CÁCH PHÂN BIỆT VÀ NHẬN BIẾT CÁC CHẤT LIỆU DA

CÁCH PHÂN BIỆT VÀ NHẬN BIẾT CÁC CHẤT LIỆU DA

1, PHÂN BIỆT DA THẬT VÀ DA GIẢ

1.1. DA THẬT

- Các sản phẩm cao cấp thường làm từ da động vật như: da cá sấu, da trâu, da bò, da cừu…vv… Các sản phẩm bằng da thật thường được ghi “real leather, genuine leather, cow hide, 100% leather…”.

- Các loại da này phải qua một quá trình xử lý gọi là thuộc da. Quá trình này để da sau khi đã được xử lý sẽ bền theo thời gian và làm bóng để da đẹp hơn.

- Trước khi làm ra thành phẩm da còn được phủ một lớp sơn để tạo độ bóng và màu sắc.

1.2. DA GIẢ GỒM SIMILI VÀ DA PU

a) SIMILI

- Simili là tên gọi chung cho các sản phẩm giả da hiện nay, ngoài ra còn có các tên khác như faux leather, pleather…vv…

- Simili được dệt kim bằng sợi polyester, sau đó sẽ được nhuộm lên từ một đến hai lớp nhựa PVC để tạo liên kết giữa tấm vải và lớp nhựa. Tiếp theo tấm liên kết này sẽ được đưa qua công đoạn định hình để tạo vân trên mặt sản phẩm. Cuối cùng, simili sẽ được xử lý bề mặt, nhuộm màu giúp cho sản phẩm đẹp hơn, bắt mắt hơn.

b) DA PU

- Còn có tên gọi là nhựa tổng hợp, da nhựa mềm, da nhựa dẻo. Da PU là simili được phủ lên một lớp nhựa Polyurethane (PU). Do có tính chất của nhựa PU nên da PU mềm gần như da thật, dễ lau chùi và có độ bền cao hơn simili thông thường.

- Da PU khá tốt nên được sử dụng nhiều để làm ví, túi xách, giày dép. Sản phẩm từ da PU tương đối dễ bảo quản hơn và có giá thành rẻ hơn da thật.

- Da PU là một chất liệu tốt, dễ bảo quản và có đồ bền, độ dẻo tương đối cao.

2, MỘT SỐ MẸO VẶT ĐỂ PHÂN BIỆT DA THẬT VÀ DA GIẢ:

2.1. Quan sát bằng mắt

Bề mặt da thật hơi ráp, có các đường vân của da rất tự nhiên hoặc có những vết lồi lõm, tùy theo kỹ thuật thuộc da và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm.

Bề mặt chất liệu da giả thường sẽ láng, trơn tru và bằng phẳng do được sản xuất công nghiệp và phủ nhựa.

2.2. Nhận biết qua mùi

Da thật có mùi đặc trưng của lớp da; còn da giả thì có mùi nilon hoặc có mùi của chất hóa học.

2.3. Ấn vào sản phẩm

Dùng ngón cái và ấn mạnh lên bề mặt sản phẩm, nếu là da thật, sẽ để lại vết lõm xung quanh ngón tay, đồng thời vết lõm sẽ mất đi chứng tỏ da thật có độ đàn hồi cao. Còn với da giả, không thể có được độ đàn hồi này.

2.4. Màu sắc

Màu của da giả luôn tươi sáng và có nhiều màu sắc đa dạng, còn màu da thật thì tối.

2.5. Hơ lửa

Nếu da thật thì miếng da bị cháy xém và có mùi khét của hợp chất hữu cơ, còn chất liệu giả da khi cháy sẽ vón cục do có thành phần của nhựa tổng hợp.

2.6. Làm ướt sản phẩm

Nhỏ vài giọt nước lên bề mặt da, nếu là da thật thì sau vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da. Do da thật hấp thu độ ẩm tốt hơn, còn chất liệu giả da không thấm nước nên giọt nước sẽ lăn khỏi bề mặt.

Những vật dụng bằng da như: giày, túi xách/bóp/ví, dây nịt, đồng hồ…vv…có giá cả khác nhau, kiểu dáng, chất liệu da tạo thành thành phẩm cũng khác nhau. Cho dù da thật hay da giả cũng đều giống nhau trong quá trình thi công cắt, dán, may vá. Và để tạo độ thẩm mỹ cao khi thiết kế không bị lộ nhược điểm ra bên ngoài các nhà sản xuất thường sử dụng keo dán để tăng độ chắc chắn cho sản phẩm.

KEO RỒNG VÀNGvới tính năng có độ bám dính cực cao, giảm chi phí tối ưu, rút ngắn thời gian khô vượt bậc là sự lựa chọn hoàn hảo khi dán trên chất liệu da.

----------------

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN AN THÁI KHANG

🏢 Địa chỉ: 91/18/5 Đinh Tiên Hoàng, phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM

📞 Hotline/ Zalo: 0968 60 65 66

📩 Email: support@keorongvang.com

🚩 Fanpage: https://www.facebook.com/Keorongvang/

BLOGS liên quan

  • KEO RỒNG VÀNG ỨNG DỤNG VƯỢT TRỘI TRÊN MỌI BỀ MẶT (2022-06-29)
  • CHỌN KEO ĐỂ SẢN XUẤT ĐỒ DA THEO TIÊU CHÍ NÀO? (2022-05-25)
  • ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA KEO DÁN ĐA NĂNG (2022-05-23)
  • KEO DÁN THẢM CỎ NHÂN TẠO P66 – BỀN CHẶT VĨNH VIỄN (2022-05-23)
  • QUY TRÌNH CHUẨN KHI DÙNG KEO RỒNG VÀNG (2022-05-23)
  • KHÔNG GIAN NỘI THẤT ĐƯỢC GẮN KẾT BỞI KEO RỒNG VÀNG (2022-05-23)

Từ khóa » Chất Liệu Da