Cách Phát âm Gi Trong Tiếng Việt

Bảng chữ cái tiếng Việt là nền tảng quan trọng đầu tiên khi tiếp xúc với ngôn ngữ, đặc biệt là những bé mới vào lớp 1. Tuy nhiên, sau nhiều lần cải cách, không phải bậc phụ huynh nào cũng hiểu được cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất chuẩn Bộ giáo dục. Trong bài viết sau, muahangdambao.com sẽ giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.

Giới thiệu sơ bộ về bảng chữ cái tiếng Việt

Theo Wikipedia, chữ viết chính là hệ thống đầy đủ bao gồm toàn bộ các ký hiệu để chúng ta có thể ghi lại ngôn ngữ 1 cách dễ dàng hơn dưới dạng chữ viết (văn bản).

Bảng chữ cái tiếng Việt đầy đủ mới nhấtBảng chữ cái tiếng Việt đầy đủ mới nhất

Nhờ vào các biểu tượng, ký hiệu đặc biệt này mà chúng ta có thể miêu tả được ngôn ngữ và sử dụng nó để giao tiếp với nhau được nhanh chóng hơn. Mỗi ngôn ngữ đều sẽ có đặc trưng riêng bởi bảng chữ cái. Đây là cơ sở nền tảng để tạo nên chính chữ viết đó.

Đối với mỗi đứa trẻ, khi bắt đầu tập học tiếng Việt thì cần được tạo tâm lý thoải mái cho các bé. Các cha mẹ cũng nên sử dụng những hình ảnh gắn liền với chữ cái để tăng thêm sự hứng thú, giúp các bé cũng dễ nhớ hơn.

Những điều cần biết về bảng chữ cái tiếng Việt

Trong quá trình chỉ dạy các bé, hẳn nhiều phụ huynh còn cảm thấy bỡ ngỡ. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp cha, mẹ hiểu hơn về bảng chữ cái tiếng Việt để có hướng dạy bé tốt nhất.

Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ?

Theo quy định mới nhất năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt cải cách bao gồm 29 chữ cái. Mới đây còn có 1 số đề xuất để thêm 4 chữ cái tiếng Anh là f, j, w, z vào trong hệ thống chữ cái tiếng Việt sáng tạo nhưng vấn đề này còn gây tranh ra rất nhiều tranh cãi.

Bảng chữ cái tiếng Việt bao nhiêu chữ?Bảng chữ cái tiếng Việt bao nhiêu chữ?

Bảng chữ cái tiếng Việt viết thường là gì?

Dấu hiệu để nhận biết chữ cái tiếng Việt viết thường đó chính là dựa vào kích thước và chiều cao của chúng thường không giống nhau.

  • Các chữ cái a, ă, â, u, o, ô, ơ, ư, e, m, n, v, x, ê, i, c sẽ có chiều cao là 1 đơn vị.
  • Những chữ cái là b, g, h, k, l, y sẽ có chiều cao 2,5 đơn vị.
  • Các chữ cái p, q, d, đ thì sẽ có chiều cao là 2 đơn vị.
  • Đặc biệt chữ cái t sẽ có chiều cao 1,5 đơn vị; r và s được viết với chiều cao là 1,25 đơn vị.
  • Chiều cao của phụ âm sẽ bằng 2 lần rưỡi chiều cao của những chữ cái nguyên âm.

Bảng chữ cái tiếng Việt viết hoa là gì?

Bên cạnh bảng chữ cái thường đã đề cập ở trên thì các bé sẽ được làm quen và tập viết cả chữ cái in hoa. Số lượng chữ cái in hoa cũng tương ứng là 29 chữ cái. Tuy nhiên, kiểu chữ này sẽ có sự cách điệu về đường nét, uyển chuyển và thanh thoát tạo nên sự hứng thú và mới lạ cho con trẻ khi học.

Bảng chữ cái tiếng Việt có dấu là gì?

Bảng chữ cái tiếng Việt có dấu chính là để chỉ các nguyên âm. Khi phát âm nguyên âm tiếng Việt thì sẽ có những dao động của dây thanh quản để tạo thành âm. Khi ta nói ra thì sẽ không bị vật cản bởi luồng khí xuất phát từ thanh quản.

