Cách Phân Biệt Vi Xử Lý CPU Core I Qua Các Thế Hệ Của Intel 2022
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay có rất nhiều dòng CPU khác nhau, với nhiều tên gọi, sở hữu thông số cũng khác nhau. Trong đó phổ thông được nhiều biết đến có thể nói là dòng bộ vi xử lý CPU Core i của Intel. Trải qua rất nhiều thế hệ với nhiều cải tiến mạnh mẽ, dòng sản phẩm CPU này vẫn vô cùng bán chạy. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết và tốt nhất về bộ vi xử lý của Intel đảm bảo cho bạn sự chuẩn xác và đưa ra lựa chọn tốt nhất!
1. Phân biệt các thế hệ CPU Intel Core i
Vi xử lý CPU của Intel
Intel cho ra đời CPU từ năm 1971 và phát triển đến thời điểm hiện tại cùng nhiều tên gọi khác nhau. Một vài thông tin để có được sự phân biệt rõ ràng nhất.
==> Xem thêm: Giá Bộ vi xử lý, CPU Máy tính, CPU Intel Core i5, Core i7, Core i9, Dua Core giá rẻ tốt tại HoangHaPC
Thế hệ đầu Nehalem
Nehalem được sản xuất trên quy trình 45nm với kiến trúc thay thế loại Core 2 cũ. Ở thế hệ Nehalem, Intel đã tích hợp 2 loại công nghệ là Turbo Boost và Hyper Threading với nhau, trên cùng một loại chip nhằm tăng hiệu năng một cách hiệu quả, so với các loại chip xử lý của thế hệ trước.
Thế hệ 2 Sandy Bridge
Sandy Bridge là thế hệ thứ 2, sử dụng quy trình 32nm. Tuy nhiên nếu so sánh với loại Nehalem GPU và CPU cũng được sản xuất theo quy trình 32nm và nằm trên cùng đế, Sandy Bridge được cho là có thiết kế giảm diện tích và khả năng tiết kiệm tốt hơn, nhờ vào GPU và CPU có chung bộ nhớ đệm. Bên cạnh đó, khả năng mã hóa và giải mã video của thế hệ 2 cũng được cải thiện rõ rệt với tính năng Intel Quick Sync Video.
Thế hệ 3 Intel Ivy Bridge
Ở thế hệ thứ 3, so với Sandy Bridge, Ivy được sử dụng quy trình sản xuất khác, mới hơn đó là 22nm. Ngoài ra, Ivy Bridge còn được sử dụng loại công nghệ bóng bán dẫn có tên gọi 3D Tri - Gate. Nhờ vào quy trình này mà diện tích được giảm nhưng số lượng bóng bán dẫn trên CPU vẫn có thể tăng một cách đáng kể. Ngoài ra, thế hệ 3 còn được trang bị sẵn chip đồ họa, có khả năng xử lý các nội dung 3D.
Thế hệ 4 Haswell
Ở loại chip này, nhà sản xuất chú trọng vào thiết bị 2 trong 1. Phía Intel đã cố gắng giảm kích thước vi xử lý Core và sản xuất những mẫu Ultrabook mỏng hơn. Công nghệ của đời 4 Haswell cũng ít tiêu thụ điện năng hơn khoảng 20 lần so với Sandy Bridge trong chế độ chờ. Nhà sản xuất cũng nâng cấp chip đồ họa Intel HD 4000 và bổ sung thêm một loại chip đồ họa mạnh hơn có tên gọi Iris/ Iris Pro.
Thế hệ 5 Broadwell
Dòng này là phiên bản thu nhỏ của Haswell bởi sự thu nhỏ bóng bán dẫn, tạo nên bộ não của CPU, Intel Broadwell được trang bị bóng bán dẫn 14nm - kích thước nhỏ hơn 1 nửa so với Haswell. Điểm nổi bật của loại này đó chính là Broadwell hoạt động hiệu quả hơn gấp 30% so với thế hệ 4, đồng nghĩa với việc tiêu thụ ít điện hơn khoảng 30%. Một số ưu điểm khác của loại này đó là tiết kiệm pin và nâng cao hiệu suất.
Thế hệ 6 Skylake
CPU Core i Skylake
Skylake chạy tiến trình giống như Broadwell, 14nm. CPU của Skylake sử dụng loại socket mới có tên LGA 1151. Các bo mạch chủ LGA 1150 đang sử dụng cho các thế hệ 4 và 5 sẽ không tương thích với loại này. Skylake có bộ nhớ RAM DDR4, CPU nhanh hơn 10% so với Core i7-4790K và khoảng 30% so với i7-3770K. Mặc dù khi so Cpu của SKylake và Haswell sẽ không có gì đáng kể, tuy nhiên đối với người dùng đang sử dụng thế hệ 3 thì nên xem xét thay đổi.
