Cách Phần Biệt Kim Cương Với Các Loại đá Tổng Hợp - Eropi Jewelry

Sự cuốn hút không cưỡng lại được cùng những bí ẩn đằng sau sự kiêu sa, quý phái, sang trọng của kim cương đem lại không có gì ngạc nhiên, nó trở thành món quà, quà tặng tượng trưng cho tình yêu và sự lãng mạn. Nhưng nhiều người nhầm lẫn giữa kim cương và cubic zirconia và một số loại đá tổng hợp khác. Vậy làm thế nào để phân biệt chúng?

Kẻ mạo danh kim cương số 1 – Đá Cubic Zirconia

Đá Cubic Zirconia được chế tạo lần đầu tiên vào năm 1973 bởi các nhà khoa học Xô Viết của viện vật lý Lebedev ở Maxcova. Đến năm 1976, Cubic Zirconia bắt đầu được đưa vào sản xuất. Và từ đó đến nay, nhu cầu về loại đá này ngày càng lớn, nhất là trong ngành trang sức giá rẻ, vì không chỉ có chi phí thấp, mà nó còn có vẻ ngoài rất giống với kim cương.

thật khó để phân biệt được đâu là kim cương và đá cz

Rất khó phân biệt đá Cubic Zirconia với kim cương bằng mắt thường.

Với đặc tính quang học có nhiều điểm tương đồng với kim cương, cùng hệ số tán sắc mạnh nên dù có chiết suất thấp hơn nhưng những viên đá CZ vẫn có màu sắc rực rỡ dưới ánh sáng trời. Chính vì vậy nên rất khó phân biệt đá Cubic Zirconia với kim cương bằng mắt thường, thật khó để phân biệt được đâu là kim cương và đá cz. Nhưng nếu chỉ qua vẻ bề ngoài mà khẳng định đá CZ là một loại kim cương thì thật sai lầm rất lớn. Bởi đá Cubic Zirconia và kim cương khác nhau về rất nhiều mặt như:

  • Cấu tạo hóa học kim cương là Carbon (C), còn của đá CZ là ZrO2 +Y3O2.
  • Kim cương được chế tác từ đá kim cương thô hình thành trong tự nhiên, đá Cubic Zirconia thì được sản xuất trong dây chuyền công nghiệp.

kim cương được tìm tháy trong tự nhiên còn đá cz được tạo ra trong công nghiệp.

Kim cương tìm thấy trong tự nhiên nhưng đá cz thì được sản xuất trong môi trường công nghiệp.

  • Đá Cubic Zirconia có tính cách nhiệt, còn kim cương lại có tính dẫn nhiệt.
  • Màu sắc cơ bản của đá CZ chỉ có màu trắng (không màu) (trong quá trình sản xuất thường được thêm một số oxit kim loại để tạo màu) trong khi kim cương tự nhiên có rất nhiều màu: trắng, tím, vàng....
  • Độ cứng của đá Cubic Zirconia thấp hơn của kim cương 8,5 so với 10 trên bảng đo độ cứng Mohs.
  • Đá Cubic Zirconia có chiết suất thấp hơn kim cương (2,18 so với 2,417).
  • Vết vỡ của kim cương có thể là hình vỏ sò đến mảnh vụn, còn vết nứt vỡ ở đá CZ chỉ có hình vỏ sò.
  • Một viên đá CZ sẽ có khối lượng xấp xỉ 1,75 khối lượng của viên kim cương cùng kích thước. Kim cương thường có tạp chất bên trong (cho dù rất ít) còn đá CZ thì không có những tạp chất đó vì nó được tạo ra qua nhiều công đoạn pha chế, tách lọc... trong công nghiệp.

Tham khảo thêm:

  • Một số cách nhận biết kim cương thật bằng mắt thường
  • Hành trình vượt thời gian của những viên kim cương
  • Vì sao kim cương luôn sở hữu mức giá đắt đỏ?
  • Tiêu chuẩn 4c đánh giá kim cương
  • 10 cách cắt kim cương phổ biến nhất hiện nay

Tuy không phải là kim cương, nhưng tại thị trường trang sức Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp đã giới thiệu đây là kim cương nhân tạo nhằm đẩy giá lên cao nhằm chuộc lợi từ người tiêu dùng. Để là một người tiêu dùng thông minh bạn cần biết một số mẹo để phân biệt kim cương với đá Cubic Zirconia sau:

Biện pháp đơn giản: để viên đá cần kiểm tra trước miệng và thổi một hơi vào nó. Nếu lớp sương mù tồn tại trên viên đó trong khoảng 1 đến 2 giây thì đó là đá CZ bởi kim cương phân tán nhiệt rất nhanh nên lớp sương mù sẽ không thể tồn tại lâu được.

bằng biện pháp đơn giản.

