Cách Phân Loại & Sử Dụng Tân Ngữ Trong Tiếng Anh đầy đủ Nhất
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn đang và đã học tiếng anh thì chắc hẳn có ít nhất một lần bạn nghe đến tân ngữ. Thực tế thì tân ngữ (object) được sử dụng một cách rộng rãi trong tiếng anh.
Hãy cùng thanhtay.edu.vn tìm hiểu về cách phân loại và sử dụng tân ngữ trong tiếng Anh đầy đủ nhất nhé!
Nội dung chính:
- 1. Tân ngữ là gì và cách nhận biết
- 2. Tại sao tân ngữ quan trọng?
- 3. Cách phân biệt chính xác 3 loại tân ngữ
- 4. Trật tự của Tân ngữ
- 5. Hình thức của tân ngữ
- 6. Thứ tự của tân ngữ trong câu
- 7. Dùng tân ngữ trong câu bị động (Passive voice)
- 8. Một số lưu ý khi sử dụng tân ngữ
- 9. Các bài tập vận dụng về tân ngữ trong tiếng Anh
1. Tân ngữ là gì và cách nhận biết
Trong Tiếng Anh, thuật ngữ Tân ngữ (Object) đơn giản dùng để chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ, thường là một từ hoặc cụm từ đứng sau một động từ chỉ hành động (action verb). Lưu ý là trong một câu, có thể có nhiều tân ngữ khác nhau.
Ví dụ:
- I play football. (Tôi chơi bóng đá.)
- My mother gives me some flowers. (Mẹ tôi đưa tôi một vài bông hoa.)
Lưu ý: cả me và some flowers đều là tân ngữ.
Khi cần xác định tân ngữ, ngoài việc đứng sau động từ, các bạn có thể đặt câu hỏi: “Ai/ Cái gì nhận hành động?” như “Ai được mẹ tôi tặng hoa?”, “Mẹ tôi đưa tôi cái gì?” hay “Cái gì tôi đang chơi?”.
Tham khảo thêm về Khóa học IELTS tại Thành Tây
2. Tại sao tân ngữ quan trọng?
Tân ngữ quan trọng bởi vì có rất nhiều động từ dưới tiếng Anh cần tân ngữ để bổ nghĩa cho chúng.
Một số động từ không cần có tân ngữ . Chúng được gọi là những nội động từ (intransitive verbs).
Ví dụ như: run, sleep, cry, wait, die, fall
Nhập mã THANHTAY20TR - Giảm ngay 20.000.000đ học phí cho KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ
Vui lòng nhập tên của bạn Số điện thoại của bạn không đúng Địa chỉ Email bạn nhập không đúng Đặt hẹn ×Đăng ký thành công
Đăng ký thành công. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất!
Để gặp tư vấn viên vui lòng click TẠI ĐÂY.
Một số động từ khác cần có tân ngữ trực tiếp hoặc cả tân ngữ trực tiếp và gián tiếp. Những động từ này được gọi là ngoại động từ (transitive verbs).
Ví dụ như: eat (sth.), break (sth.), cut (sth.), make (sth.), send (s.o) (sth.), give (s.o) (sth.)… Rất nhiều bạn hay nhầm lẫn dưới việc phân biệt tân ngữ gián tiếp và tân ngữ trực tiếp.
Tham khảo thêm về các loại từ trong tiếng Anh
3. Cách phân biệt chính xác 3 loại tân ngữ
Nhìn lại ví dụ phần định nghĩa: “My mother gives me some flowers”, trong đó “me” cùng “some flowers” đều là tân ngữ. Bạn có tự hỏi 2 tân ngữ này khác gì nhau không? Câu trả lời là có.
Trong tiếng Anh, dựa vào vị trí cũng như ý nghĩa của tân ngữ trong câu, ta chia ra 3 loại tân ngữ.
3.1. Tân ngữ trực tiếp (direct object): người/vật nhận tác động đầu tiên của hành động
Ví dụ:
- I caught a fish. (Tôi đã bắt được một con cá.)
- I read a book. (Tôi đọc một quyển sách.)
- I love him. (Tôi yêu anh ấy.)
3.2. Tân ngữ gián tiếp (indirect object): người/vật mà hành động xảy ra đối với (hoặc dành cho) người/vật đó.
Tân ngữ gián tiếp thường xuất hiện khi trong câu có 2 tân ngữ.
Ví dụ:
- He gives me a book (me là tân ngữ gián tiếp)
Anh ấy đưa tôi một quyển sách
- He gives a book to me (me vẫn là tân ngữ gián tiếp)
Anh ấy đưa một quyển sách cho tôi.