Các nguyên âm có thể đứng riêng lẻ hoặc kết hợp với những phụ âm khác để tạo thành một tiếng mới. Hệ thống chữ cái tiếng Việt chuẩn có 12 nguyên âm, lần lượt là: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Trong đó, hai nguyên âm ă và â được xác định là hai nguyên âm ngắn. Đối với các nguyên âm i, ê, e thì sẽ được phát âm bằng cách đưa lưỡi ra phía trước, đồng thời khi đó thanh quản rung lên để tạo thành tiếng.

Bảng chữ cái các nguyên âm trong tiếng ViệtBảng chữ cái các nguyên âm trong tiếng Việt

Các nguyên âm (u, ô, o) thì khi phát âm lưỡi sẽ phải lùi về sau 1 chút và tròn môi, đồng thời thanh quản rung lên nhằm tạo thành tiếng. Trong khi đó, iê, uô, ươ sẽ là ba nguyên âm kép phát âm bắt đầu bằng i, u, ư sau đó trượt dần nhanh xuống ê, ô, ơ.

Bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần là gì?

Phụ huynh khi dạy các bé nên tự phân chia trong đầu những nhóm sau để việc giảng dạy được dễ hơn. Đó là những chữ cái được ghép với nhau thành một vần khác sẽ tạo ra những từ mới. Cụ thể, trong 29 chữ cái ghép vần của bảng chữ cái Tiếng Việt sẽ gồm có:

10 nguyên âm: Đó là những chữ cái mà khi đọc lên tự nó sẽ có thanh âm: a, e, i, o, u, y, cùng với đó là các biến thể khác ê, ô, ơ, ư. Tên chữ và âm chữ sẽ có cách đọc giống nhau.

2 nguyên âm: ă, â. Hai chữ này không thể đứng riêng một mình được mà phải được ghép với các phụ âm c, m, n, p, t để tạo thành từ.

Vần được ghép từ các nguyên âm: ai, ao, au, ay, âu, ây, eo, êu, ia, iu, oa, oe, oi, ôi, ơi, ua, oay, oay, uôi, ươi, ươu, uya, uyu, ưa, uê, ui, uy, ưi, iêu, oai

Vần được ghép từ một hay hai nguyên âm hợp với một hoặc hai phụ âm. Cụ thể là ac, ăc, âc, am, ăm,âm, an, ăn, ân, ap em, êm, en, ên, ep, êp, at, êt,..,

Phụ âm sẽ là những chữ mà tự nó không có âm, ghép vào nguyên âm thì mới có âm được.

15 phụ âm đơn bao gồm các chữ cái: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, r, e, t, v, x.

2 phụ âm không đứng một mình được sẽ là p và q.

11 phụ âm ghép lần lượt là: ch, gh, kh, ngh, nh, ph, qu, th, tr. Lưu ý, phần này hãy để các bé học sau để đỡ nhầm lẫn.

Thanh điệu trong bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 mới

Một trong những điều thú vị và độc đáo nữa của bảng chữ cái tiếng Việt đó là sự đa thanh điệu trong ngôn ngữ. Mỗi thanh điệu khi được kết hợp với các nguyên âm thì đều sẽ có những cách đọc khác nhau. Thanh điệu trong tiếng Việt gồm có: Thanh sắc, thanh huyền, thanh nặng, thanh hỏi và thanh ngã.

Thanh điệu sẽ chỉ đi cùng với các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi, các phụ âm sẽ không bao giờ mang được thanh điệu. Dấu sắc dùng với âm đọc lên giọng khá mạnh. Ví dụ: Hiến,..

Các dấu thanh điệu của bảng chữ cái tiếng ViệtCác dấu thanh điệu trong hệ thống chữ cái tiếng Việt
  • Dầu huyền dùng với những âm đọc nhẹ, ví dụ: Hiền, chuyền,
  • Dấu ngã dùng với các âm đọc lên giọng rồi lại xuống giọng. Ví dụ: Nhã, nghĩa,
  • Dấu hỏi dùng với âm đọc xuống giọng rồi lên giọng. Ví dụ: Hải, trải,
  • Dấu nặng cùng với các âm đọc nhấn giọng xuống. Ví dụ: Cuộc, mạng, được, mẹ,

Hướng dẫn cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt cho bé mới nhất

Dưới đây là một số chú ý quan trọng mà các bậc phụ huynh hay giáo viên cần phải lưu ý khi dạy các bé học bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1.

