Cách Phân Biệt Thai Nhi Nấc Cụt Và Thai Máy - Bé Nấc Nhiều Có Sao ...
Có thể bạn quan tâm
Ở giai đoạn sau của thai kỳ, mẹ bầu đã có thể cảm nhận được bé yêu bị nấc cụt và điều này thường làm mẹ lo lắng. Vậy em bé nấc cụt trong bụng mẹ có sao không, có mệt không? Mẹ phải làm gì khi thai nhi bị nấc cụt?
Bạn đã bước vào tam cá nguyệt thứ hai và bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của bé. Điều này khiến bạn hạnh phúc và sung sướng. Bé càng lớn bạn sẽ thấy những chuyển động này ngày càng rõ rệt và chắc chắn bạn cũng sẽ vô cùng bất ngờ và có phần lo lắng khi nhận ra việc em bé trong bụng bị nấc. Thế nhưng, hiện tượng thai nhi bị nấc cụt là tốt hay xấu? Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về tình trạng này nhé.
Hiện tượng thai nhi nấc cụt
Việc thường xuyên theo dõi và ghi nhận những chuyển động của bé trong bụng sẽ giúp bạn cảm nhận được sự phát triển cũng như phát hiện ra những điều bất thường của bé.
Thai nhi nấc cụt như thế nào? Nếu bạn cảm nhận được cú giật đều (giống như quả lắc đồng hồ) hoặc giống những tiếng gõ đều phát ra từ bên trong bụng dưới thì cũng đừng quá lo bởi đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi bị nấc. Thực tế, em bé trong bụng bị nấc là một hiện tượng bình thường và không đáng lo như nhiều người vẫn nghĩ. Thậm chí, đây còn là dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp của bé đang phát triển khỏe mạnh.
Thai nhi nấc cụt ở tuần thứ mấy, em bé nấc cụt trong bụng mẹ có sao không? Hiện tượng em bé nấc trong bụng mẹ diễn ra khi hệ thần kinh trung ương của bé đã phát triển hoàn toàn để sẵn sàng cho việc thở. Thực tế, thai nhi có thể bị nấc cụt từ rất sớm, ở giai đoạn đầu của thai kỳ (khoảng tuần thứ 9) nhưng chưa có bằng chứng nào chứng minh điều này vì lúc ấy bào thai còn quá nhỏ. Mãi cho đến cuối quý 2, đầu quý 3 của thai kỳ, bạn mới cảm nhận được hiện tượng này một cách thật rõ ràng.
Nguyên nhân khiến thai nhi nấc cụt
Nhiều mẹ bầu khi thấy bé yêu nấc cụt thường xuyên thì hay thắc mắc thai nhi nấc cụt là do đâu, em bé trong bụng nấc cụt nhiều có sao không?
Hiện tại, nguyên nhân khiến em bé nấc cụt trong bụng mẹ vẫn chưa được biết đến một cách chính xác. Nhiều người nghĩ rằng tình trạng này có liên quan đến sự phát triển của phổi, tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này là đúng. Đôi khi, thai nhi bị nấc cụt chỉ đơn giản là do bé đang cố gắng để học điều gì mới hoặc có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển bình thường. Dưới đây là một số lý do phổ biến:
1. Bé muốn chào đời
Những em bé hay có thói quen “đá banh” trong bụng mẹ bất kể ngày đêm là những em bé đang rất muốn được chào đời. Những tiếng nấc của thai nhi được cho là do bé thiếu kiên nhẫn, chỉ mong nhanh chóng đến ngày ra khỏi bụng mẹ. Thai nhi nấc cụt cũng là biểu hiện bé chuẩn bị cho kỹ năng bú mẹ sau này. Nếu khi bé chào đời, bạn thấy một số vết đỏ nhỏ trên da con, có thể là do bé tập mút, tự tập bú mẹ dẫn đến bị nấc cụt nhiều như thế đấy.