Chú ý nhận biết: Khi có 2 tân ngữ trong câu, tân ngữ gián tiếp sẽ đứng sau giới từ (for, to) hoặc đứng ngay sau động từ (khi không có giới từ).
3.3. Tân ngữ của giới từ: những từ/ cụm từ đứng sau một giới từ trong câu.
Ví dụ:
- The book is on the table.
Quyển sách đang ở trên bàn.
- I want to go out with you.
Tôi muốn ra ngoài với bạn.
Tham khảo thêm về Gerunds, từ đồng nghĩa, liên từ
4. Trật tự của Tân ngữ
Khi tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp cùng được nói đến thì quy trình của chúng như sau:
Tân ngữ gián tiếp xếp sau làm tân ngữ trực tiếp thì phải có giới từ to hoặc for:
Direct object – Prep – Indirect object
Ví dụ:
- He teaches French to me
Ông ấy dạy tiếng Pháp cho tôi.
- The mother made a cake for her children
Bà mẹ làm bánh ngọt cho những con của bà ta.
Tân ngữ gián tiếp đứng trước tân ngữ trực tiếp (ngay sau động từ) thì không sử dụng giới từ.
5. Hình thức của tân ngữ
5.1. Danh từ
Danh từ có thể làm tân ngữ trong câu và tồn tại dưới 2 dạng: tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp.
Lưu ý là nó bao gồm cả các danh từ tập hợp (Adjective used as Noun) như the young (người trẻ), the Rich (người giàu),…
5.2. Đại từ nhân xưng
Các đại từ này chỉ có chức năng làm bổ ngữ, tân ngữ trong câu mà KHÔNG thể làm chủ ngữ
Đại từ làm chủ ngữ | Đại từ làm tân ngữ |
I | Me |
You | You |
He | Him |
She | Her |
We | Us |
They | Them |
It | It |
Tham khảo thêm về Đại từ chỉ định, đại từ bất định, đại từ phản thân, Đại từ quan hệ, Đại từ nhân xưng, Đại từ sở hữu.
5.3. Tính từ
Chỉ áp dụng với những trường hợp tính từ dùng như danh từ chỉ tập hợp.
Ví dụ:
- We must help the poor
Chúng ta phải giúp đỡ những người nghèo.
5.4. Danh động từ
Danh động từ là những danh từ có nguồn gốc từ động từ (có cấu trúc V-ing)
Ví dụ:
- Young people like going to crowded places.
Người trẻ thích đến những nơi đông đúc
5.5. Động từ nguyên thể
Đứng sau những động từ dạng V + to V
Ví dụ:
- He decided to leave soon.
Anh ta đã quyết định rời đi sớm
Bảng dưới đây liệt kê các động từ mà sau nó tân ngữ phải là một động từ nguyên thể khác:
agree | desire | hope | plan | strive |
attempt | expect | intend | prepare | tend |
claim | fail | learn | pretend | want |
decide | forget | need | refuse | wish |
demand | hesitate | offer | seem |
5.6. Cụm từ hoặc mệnh đề
Ví dụ:
- I don’t know what to do now.
Tôi không biết làm gì bây giờ.
- The teacher shows me how the machine works.
Giáo viên chỉ cho tôi cách máy móc vận hành.
6. Thứ tự của tân ngữ trong câu
Khi câu vừa có tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp, thì chúng được sắp xếp theo thứ tự sau:
Trường hợp 1: Có giới từ
Tân ngữ trực tiếp + Giới từ (thường là “to” và “for”) + Tân ngữ gián tiếp
Ví dụ:
- She gives the book to me.
Cô ấy đưa quyển sách cho tôi.
- My mother makes a cake for me on my 14th birthday.
Mẹ tôi làm cho tôi một chiếc bánh vào dịp sinh nhật lần thứ 14.
Trường hợp 2: Không có giới từ
Động từ + tân ngữ trực tiếp + tân ngữ gián tiếp
Ví dụ:
My friends have sent me some book.
Tân ngữ có ý nghĩa rất quan trọng trong tiếng anh. Bởi vì nhiều động từ trong tiếng anh đòi hỏi phải có tân ngữ để bổ nghĩa cho chúng.
Tuy nhiên cũng có nhiều động từ không cần có tân ngữ, chúng được gọi là các nội động từ (intransitive verbs). Điển hình như các động từ: run, sleep, cry, wait, die, fall.