Thế hệ 7 Kabylake
CPU thế hệ 7 - Kabylake
Sau thế hệ thứ 6, Intel tiếp tục cho ra mắt dòng CPU tiếp theo có tên là Kabylake. Vẫn được sản xuất trên quy trình 14n tuy nhiên Kabylake đã được cải tiến về hiệu năng xử lý đồ họa và tiết kiệm điện.
CPU của Kabylake cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào quá trình xử lý đồ họa, nhất là với các video có độ phân giải lớn như 4K, 360 độ và công nghệ thực tế ảo. Ngoài ra, hiệu năng xử lý ứng dụng cũng được cải thiện đáng kể, gấp 12%. Còn với khả năng duyệt web thì cao hơn 19% so với thế hệ 6 Skylake.
==> Xem thêm: Bo Mạch Chủ, main máy tính chính hãng. Đơn vị phân phối của Gigabyte, Asus, MSI, Intel, Ecs. Giá Cực Ưu Đãi!
Coffeelake (Thế hệ thứ 8)
Thế hệ thứ 8 - Coffeelake
Coffee Lake dòng chip thế hệ thứ 8 và chip sản xuất thông qua quy trình 14nm. Chip này giúp hiệu năng hoạt động hiệu quả hơn so với các dòng chip CPU - bộ vi xử lý khác của hãng và trên toàn cầu. Tương tự các dòng thế hệ thứ 9, 10 và sắp tới 11 vẫn sử dụng tiến trình 14nm và cải tiến thêm về xung nhịp.
Coffee Lake Refresh (thế hệ thứ 9)
Bản chất Coffee Lake Refresh (Coffee Lake-R) vẫn là phiên bản cải tiến của Coffee Lake-S (Core I thế hệ 8 cho desktop phổ thông) và vẫn thuộc chu kỳ Optimize 14 nm ++ đồng bọn với Kaby Lake chứ vẫn chưa thoát khoải vòng luẩn quẩn này.
Comet Lake (thế hệ thứ 10)
Comet Lake (thế hệ thứ 10)
Comet Lake vẫn có 3 phiên bản là i3, i5 và i7 với xung nhịp tối đa lên đến 4.1GHz khi kích hoạt TurboBoost. CPU thế hệ mới này còn được tích hợp thêm công nghệ Intel DL Boost, giúp mang lại hiệu năng xử lý trí tuệ nhân tạo nhanh hơn khoảng 2.5 lần và giảm thiểu độ trễ.
Rocket Lake-S (thế hệ thứ 11)
Rocket Lake-S (thế hệ thứ 11)
Nền tảng Rocket Lake-S Desktop CPU của Intel sẽ hỗ trợ trên socket LGA 1200 được ra mắt lần đầu cới CPU Comet Lake-S thế hệ thứ 10 mặc dù trên bo mạch chủ 400-series. Bộ vi xử lý Intel Rocket Lake-S sẽ ra mắt chủ yếu cho các bo mạch chủ 500-series nhưng đã được xác nhận rằng bo mạch chủ LGA 1200 sẽ cung cấp hỗ trợ cho các CPU Rocket Lake-S, đặc biệt là khi PCIe Gen 4.0 là 1 tính năng nổi bật của bo mạch chủ Z490 và chỉ được kích hoạt khi sử dụng CPU Rocket Lake-S. Các nhà sản xuất bo mạch chủ, đặc biệt là ASUS sẽ chú ý nhiều hơn đến việc tích hợp thêm phần cứng cảu PCIe Gen 4 trên dòng bo mạch chủ Z590 so với Z490 của họ.
==> Xem thêm: VGA, Card Màn Hình, Card Đồ Họa hiệu năng mạnh mẽ, chất lượng siêu bền, giá cả phải chăng
2. Nhận biết các ký hiệu trên CPU Core I
Thông thường tên CPU core i sẽ bao gồm dãy số và Ký tự. Vậy ý nghĩa của các ký tự sau cùng nghĩa là gì?
