Cách Phân Biệt Kim Cương Nhân Tạo Và Kim Cương Tự Nhiên Mới Nhất

Kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên về bản chất là hoàn toàn khác nhau nhưng lại dể bị nhầm lẫn, để phân biệt ta phải xét những yếu tố sau:

Thành phần hoá học

Kim cương tự nhiên có thành phần hóa học là Cacbon. Được hình thành trong điều kiện tự nhiên dưới một áp suất và nhiệt độ nhất định. Khối lượng riêng của kim cương tự nhiên dao động ở mức 3.51g / cm3.

Kim cương nhân tạo (cz) còn có tên gọi khoa học là (Cubic Zirconia). Thông thường được tổng hợp từ nhựa hoặc thủy tinh, một số nơi còn dùng ZrO2 + Y3O2. Tùy vào từng nhà sản xuất hay phòng thí nghiệm. Mà các hợp chất kèm theo của nó cũng khác biệt để tạo ra vẻ đẹp giống kim cương tự nhiên.

Độ cứng

Theo thang đo độ cứng Mohs độ cứng của kim cương tự nhiên là 10. Đây là con số tuyệt đối không có loại đá quý nào có thể vượt qua được.

 

Còn trong khi đó, kim cương nhân tạo có độ cứng không ổn định, cao nhất là 8.5. Con số này một phần tùy thuộc vào cách điều chế của các nhà sản xuất. Nhưng sự điều chế này không đem lại nhiều giá trị và khó đạt đến con số tuyệt đối (8.5). Kim cương tự nhiên cứng hơn, bền hơn kim cương nhân tạo rất nhiều.

Độ bóng

Độ bóng thể hiện vẻ đẹp của các loại đá quý sau khi gia công theo các giác cắt. Độ bóng ngoài việc phụ thuộc vào tay nghề gia công của người thợ kim hoàn. Thì một phần khác dựa vào độ cứng và sự ổn định của các loại đá quý. Với các loại kim cương, ta có thang đo nhằm định lượng độ bóng của chúng như sau:

Kim cương có độ đánh bóng hoàn hảo (Excellent): Không nhìn thấy lỗi đánh bóng.

Kim cương có độ đánh bóng rất tốt (Very good): Rất khó nhìn thấy lỗi đánh bóng.

Kim cương có độ đánh bóng tốt (Good):  Rất khó nhìn thấy lỗi đánh bóng khi phóng đại bề mặt x10.

Kim cương có độ đánh bóng khá (Fair): Lỗi đánh bóng khi phóng bề mặt x10.

Kim cương có độ đánh bóng kém (Poor): Lỗi đánh bóng khi nhìn bằng mắt thường.

Kim cương tự nhiên có độ bóng lớp E – sự hoàn hảo này thể hiện vẻ đẹp vô cùng hoàn mỹ trong từng đường nét của kim cương tự nhiên.

Còn trong khi đó, kim cương nhân tạo có một vẻ đẹp thứ cấp, chỉ ở mức V. Điều này nếu xét thêm yếu tố độ đối xứng của các giác cắt thì chỉ đạt mức G – vừa phải. Bên cạnh đó, kim cương nhân tạo (CZ) không được ổn định trong việc duy trì màu sắc, dễ mất màu, mờ và dễ trầy xước theo năm tháng.

Chiết suất ánh sáng

Độ chiết suất phản ánh sự hấp thụ và phản ứng với các tia sáng. Nếu một loại đá quý có chỉ số chiết suất thấp thì ánh sáng sẽ đi qua được nhiều. Ít phản xạ ngược trở lại dẫn tới ít có sự lấp lánh.

Kim cương tự nhiên có chỉ số chiết suất ánh sáng đạt 2.417. Thể hiện tia sáng khi chiếu qua sẽ bị phản xạ lại, vì thế xét về độ lấp lánh thì kim cương tự nhiên là vô đối.

Kim cương nhân tạo lại có chỉ số chiết suất ánh sáng rất thấp, chỉ 1.217. Tia sáng khi chiếu xuyên qua có thể nhìn thấy rõ. Vì thế kim cương nhân tạo (CZ) ít lấp lánh, trong điều kiện bình thường không thực sự nổi bật và dễ tạo cảm giác rẻ tiền.

Giá bán

Kim cương tự nhiên vốn dĩ đã trở thành một tiêu chuẩn so sánh trong lĩnh vực đá quý. Một viên kim cương tự nhiên cỡ 1 carat có giá khoảng 153.600.000 đồng, giá này thường không biến động nhiều bởi đã được các công ty đá quý bảo chứng giá trị sản phẩm.

Còn trong khi đó, kim cương nhân tạo lại có giá tương đối rẻ mạt, không thể nào so sánh cùng kim cương tự nhiên bởi giá chỉ 10.000 đồng cho một carat.

Vậy nên mua kim cương nhân tạo hay kim cương tự nhiên

Sự chênh lệch về giá và các đặc tính giữa kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo là quá lớn và quá rõ ràng:

Nếu điều kiện kinh tế chưa cho phép và muốn tìm hiểu về đá quý bạn có thể lựa chọn kim cương nhân tạo (CZ).

Còn nếu có điều kiện kinh tế dư dả bạn có thể lựa chọn kim cương tự nhiên bởi sự hoàn hảo sang trọng.

So sánh kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo (CZ) là khập khiễng vì có sự chênh lệch quá lớn. Trong thực tế, nhiều người đã bị các gian thương bán lận kim nhân tạo là kim cương tự nhiên, mong rằng bài viết này sẽ giúp quý bạn đọc có những thông tin và nhận định chính xác để chọn cho mình cho mình một viên kim cương ưng ý nhất.

Hiện nay kim cương tự nhiên không còn là sự lựa chọn hợp lý vì mức giá quá cao, thay vào đó người dùng có thể lựa chọn Moissanite có vẻ đẹp và đặc điểm tương đồng gần như hoàn toàn kim cương tự nhiên nhưng có mức giá tốt hơn rất nhiều.

Từ khóa » độ Cứng Kim Cương Nhân Tạo