệu cần khoan để lựa chọn cho phù hợp.
Cách phân biệt mũi khoan tường và sắt cũng không quá khó khăn. Vì mũi khoan tường thường làm việc trên các vật liệu cứng nên có vẻ ngoài giống mũi khoan bê tông, hình xoắn. Các rãnh thoát phoi có độ rộng hơn mũi khoan sắt và các mũi khoan khác.
Mũi khoan kim loại
Bên cạnh việc nhận biết mũi khoan tường, chúng ta còn tìm hiểu về mũi khoan kim loại, mẫu mũi khoan khá phổ biến hiện nay. Mũi khoan kim loại chuyên dụng để xử lý các công việc trên vật liệu kim loại (sắt, thép, nhôm, inox,...). Chúng thông qua lực xoắn và dập của máy khoan, tác động tới mũi khoan và mũi khoan tác động lực tới vật cần khoan.
Mũi khoan kim loại có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau. Khi chọn mũi khoan này, người ta dựa vào vật liệu và đường kính cần khoan trên vật liệu:
- Mũi khoan sắt: chuyên dùng để khoan sắt, thép, hợp kim các loại có kích thước từ 1.5mm đến 6.5mm.
- Mũi khoan lỗ nhôm: mũi khoan có hình nón dùng để tạo các lỗ khoan trên các vật dụng bằng nhôm như: cửa nhôm, tủ nhôm,...
- Mũi khoan thép gió: mũi khoan thép gió có độ cứng cao, có thể khoan được các vật dụng kim loại cứng lên đến 900N/mm2.
- Mũi khoan inox: thường dùng để khoan các vật liệu bằng inox - loại thép không gỉ, có độ cứng bền cao, có khả năng chịu được nhiệt và độ mài mòn tốt.
Mũi khoan đa năng
Mũi khoan đa năng có khả năng làm việc linh hoạt và đa dạng, giúp tăng hiệu suất làm việc và tiết kiệm thời gian. Chúng thường được sử dụng phổ biến các công trình xây dựng, nhà xưởng,... Mũi khoan đa năng được làm từ chất liệu rất cứng. Do đó, bạn có thể lắp đặt vào dụng cụ điện như máy khoan để thực hiện việc khoan cắt một cách chính xác và vô cùng nhanh chóng. Nhờ đó, có thể đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của rất nhiều người.
Tóm lại, mỗi loại khoan đều có đặc điểm riêng và công dụng cụ thể. Bạn nên dựa vào mục đích sử dụng để chọn mua mũi khoan phù hợp với nhu cầu của mình.
Xem video hướng dẫn cách nhận biết các loại mũi khoan
Những lưu ý khi dùng mũi khoan
-
Chọn mũi khoan đúng với mục đích sử dụng: Chọn đúng mũi khoan dành cho từng loại vật liệu sẽ giúp việc khoan dễ dàng hơn và tránh được tình trạng kẹt, gãy hoặc hư hỏng.
-
Lắp chặt mũi khoan với máy để cố định mũi chắc chắn, tránh bị cong, gãy hay rơi trong quá trình khoan.
-
Chọn đúng chế độ khoan: Đảm bảo chọn đúng chế độ khoan để hoàn thành dễ dàng và tránh làm hư hỏng máy khoan.
-
Vệ sinh mũi khoan và bảo quản đúng cách sau khi sử dụng. Việc này sẽ tránh gây gỉ sét và hư hỏng mũi khoan.
-
Tốt nhất nên dùng mũi khoan đúng hãng với máy khoan để đảm bảo độ tương thích và an toàn trong quá trình khoan, đục.
Trên đây Maykhoanmakita.net đã giúp bạn giải đáp các vấn đề về mũi khoan như: có mấy loại mũi khoan, cách phân biệt các loại mũi khoan phổ biến hiện nay. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích với bạn. Theo dõi website để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích về lĩnh vực nhé.
Từ khóa » Nhận Biết Mũi Khoan Sắt
-
Phân Biệt Các Loại Mũi Khoan Trên Thị Trường Và Công Dụng Mỗi Loại
-
Các Loại Mũi Khoan Và Hướng Dẫn Sử Dụng Mũi Khoan Cho đúng Cách
-
Phân Biệt Các Loại Mũi Khoan Chuyên Dụng
-
Cách Nhận Biết Mũi Khoan Tường, Mũi Khoan Sắt, Bê Tông
-
Cách Phân Biệt Những Loại Mũi Khoan Bạn Cần Biết - Bosch
-
Phân Biệt Các Loại Mũi Khoan. Cách Chọn Mũi Khoan Phù Hợp
-
Cách Phân Biệt Mũi Khoan Sắt, Gỗ Và Bê Tông - YouTube
-
Cách Phân Biệt Mũi Khoan Gỗ, Bê Tông, Kim Loại (inox ... - YouTube
-
Cách Phân Biệt Các Loại Mũi Khoan Gỗ, Kim Loại, Bê Tông - SUPER MRO
-
Phân Biệt Mũi Khoan Tường Và Mũi Khoan Gỗ. Loại Nào Tốt Hiện Nay?
-
[TOP 6] Các Loại Mũi Khoan Phổ Biến Và Đặc Điểm Từng Loại
-
Tổng Hợp Các Loại Mũi Khoan Thông Dụng Hiện Nay - CTI Supply
-
Mũi Khoan Sắt Là Gì? ứng Dụng Của Mũi Khoan Sắt