U (Chip U): Đây là CPU tiết kiệm năng lượng thường có xung nhip (Tốc độ GHz) thấp. Chip U này thường được sử dụng cho dòng Ultrabook hoặc các Laptop ưu tiên cho việc sử dụng tiết kiệm năng lượng.M (Chip M): Đây là CPU dành cho các Laptop thông thường có xung nhip cao và mạnh mẽ. Thường được sử dụng trong các Laptop chơi game hoặc sử dụng đồ họa nặng.
Ngoài ra, còn một số ký tự khác:
3. Các công nghệ tiên tiến trong dòng CPU Core i
Liệu chúng ta có hiểu hết các công nghệ đang được lắp đặt trong các CPU Intel Core i hay không? Dòng CPU Core i chắc chắn phải bao gồm các công nghệ sau:
Turbo Boost
Công nghệ Turbo Boost với nhiều ưu điểm vượt trội
Tính năng này mặc dù chỉ mới xuất hiện trên Core i5 và i7 nhưng cho phép các vi xử lý này tạm thời tự ép xung. Turbo Boost giúp cho một vài nhân xử lý tăng về tốc độ xử lý trong trường hợp khi ứng dụng không dùng hết các nhân của bộ xử lý thì con chip sẽ tự động ép xung các nhân đang chạy lên một mức cao hơn. Đây là công nghệ nổi bật của CPU Intel Core i mà người dùng khá ưa thích.
Hyper Threading Technology (HTT)
Siêu phân luồng Hyper Threading Technology là gì?
Thuộc công nghệ siêu phân luồng cho phép giả lập thêm CPU luận lý trong cùng một CPU vật lý nhờ đó giúp CPU có thể xử lý được nhiều thông tin hơn so với bình thường.
Công nghệ khác
Ngoài các công nghệ trên, khi sử dụng, người dùng khá quan tâm đến Mainboard đang được hỗ trợ Socket CPU bao nhiêu và từ đó có thể lựa chọn được CPU phù hợp với túi tiền cũng như hiệu năng mà họ mong muốn.
4. Lựa chọn CPU Intel Core i phù hợp với máy tính
Xác định mục đích sử dụng
Mục đích sử dụng sẽ giúp bạn quyết định được dòng CPU phù hợp nhất:
Sử dụng văn phòng và giải trí cơ bản: Nếu bạn chỉ cần máy tính để lướt web, soạn thảo văn bản, xem phim, hoặc sử dụng các ứng dụng văn phòng cơ bản, thì một CPU Intel Core i3 sẽ là lựa chọn phù hợp. Dòng Core i3 có hiệu năng vừa đủ cho các tác vụ nhẹ, đồng thời có giá thành hợp lý và tiết kiệm điện năng.
Chơi game và làm đồ họa nhẹ: Đối với các game thủ hoặc người dùng làm việc với đồ họa nhẹ nhàng, CPU Intel Core i5 hoặc Core i7 sẽ là lựa chọn tối ưu. Các phiên bản Core i5 với 4-6 nhân sẽ đủ khả năng xử lý hầu hết các game hiện đại ở mức cấu hình trung bình đến cao. Core i7 với 6-8 nhân sẽ thích hợp cho các game nặng và công việc đồ họa, thiết kế cơ bản, đảm bảo hiệu suất tốt hơn.
Render video, làm việc chuyên nghiệp: Nếu bạn làm việc chuyên sâu với các tác vụ như render video, mô phỏng 3D, hoặc các ứng dụng nặng yêu cầu xử lý cao, thì CPU Intel Core i7 hoặc Core i9 sẽ là sự lựa chọn lý tưởng. Dòng Core i9 có nhiều nhân và luồng, đáp ứng tốt nhu cầu xử lý đa nhiệm nặng và thời gian hoàn thành nhanh hơn, giúp tối ưu hiệu quả công việc.
Kiểm tra khả năng tương thích với bo mạch chủ
Bo mạch chủ của bạn cần phải hỗ trợ socket phù hợp với CPU bạn chọn:
Kiểm tra socket của bo mạch chủ: Các dòng CPU Intel Core i khác nhau có thể sử dụng các loại socket khác nhau. Ví dụ:
- Các CPU từ thế hệ 6 đến thế hệ 9 (Skylake, Kaby Lake, Coffee Lake) sử dụng socket LGA 1151.
- Thế hệ 10 và 11 (Comet Lake, Rocket Lake) sử dụng socket LGA 1200.
- Thế hệ 12 và 13 (Alder Lake, Raptor Lake) sử dụng socket LGA 1700.