7. Dùng tân ngữ trong câu bị động (Passive voice)
Câu bị động là chủ điểm ngữ pháp khiến nhiều người học nhầm lẫn. Nhưng chỉ cần nắm chắc về kiến thức tân ngữ, bạn có thể tự tin hơn nhiều và ăn điểm phần này đó.
Để tạo nên một câu bị động, ta cần:
- Xác định tân ngữ muốn chuyển
- Chuyển tân ngữ đó lên đầu thành chủ ngữ
- Động từ chuyển từ thể chủ động sang bị động
- Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối, thêm by đăng trước.
Ví dụ:
- People protect the enviroment.
Mọi người bảo vệ môi trường.
Xác định tân ngữ: the environment (dạng danh từ, đứng sau động từ)
Chuyển tân ngữ lên đầu thành chủ ngữ: The environment… .
Động từ chuyển từ bị động sang bị động: The environment is protected…
Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối, thêm by: The environment is protected by people.
8. Một số lưu ý khi sử dụng tân ngữ
8.1. Các động từ, tính từ hoặc trạng từ không thể đứng ở vị trí của tân ngữ.
Ví dụ:
- The firm guaranteed deliver within a working week.
Công ty cam kết giao hàng trong một tuần làm việc.
Ở đây chúng ta không thể sử dụng deliver làm tân ngữ vì deliver là động từ. Phải thay bằng danh từ của deliver là delivery thì câu mới đúng về mặt ngữ pháp.
The firm guaranteed delivery within a working week.
Tương tự, ta có:
- The planner has designed the productive with the junior consumers in his mind.
Người thiết kế/lên kế hoạch đã thiết kế sản phẩm phù hợp với những người tiêu dùng là trẻ em.
Vì không thể sử dụng productive làm tân ngữ (productive là tính từ), chúng ta phải thay productive thành product (danh từ).
Câu đúng sẽ là:
The planner has designed the product with the junior consumers in his mind.
8.2. Một số động từ cần có 2 tân ngữ đi kèm. Tân ngữ thứ nhất là tân ngữ trực tiếp, tân ngữ thứ hai là tân ngữ gián tiếp.
Ví dụ:
- My mom gave me 10 dollars.
Mẹ tôi cho tôi 10 đô la.
Thông thường, động từ give sẽ đi kèm 2 tân ngữ theo cấu trúc sau:
Chủ ngữ + động từ + tân ngữ 1 (tân ngữ trực tiếp) + tân ngữ 2 (tân ngữ gián tiếp).
Các động từ tương tự như give: grant, instruct, teach, buy, send, tell, offer, bring,….
Ví dụ:
- Linda teaches children English.
Linda dạy trẻ con học tiếng Anh.
- I am saving to buy my mother a new scarf.
Tôi đang tiết kiệm tiền để mua cho mẹ tôi một cái khăn mới.
- Jason offered me a position in his department.
Jason mời tôi vào làm một vị trí ở phòng anh ta.
- My manager never tells me anything about the company’s financial situation.
Sếp tôi không bao giờ nói cho tôi biết về tình hình tài chính của công ty.
9. Các bài tập vận dụng về tân ngữ trong tiếng Anh
Bài tập 1. Điền đại từ thích hợp thay thế cho danh từ trong ngoặc:
- ……….is dancing. (John)
- ……….is black. (the car)
- ………. are on the table. (the books)
- ………. is eating. (the cat)
- ………. are cooking a meal. (my sister and I)
- ………. are in the garage. (the motorbikes)
- ………. is riding his motorbike. (Nick)
- ………. is from England. (Jessica)
- ………. has a sister. (Diana)
- Have ………. got a bike, Marry?
Bài tập 2. Điền đại từ thích hợp vào chỗ trống:
- ……….am sitting on the chair.
- ………. are listening radio.
- Are………. from Australia?
- ………. is going school.
- ………. are cooking dinner.
- ………. was a nice day yesterday.
- ………. are watching TV.
- Is ……….Marry’s sister?
- ………. are playing in the room.
- Are ………. in the supermarket?
Bài tập 3. Tìm đại từ thay thế cho danh từ cho trước:
- I →
- you →
- he →
- she →
- it →
- we →
- they →
Đáp án:
Đáp án bài 1
- He is dancing. – Anh ấy đang nhẩy.John sẽ được đề cập đến là He: đại từ chủ ngữ ở ngôi thứ 3 số ít làm chủ ngữ cho câu.
