Cách Phân Biệt Các Từ Ghép Và Từ Láy Dễ Lẫn Lộn - Lớp 4

Cách phân biệt các từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn

- Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

 V.D : thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng,.

- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa , còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

V.D : Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,.

- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.

V.D : chim chóc, đất đai, tuổi tác , thịt thà, cây cối, máy móc,.

- Lưu ý : Những từ này nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch đại ( tách riêng các hiện tượng ngôn ngữ, xét trong sự diễn biến , phát triển theo thời gian làm đối tượng nghiên cứu ) và nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thể coi đây là những từ ghép ( T.G hợp nghĩa ). Nhưng xét dưới góc độ đồng đại ( tách ra một trang thái, một giai đoạn trong sự phát triển của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu ) và nhấn mạnh vào mối quan hệ ngữ âm giữa 2 tiếng, thì có thể coi đây là những từ láy có nghĩa khái quát (khi xếp cần có sự lí giải ).Tuy nhiên, ở tiểu học,nên xếp vào từ láy để dễ phân biệt . Song nếu H.S xếp vào từ ghép cũng chấp nhận.

- Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc ) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.

V.D : nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,.

- Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếngtrong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp

Vào nhóm từ láy ( láy vắng khuyết phụ âm đầu ).

 

Từ khóa » Cong Queo Có Phải Từ Láy Không