2. Sự chuyển động bất thường của cơ hoành khiến em bé nấc trong bụng mẹ
Em bé nấc cụt trong bụng mẹ có sao không? Nấc là kết quả của việc thai nhi thở trong nước ối. Giống như người lớn, thai nhi nấc cụt cũng do chuyển động bất thường của cơ hoành. Do còn bé nên thai nhi chưa tự cân bằng được nhịp nuốt và thở của mình. Khi nuốt hoặc thở, bé sẽ hít vào hoặc đẩy nước ối ra ngoài, gây ra tiếng nấc.
3. Em bé nấc trong bụng mẹ do bé tập phản xạ bú mút
Trong bụng mẹ, thai nhi đã hình thành những tính cách riêng, có những bé hiếu động nhưng lại có những bé khá trầm tính. Những em bé hiếu động thường vung tay, đạp chân, hoạt động nhiều gây ra tình trạng em bé nấc trong bụng mẹ thường xuyên hơn. Ngoài ra, ngay từ trong bụng mẹ, bé đã bắt đầu tập phản xạ bú mút. Quá trình này sẽ giúp điều chỉnh được khả năng bú mút sau khi chào đời và giảm nguy cơ tắc nghẽn phổi.
4. Cuống rốn bị chèn ép khiến thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ
Nếu đây là nguyên nhân khiến thai nhi nấc cụt, bạn cần lưu tâm vì có nguy cơ bé đang gặp nguy hiểm. Khi cuống rốn bị chèn ép, nguồn cung cấp oxy bị hạn chế hoặc truyền tới quá ít khiến bé bị nấc. Ngoài ra, tình trạng này cũng làm ảnh hưởng đến tim và việc lưu thông máu đến bào thai. Nếu hiện tượng thai nhi bị nấc có sự gia tăng đột biến về tần suất cũng như mức độ, bạn nên đi khám ngay để được tư vấn kịp thời.
[embed-health-tool-due-date]
Thai nhi bị nấc trong bụng mẹ có sao không?
Thai nhi nấc cụt nhiều lần trong ngày khiến nhiều mẹ thắc mắc thai nhi nấc cụt nhiều có sao không? Liệt thai nhi bị nấc cụt có mệt không? Theo nghiên cứu, khi còn ở trong bụng mẹ, bé cưng có thể bị nấc thường xuyên trong một khoảng thời gian dài. Bạn có thể bắt đầu nhận thấy bé bị nấc từ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Mỗi bà mẹ sẽ cảm nhận được tiếng nấc của con ở những thời điểm khác nhau. Ngoài ra, có những bé sẽ thường xuyên bị nấc nhưng cũng có bé không bị, do đó, nếu bạn không cảm nhận được tiếng nấc của con thì cũng không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bé bị nấc sau tuần thứ 32 của thai kỳ, bạn nên đi khám để kiểm tra thai kỳ, loại trừ những vấn đề cấp tính.
Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị nấc là do bé chưa cân bằng được nhịp nuốt và thở. Khi nuốt (hay thở), thai nhi hít vào (hoặc đẩy ra) một ít nước ối. Quá trình này khiến cơ hoành co thắt, dẫn tới nấc. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm, cũng giống như hiện tượng thai máy, hiện tượng thai nhi bị nấc trong bụng mẹ là hoàn toàn bình thường. Hiện tượng bé nấc không đều cũng không phải điều đáng lo. Một số bé sơ sinh có khá nhiều cơn nấc mỗi ngày cũng không có nghĩa là có vấn đề với thai kỳ của bạn.
Làm sao phân biệt giữa nấc cụt và thai máy?
Làm sao biết thai nhi nấc cụt? Thai nấc và thai máy là hai hiện tượng dễ gây nhầm lẫn bởi cả hai đều làm cho mẹ cảm nhận được thai nhi đạp liên tục trong bụng bầu. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy có sự khác biệt:
- Nhịp điệu: Nếu thai nhi bị nấc, bạn sẽ thấy từng cử động trong bụng có nhịp điệu đều đặn. Còn thai máy thì xảy ra một cách ngẫu nhiên, không theo một chu kỳ nhịp nhàng.
- Thời gian: Mỗi lần bé bị nấc chỉ kéo dài khoảng từ 3 – 5 phút, còn thai máy thì kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ.