  • a và ă là hai nguyên âm nên chúng có cách đọc gần giống nhau. Từ vị trí căn bản của lưỡi cho đến độ mở của miệng cũng như khẩu hình phát âm.
  • Hai nguyên âm ơ và â cũng tương tự như nhau cụ thể là âm Ơ thì là dài, còn đối với âm â thì ngắn hơn một chút.
  • Đối với các nguyên âm hoặc các nguyên âm có dấu là: ư, ơ, ô, â, ă thì cần hết sức chú ý. Đối với các bé còn ít tuổi thì cần dạy từ từ chậm rãi bởi chúng không có trong bảng chữ cái và rất là khó nhớ.
  • Hai âm ă và âm â sẽ không đứng một mình trong chữ viết Tiếng Việt.
  • Khi dạy cách phát âm cho các bé thì cần dựa theo độ mở của miệng và theo vị trí của lưỡi để dạy cách phát âm sao cho chính xác nhất.
Bảng chữ cái tiếng Việt và cách đọcHướng dẫn cách đọc chữ cái tiếng Việt
  • Cách miêu tả vị trí mở miệng và của lưỡi sinh động sẽ giúp cho các bé dễ hiểu cách đọc cũng như dễ dàng phát âm hơn. Để học tốt và nhanh những điều này cũng cần tới trí tưởng tượng phong phú của các bé bởi những điều này không thể chỉ nhìn thấy bằng mắt được mà còn cần thông qua việc quan sát kỹ lưỡng.
  • Trong bảng chữ cái tiếng Việt có phần lớn các phụ âm và chúng đều được ghi bằng một chữ cái duy nhất đó chính là: b, t, v, s, x, r Ngoài ra còn có chín phụ âm khác được viết bằng hai chữ cái đơn ghép lại cụ thể như:
  • gi, r, d đều được đọc là dờ nhưng cách phát âm sẽ khác nhau (ví dụ: gia là dờ a da).
  • c, k, q thì sẽ đều đọc là cờ nhưng khi viết lại phải dựa vào luật chính tả (ví dụ: ke: cờ e ke).
  • iê, yê, ya thì đều đọc là ia (ví dụ: iên: ia n iên).
  • uô thì phải đọc là ua (ví dụ: uôn: ua n uôn).
  • ươ sẽ đọc là ưa (ví dụ: ươn: ưa n ươn).

Lưu ý khi dạy trẻ lớp 1 đọc bảng chữ cái tiếng Việt

So với bậc mẫu giáo thì khi bắt đầu bước chân vào lớp 1 con trẻ sẽ phải học nhiều hơn, khó hơn và cần thích nghi với môi trường mới. Trong đó bộ môn tiếng Việt là một trong những môn chính sẽ đồng hành cùng các con trong suốt quãng đường học tập sau này.

Do đó, trong cách dạy con học giỏi bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 là giai đoạn vô cùng quan trọng mà các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm. Dưới đây là 1 số cách dạy hay để cha mẹ có thể tham khảo.

  • Học bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất thông qua lời bài hát: Cách này không chỉ vừa tập cho con tập hát mà còn giúp tránh được sự nhàm chán. Hỗ trợ con trẻ học nhanh hơn cách phát âm của các chữ cái mà còn nhớ lâu.
  • Bằng các đồ vật sinh động và hình ảnh trực quan

Nếu ai đã từng thử qua cách này thì chắc chắn sẽ thấy nó cực kì hiệu quả luôn đúng không nào. Mọi thứ xung quanh bé đều có thể trở thành công cụ hướng dẫn cho con học tập mà không gây nhàm chán.

Xem thêm:Bảng cửu chương Nhân| Chia từ 2 đến 9 và mẹo học thuộc dễ nhất

Trên đây là những thông tin liên quan đến bảng chữ cái tiếng Việt cũng như cách đọc chuẩn xác nhất cho các bé mới vào lớp 1 mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng chúng đã có thể giúp ích được cho con bạn trong quá trình học tập ngôn ngữ tiếng Việt nhé!

Từ khóa » Phát âm Chữ Gi