Kiểm tra bằng biện pháp đơn giản.

Tạp chất: do chỉ được chế tác từ những viên kim cương thô trong tự nhiên nên một viên kim cương thật luôn có những đường vân nhỏ - những vết sáng nhỏ trong lòng đá. Còn đá CZ được chế tạo hoàn toàn trong công nghiệp nên sẽ không có những tạp chất này. Soi dưới kính lúp có độ phóng đại 10x bạn sẽ quan sát được điều này.

Màu sắc: Đá CZ có màu hơi xám nhạt khi để dưới ánh sáng mặt trời trong một thời gian dài.

Vết rạn nứt: Đá CZ hầu như không có vết rạn nứt, còn đá kim cương thiên nhiên thì hầu hết đều có vết rạn nứt.

Tính dẫn nhiệt: Đá CZ cách nhiệt, còn kim cương thì có tính dẫn nhiệt.

Độ cứng: Kim cương thiên nhiên có độ bền cùng độ cứng rất cao nên được sử dụng trong công nghệ cắt kính, nên khi ta cắt viên đá muốn thử vào kính mà bị trầy xước thì đó là đá CZ hoặc một loại đá trang sức nào đó.

có thể kiểm tra sự khác nhau giữa đá cz và kim cương bằng nhiều cách

Một số hình ảnh kiểm tra đá cz và kim cương.

Tuy đá CZ không phải kim cương nhưng chất lượng đá khá tốt, về màu sắc hay kiểu dáng và đặc biệt giá thành thấp hơn kim cương rất nhiều. Vì thế, chúng được sử dụng rất nhiều trong ngành thời trang.

Moissanite – Kẻ mạo danh kim cương thứ 2

Nếu đá Cubic Zirconia là kẻ mạo danh kim cương thứ nhất, thì đá Moissanite là kẻ mạo danh kim cương thứ hai. Chúng tỏa sáng không khác gì một viên kim cương thật và độ cứng của chúng đạt 9.5 trên thang 10. Vậy, tại sao chúng chỉ được sếp sau đá Cz khi mạo danh kim cương?

Moissanite được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1893 bởi Henri Moissan. Ông đã lấy tên mình để đặt cho loại khoáng sản này. Loại khoáng vật này rất khó tạo thành trong tự nhiên và do đó, Moissanite gần như được sản xuất thông qua tổng hợp nhân tạo. Moissanite được chế tạo trong phòng thí nghiệm lần đầu tiên bởi Jöns Jacob Berzelius (người đã phát hiện ra silicon). Tuy nhiên, Edward Goodrich Acheson mới là người chính thức thương mại hóa Moissanite để dùng làm đá mài sắt và cắt công cụ.

Ngoài độ cứng và tính chất khúc xạ ánh sáng tương tự như kim cương, điều đặc biệt là Moissanite còn có độ dẫn nhiệt hoàn toàn tương tự như kim cương. Chính vì vậy, dùng bút thử kim cương trên cơ sở dẫn nhiệt hoàn toàn vô tác dụng đối với Moissanite. Hiện nay, Moissanite thường được sử dụng trong công nghiệp và một số được sử dụng để làm trang sức. Mặc dù không phổ biến trong thị trường trang sức như đá CZ, nhưng Moissanite cũng là kẻ mạo danh xứng tầm với kim cương.

Phân biệt kim cương với Moissanite

Độ bền: Đá Moissanite đạt độ cứng 9.5 đây là một ưu điểm khó có loại khoáng vật nào sánh được. Tuy nhiên, độ cứng của nó vẫn thấp hơn kim cương. Vì thế chúng có thể bị xước, bong tróc. Trang sức gắn đá Moissanite sẽ có độ bền kém hơn so với kim cương.

Màu sắc: Moissanite không màu, trong khi đó kim cương có nhiều màu sắc tự nhiên.