- Mức độ: Ở tam cá nguyệt thứ 2, mức độ tác động khi thai máy và khi bé nấc đều khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đến 3 tháng cuối, chúng lại có sự khác biệt lớn. Khi bé nấc, bạn chỉ cảm nhận được các cử động nhẹ nhàng, còn khi thai máy, bé sẽ chuyển động rất mạnh, đôi lúc, bạn còn thấy cả bàn chân, bàn tay của bé nhô ra trên bụng.
Có thể bạn quan tâm: Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không? Thai máy liên tục có đáng lo?
Thai nhi bị nấc cụt phải làm sao? Những điều mẹ cần biết
Nếu phát hiện những tiếng nấc của con, bạn không cần quá lo lắng và vội vàng đi khám bởi đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Bạn chỉ cần:
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
- Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi thường xuyên.
- Nhiều người thường rỉ tai nhau rằng thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ là do con đói và khát nên mẹ cần cố gắng ăn nhiều một thứ gì đó. Tuy nhiên, điều này không đúng và bạn đừng làm theo nhé.
- Nếu tần suất cơn nấc của bé tăng lên, bạn hãy thử thay đổi tư thế. Chẳng hạn, nếu bạn đang nằm nghiêng bên trái thì thử quay sang bên phải, đang ngồi làm việc thì thử đứng dậy đi lại một chút. Việc mẹ bầu thay đổi vị trí sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và giảm thiểu tình trạng em bé trong bụng bị nấc.
Cách hạn chế tình trạng thai nhi nấc cụt
Hiện tượng thai nhi hay bị nấc không gây đau đớn nhưng lại có thể khiến mẹ bầu mất tập trung. Không những vậy, nếu cơn nấc của bé kéo dài, bạn có thể cảm thấy khó chịu, thậm chí là lo lắng. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn khi bầu em bé hay bị nấc:
- Nằm nghiêng bên trái khi ngủ
- Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng với các thực phẩm giàu protein bởi những thực phẩm này có thể giúp bé thư giãn và ít bị nấc
- Uống nhiều nước và giữ ẩm cho cơ thể
- Ngủ đủ giấc
- Đếm số lần thai nhi bị nấc cụt và thời gian của mỗi lần nấc trong giai đoạn cuối của thai kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã biết thêm về hiện tượng thai nhi nấc cụt, cũng như cách phân biệt giữa thai máy và thai nấc. Nếu được, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ kỹ hơn về những cử động lạ có thể gặp để an tâm hơn. Phương pháp siêu âm cũng có thể được sử dụng để xác nhận tình trạng thai nhi nấc cụt.
Có thể bạn quan tâm: Công cụ tính ngày dự sinh online mới nhất
Từ khóa » Cách Chữa Nấc Cho Bé Trong Bụng Mẹ
-
Vì Sao Em Bé Nấc Cụt Trong Bụng Mẹ? | Vinmec
-
Mẹ Bầu Cần Làm Gì Khi Thai Nhi Nấc Cụt? | TCI Hospital
-
Thai Nhi Bị Nấc Cụt Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Mẹ Làm Gì để Thai Nhi Hết Nấc Cụt? Khi Nào Thì Cần Nên đến Bệnh Viện?
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Cho Bé | Huggies
-
Mẹ Bầu Nên Làm Gì Khi Thai Nhi Bị Nấc Cụt Nhiều?
-
Mẹo Chữa Nấc Cho Bé - Hànộimới
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt
-
Mách Mẹ 7 Mẹo Chữa Nấc Cụt Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ An Toàn ...
-
9 Cách Chữa Nấc Cho Trẻ Sơ Sinh Cha Mẹ Không Biết Hơi Phí
-
Thai Nhi Nấc Cụt : Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết
-
18 Mẹo Chữa Nấc Cho Trẻ Sơ Sinh Mẹ Không Biết Hơi Phí! - Fitobimbi
-
Tìm Hiểu Một Số Cách Chữa Nấc Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Nhất
-
HIỂU TẤT TẦN TẬT VỀ CƠN “NẤC” CỦA BÉ