Tương thích với chipset bo mạch chủ: Các bo mạch chủ được trang bị chipset khác nhau sẽ có mức hỗ trợ và tính năng khác nhau cho CPU. Ví dụ:
- Chipset B560 và H570 hỗ trợ ép xung với CPU dòng K, nhưng không đầy đủ như Z590.
- Chipset Z690 hoặc Z790 hỗ trợ ép xung mạnh mẽ, phù hợp cho các CPU dòng K như i5-12600K, i7-12700K, i9-12900K.
Hỗ trợ bộ nhớ RAM: Một số CPU và chipset yêu cầu RAM DDR4, trong khi các thế hệ mới hơn có thể hỗ trợ cả DDR4 và DDR5. Đảm bảo bo mạch chủ của bạn tương thích với loại RAM mà CPU hỗ trợ để tối ưu hóa hiệu suất.
Chọn CPU dựa trên các dòng và ký hiệu
Intel Core i có các ký hiệu đặc trưng giúp người dùng dễ dàng phân biệt:
-
CPU dòng U (Ultra-Low Power): Tiết kiệm năng lượng, thường có xung nhịp thấp hơn. Thích hợp cho các máy tính xách tay mỏng nhẹ hoặc thiết bị Ultrabook.
-
CPU dòng H (High Performance Graphics): Tối ưu hóa cho đồ họa, thường được tìm thấy trên các laptop gaming và máy tính xách tay làm việc chuyên nghiệp, cung cấp hiệu suất cao hơn.
-
CPU dòng K (Unlocked): CPU mở khóa hệ số nhân, cho phép ép xung để đạt hiệu suất cao hơn. Phù hợp cho các game thủ và người dùng chuyên nghiệp có nhu cầu hiệu năng cao. Dòng này yêu cầu bo mạch chủ hỗ trợ ép xung, ví dụ như Z590 hoặc Z690.
-
CPU dòng X và XE (Extreme): Đây là các CPU có hiệu suất cực cao, được thiết kế cho các máy trạm và các tác vụ đòi hỏi hiệu năng tối đa, chẳng hạn như dựng hình 3D và làm việc với dữ liệu lớn.
Tính toán ngân sách
Ngân sách của bạn sẽ là yếu tố quyết định cuối cùng trong việc chọn CPU. Dưới đây là một số gợi ý theo tầm giá:
Ngân sách thấp (tầm 3-5 triệu đồng): Các CPU Intel Core i3 và một số Core i5 có hiệu năng tốt cho công việc văn phòng và giải trí cơ bản.
Ngân sách trung bình (tầm 6-10 triệu đồng): Core i5 hoặc i7 là sự lựa chọn lý tưởng cho chơi game và công việc đồ họa nhẹ. Các CPU này cung cấp hiệu năng tốt, có thể sử dụng lâu dài.
Ngân sách cao (trên 10 triệu đồng): Nếu bạn có ngân sách lớn và cần hiệu suất tối đa, hãy chọn các CPU Core i7, Core i9 dòng K hoặc X. Đây là những CPU mạnh mẽ, hỗ trợ đa nhiệm tốt và xử lý các tác vụ nặng một cách mượt mà.
5. Kết luận
Việc hiểu rõ các thế hệ CPU Intel Core i và các ký hiệu đặc trưng trên CPU sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm bắt được cách phân biệt các dòng CPU Intel cũng như đưa ra quyết định hợp lý cho máy tính của mình.
Từ khóa » Vòng đời Của Cpu
-
VÒNG ĐỜI CỦA CHIP SET INTEL CÀNG NGÀY CÀNG NGẮN
-
CPU – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vòng đời Của Chip Pc
-
Các Thế Hệ Chip Intel Và Các đời CPU Từ Trước đến Nay
-
Các Thế Hệ Của CPU Intel Core I Và Cách Phân Biệt Chúng - GEARVN
-
Giải Mã ý Nghĩa Tên, Ký Hiệu, Hậu Tố Chip Intel Trên Máy Tính PC, Laptop
-
Các Thông Số Cần Biết Của CPU Intel Khi Chọn Mua Laptop
-
Tìm Hiểu Các Dòng CPU Phổ Biến Hiện Nay
-
Tìm Hiểu Về Cách Làm Việc Của CPU
-
[Công Nghệ] Những Hậu Tố Của CPU Intel Có ý Nghĩa Gì
-
Bộ Xử Lý Intel® Core™ I5-8250U
-
Bộ Xử Lý Intel® Core™ I5 Thế Hệ Thứ 6
-
Lịch Sử Của Intel Và Hành Trình Tới Phiên Bản Thứ 11 - ThinkView