Lấp lánh: Khi chuyết ánh sáng lớn, những viên Moissanite sẽ khúc xạ những chùm ánh sáng nhiều màu, chùm sáng rộng, tia sáng dài. Trong khi kim cương và đá Cz chùm ánh sáng không màu và ngắn.

Phân biệt kim cương nhân tạo và đá tổng hợp

Ngoài ra còn một số loại đá tổng hợp khác như: Yttrium Aluminium (YAG), Galliant, Djevalith, Fabulite, Synthetic Rutile cũng có vẻ bên ngoài tương tự như kim cương nhưng ít được sử dụng.

Sự ra đời của các loại đá tổng hợp này đã làm cho giới thời trang thêm khởi sắc, tuy nhiên nó cũng làm rối loạn thị trường trang sức. Một số doanh nghiệp, cá nhân đã lợi dụng những loại đá này để qua mặt người tiêu dùng nhằm chuộc lợi.

Eropi Jewerly là một trong những đơn vị kinh doanh trang sức uy tín hàng đầu, chúng tôi chuyên cung cấp các loại trang sức gắn đá Cubic Zirconia cao cấp, giá cả hợp lý. Cùng ngắm nhìn một số mẫu trang sức của Eropi và hy vọng bạn sẽ lựa chọn được món đồ ưng ý.