- It is black. – Nó (là) mầu đen. The car là một vật.It là đại từ chủ ngữ làm chủ ngữ trong câu
- They are on the table. – Chúng đang ở trên bàn.The books là số nhiều They: đại từ chủ ngữ làm chủ ngữ trong câu.
- It is eating. – Nó đang ăn.The cat là một con vật nuôi trong nhà, nó có thể được gọi là he/she nhưng trong trường hợp này chúng ta không biết giới tính của nó nên thay thế bằng It: đại từ chủ ngữ.
- We are cooking a meal. – Chúng tôi đang nấu một bữa ăn.My sister and I là 2 người – số nhiều nên dùng We: đại từ chủ ngữ
- They are in the garage. – Chúng đang ở trong gara.The motorbikes có s là số nhiều nên dùng They: đại từ chủ ngữ của câu.
- He is riding his motorbike. – Anh ấy đang lái chiếc xe máy của anh ấy. Nick là tên đàn ông, ngôi thứ 3 số ít – He: đại từ chủ ngữ
- She is from England. – Cô ấy đến từ nước Anh.Jessica là tên phụ nữ, ngôi thứ 3 số ít – She: đại từ chủ ngữ
- She has a sister. – Cô ấy có một người chị/em gái.Diana là tên phụ nữ, ngôi thứ 3 số ít – She: đại từ chủ ngữ
- Have you got a bike, Marry? – Bạn có chiếc xe đạp nào không, Marry?
Đây là một câu hỏi mà người hỏi đang nói với Marry do đó sử dụng đại từ chủ ngữ là You để thay thế cho Marry khi nói. Người nói nhắc đến Marry ở cuối câu là để chỉ rõ Marry là người đang được hỏi, không nhầm với người khác.
Đáp án bài 2
- I am sitting on the chair. Tôi đang ngồi trên ghế.
- We are listening radio. Chúng tôi đang nghe đài.
- Are you from Australia? Có phải bạn đến từ nước Úc.
- He is going school. Anh ấy đang đến trường.
- They are cooking dinner. Họ đang nấu bữa tối.
- It was a nice day yesterday. Hôm qua là một ngày tuyệt vời.
- We are watching TV. Chúng tôi đang xem TV.
- Is she Marry’s sister? Có phải cô ấy là chị/em gái của Marry.
- You are playing in the room. Bạn đang chơi trong phòng
- Are they in the supermarket? Có phải họ đang ở siêu thị không?
Đáp án bài 3
- I → me
- you → you
- he → him
- she → her
- it → it
- we → us
- they → them
Mặc dù tân ngữ đã quá quen thuộc nhưng còn nhiều điều bạn chưa biết hết. Hy vọng rằng qua bài viết cách phân loại & sử dụng Tân ngữ trong tiếng Anh trên đây của từ chuyên mục Grammar của Thành Tây, bạn có thể hiểu thêm nhiều về tân ngữ và học tập thật hiệu quả nhé!
Từ khóa » đại Từ Tân Ngữ Trong Tiếng Anh Là Gì
-
Đại Từ Tân Ngữ Trong Tiếng Anh
-
Tân Ngữ Là Gì? Các Hình Thức Tân Ngữ Trong Tiếng Anh Cần Biết - ACET
-
Đại Từ Nhân Xưng Chủ Ngữ Và Tân Ngữ - Tiếng Anh Mỗi Ngày
-
03 Loại Và 05 Hình Thức TÂN NGỮ Trong Tiếng Anh Cần Biết
-
Tân Ngữ Trong Tiếng Anh | Định Nghĩa, Phân Loại, Hình Thức
-
Tân Ngữ Trong Tiếng Anh: Định Nghĩa, Cách Sử Dụng Và Bài Tập
-
Tân Ngữ Trong Tiếng Anh đầy đủ Có Ví Dụ - Step Up English
-
Tân Ngữ Trong Tiếng Anh Và Những điều Cần Biết
-
Tân Ngữ Là Gì? Cách Sử Dụng Và Bài Tập Trong Tiếng Anh
-
Cách Dùng Đại Từ– Tính Từ Sở Hữu – Tân Ngữ Trong Tiếng Anh
-
Tân Ngữ Trong Tiếng Anh Và Cách Sử Dụng - Ms Hoa Giao Tiếp
-
Đại Từ Trong Tiếng Anh | VOCA.VN
-
Ngữ Pháp Tiếng Anh Thông Dụng: Đại Từ (Pronoun)
-
Tổng Hợp Bảng Tân Ngữ Trong Tiếng Anh Cần Nắm - .vn