đem đến trải nghiệm mới mẻ cho bạn Một số mẫu trang sức bạc từ Eropi Jewelry chắc chắn sẽ làm bạn yêu từ cái nhìn đầu tiên. Sự khác biệt giữa kim cương và đá Cubic Zirconia Sự cuốn hút không cưỡng lại được cùng những bí ẩn đằng sau sự kiêu sa, quý phái, sang trọng của kim cương đem lại không có gì ngạc nhiên, nó trở thành món quà, quà tặng tượng trưng cho tình yêu và sự lãng mạn. Nhưng nhiều người nhầm lẫn giữa kim cương và cubic zirconia, vậy giữa chúng có gì khác biệt? Hiện nay, ở Việt Nam, đá Cubic Zirconia đang rất được ưa chuộng để làm đồ trang sức bởi nó trông rất giống kim cương mà giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm khi bạn nhầm lẫn chúng với nhau, bởi giá trị và chất lượng của chúng có thể cách xa nhau đến cả nghìn lần. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Đá Cubic Zirconia được chế tạo lần đầu tiên vào năm 1973 bởi các nhà khoa học Xô Viết của viện vật lý Lebedev ở Maxcova. Đến năm 1976, Cubic Zirconia bắt đầu được đưa vào sản xuất. Và từ đó đến nay, nhu cầu về loại đá này ngày càng lớn, nhất là trong ngành trang sức giá rẻ, vì không chỉ có chi phí thấp, mà nó còn có vẻ ngoài rất giống với kim cương. Với đặc tính quang học có nhiều điểm tương đồng với kim cương, cùng hệ số tán sắc mạnh nên dù có chiết suất thấp hơn nhưng những viên đá CZ vẫn có màu sắc rực rỡ dưới ánh sáng trời. Chính vì vậy nên rất khó phân biệt đá Cubic Zirconia với kim cương bằng mắt thường. Nhưng nếu chỉ qua vẻ bề ngoài mà khẳng định đá CZ là một loại kim cương thì thật sai lầm rất lớn, bởi đá Cubic Zirconia và kim cương khác nhau về rất nhiều mặt: - Cấu tạo hóa học của kim cương là Carbon (C), còn của đá CZ là ZrO2 +Y3O2 - Kim cương lấy nguyên chế tác từ đá kim cương thô hình thành trong tự nhiên, đá Cubic Zirconia thì được sản xuất trong dây chuyền công nghiệp. - Đá Cubic Zirconia có tính cách nhiệt, còn kim cương lại có tính dẫn nhiệt. - Màu sắc cơ bản của đá CZ chỉ có màu trắng (không màu) (trong quá trình sản xuất thường được thêm một số oxit kim loại để tạo màu) trong khi kim cương tự nhiên có rất nhiều màu: trắng, tím, vàng.... - Độ cứng của đá Cubic Zirconia thấp hơn của kim cương hàng trăm lần (8,5 so với 10 trên bảng đo độ cứng Mohs). - Đá Cubic Zirconia có chiết suất thấp hơn kim cương (2,18 so với 2,417). - Vết vỡ của kim cương có thể là hình vỏ sò đến mảnh vụn, còn vết nứt vỡ ở đá CZ chỉ có hình vỏ sò. - Một viên đá CZ sẽ có khối lượng xấp xỉ 1,75 khối lượng của viên kim cương cùng kích thước. - Kim cương thường có tạp chất bên trong (cho dù rất ít) còn đá CZ thì không có những tạp chất đó vì nó được tạo ra qua nhiều công đoạn pha chế, tách lọc... trong công nghiệp. Tuy không phải là kim cương và có rất nhiều đặc điểm không thể so sánh với kim cương nhưng ở Việt Nam, đá Cubic Zirconia vẫn được các nhà sản xuất quảng cáo là kim cương nhân tạo với đầy đủ các tính chất hóa - lý - quang của kim cương để nâng giá. Để không bị nhầm lẫn khi mua các đồ trang sức đính kim cương hoặc đá Cubic Zirconia, ta có thể áp dụng một số biện pháp sau: - Biện pháp đơn giản: + Để viên đá cần kiểm tra trước miệng và thổi một hơi vào nó. Nếu lớp sương mù tồn tại trên viên đó trong khoảng 1 đến 2 giây thì đó là đá CZ bởi kim cương phân tán nhiệt rất nhanh nên lớp sương mù sẽ không thể tồn tại lâu được. + Tạp chất: Do chỉ được chế tác từ những viên kim cương thô trong tự nhiên nên một viên kim cương thật luôn có những đường vân nhỏ - những vết sáng nhỏ trong lòng đá. Còn đá CZ được chế tạo hoàn toàn trong công nghiệp nên sẽ không có những tạp chất này. Vì lý do đó, nếu bạn đặt viên đá cần kiểm tra dưới mắt và nhìn từ cạnh bên này sang bên kia (chứ không được nhìn thẳng góc từ trên xuống dưới hay nhìn dưới lên trên), nếu bạn sẽ không thể nhìn xuyên một cách rõ ràng được, vì các tạp li ti đã cản đi một phần năng lượng ánh sáng thì đó là viên kim cương thật. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn xuyên qua được, đó là một viên kim cương giả. + Màu sắc: Đá CZ có màu hơi xám nhạt khi để dưới ánh sáng mặt trời trong một thời gian dài. + Vết rạn nứt: Đá CZ hầu như không có vết rạn nứt, còn đá kim cương thiên nhiên thì hầu hết đều có vết rạn nứt. + Tính cách nhiệt: Đá CZ cách nhiệt, còn kim cương thì có tính dẫn nhiệt. + Độ cứng: Kim cương thiên nhiên có độ bền cùng độ cứng rất cao nên được sử dụng trong công nghệ cắt kính, nên khi ta cạ viên đá muốn thử vào kính mà bị trầy xước thì đó là đá CZ hoặc một loại đá trang sức nào đó. - Kiểm tra kỹ lưỡng: + Dùng công thức Scharffenberg (1931) cho kim cương rời mài dạng tròn, giác cúc tiêu chuẩn sẽ giúp kiểm tra và phân biệt kim cương và đá CZ: Trọng lượng (carat) = Đường kính (mm) x Đường kính (mm) x cao (mm) x 0,0061 + Dùng cân đo tuổi vàng: Tỷ trọng = Trọng lượng cân khô / (Trọng lượng cân khô – Trọng lượng cân nước) Nếu tỷ trọng ta tính ra được gần bằng 3,52 thì đó là kim cương. Nếu tỷ trọng ta tính ra được bằng 5,50-6,0 thì đó là đá CZ. + Qua độ dẫn nhiệt: Tính dẫn nhiệt của kim cương cao hơn từ 400-500 lần so với đá Cubic Zirconia nên ta có thể sử dụng dụng cụ Presidium Multi Tester để phân biệt kim cương với đá Cubic Zirconia. +Qua kính hiển vi: Có thể sử dụng kính hiển vi hoặc kinh lúp 10x-14x để phân biệt kim cương và đá CZ. Với kính hiển vi phóng đại 1200 lần, bạn sẽ thấy những tạp chất rất nhỏ bên trong cấn trúc phân tử của kim cương thiên nhiên. Tuy nhiên cách này đòi hỏi kinh nghiệm khảo sát đá quý khá cao.

Từ khóa » đá Cz Và Moissanite