Cách Phát âm Gi Và D

04 October 2016 | By viadmin | SISU

Nội dung chính Show
  • 1.1. CÁCH PHÁT ÂM:
  • 1.2. CÁC TRƯỜNG HỢP LƯU Ý:
  • 2.1. CÁCH PHÁT ÂM:
  • 2.2. CÁC TRƯỜNG HỢP LƯU Ý:

Tiếng Việt Nam hay thường được gọi là Tiếng Việt, là tiếng đơn âm, không biến hình biến dạng, có khi một tiếng có nhiều nghĩa, hoặc một tiếng có những cách viết khác nhau. Người Việt Nam từ Bắc chí Nam chỉ sử dụng một loại ngôn ngữ. Duy có giọng nói, thì mỗi miền có giọng nặng nhẹ khác nhau. Như người Bắc có một giọng, người Nghệ Tĩnh có một giọng, người Huế, người Quảng, và người Nam đều có giọng nói khác cả. Song điều đó cũng không ảnh hưởng nhiều cho sự giao tiếp của người dân Việt Nam trên mọi miền đất nước.

Hệ thống chữ viết Tiếng Việt ngày nay là một hệ thống chữ viết với nhiều ưu điểm – một thứ chữ ghi âm vị, dễ học, dễ nhớ. Nhưng, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại một số điểm bất hợp lí, dẫn đến lỗi viết sai (hay còn gọi là lỗi chính tả) cho những học sinh nước ngoài khi mới tiếp xúc và học tập Tiếng Việt.

Đặc biệt là lỗi phụ âm đầu “d/gi”, và đây cũng là câu hỏi mà gần đây học sinh năm thứ nhất môn ngữ âm Tiếng Việt hay đưa ra trong những tiết học.

Vì chữ viết Tiếng Việt là thứ chữ ghi âm vị, nói thế nào viết thế ấy, nên tốt nhất thì vẫn là mỗi con chữ ghi một âm. Nhưng âm vị /z/ thì lại đồng thời ghi âm cả hai chữ viết là “d” và “gi” nên dẫn đến việc viết sai chính tả các cặp từ có phụ âm đầu là “d” và “gi”. Ví dụ: hai từ “dâu da” và “giâu gia”, viết thế nào là đúng? Đáp án chính xác là “giâu gia: loài cây to ,cùng với họ cây trẩu, quả từng chùm, vị chua ”. Nhưng theo thói quen, nhiều người thường viết là “dâu da”, chứ ít khi viết “giâu gia”.

Trong quyển <Từ điển Tiếng Việt> của Hoàng Phê, mục từ “dâu da” (tr.241) thì thấy viết: “dâu da” xem“giâu gia”. Lật tiếp sang mục từ “giâu gia” (tr.383) thì lại thấy ghi: “giâu gia” cũng viết “dâu da”: Cây to cùng họ với trẩu, lá hình bầu dục, quả tròn, mọc từng chùm, ăn hơi chua.”

Trong <Đại từ điển Tiếng Việt > của Nguyễn Như Ý thì cũng thấy tình trạng tương tự, “dâu da” như “Giâu gia”.

Như vậy, theo cả hai cuốn từ điển trên, “dâu da” và “giâu gia” đều cùng tồn tại, và đều có thể sử dụng trong khi viết và nói, không có từ nào là “sai”, người dùng muốn viết cách nào cũng được. Hai từ “dâu da” và “giâu gia”, xét trên phương diện ngữ âm thì chúng phát âm giống nhau, cùng ghi âm đầu /z/, khi phát âm thì không phân biệt với nhau được, nhưng khi viết thì thể hiện bằng hai hình thức kí hiệu con chữ khác nhau: “d” và “gi”. Trong Tiếng Việt còn có những cặp phụ âm đầu khác cũng cùng chung tình trạng trên, như âm vị /k/ có lúc viết là “k”, có lúc viết là “c”, lúc khác lại viết là “q”. Hoặc như âm vị /γ/ tùy từng trường hợp có thể ghi bằng hai cách là “g”, “gh”. Hoặc như âm vị /ŋ/ có lúc ghi “ng”, có lúc ghi “ngh”.

Khảo sát riêng những từ có phụ âm đầu là “d/gi”, chúng tôi đã thống kê được đến hơn 50 từ có thể viết âm đầu là “d” hoặc “gi”. Ví như: dàn/giàn (mướp), (trôi) dạt/giạt, (đánh) dậm/giậm, dẫm/giẫm (đạp), (bờ) dậu/giậu, dở/ giở (chứng), (cơn) dông/giông, dội/giội (nước), (mài) dũa/giũa, (thư) dãn/giãn, (già) dặn/giặn, dong/giong (buồm)...

Đây có thể xem là hiện tượng “lưỡng khả” trong Tiếng Việt hiện nay, viết cách nào cũng đúng. Nguyên nhân có lẽ phải xét theo quan điểm lịch sử, có thể một trong hai từ là từ cổ, thường được sử dụng trước đây, nhưng theo thời gian cách viết phụ âm đầu có thay đổi, nên tồn tại cả hai cách viết.

Tiếp theo, có những trường hợp, vì biểu đạt ý nghĩa khác nhau mà sử dụng phụ âm đầu khác nhau. Ví dụ:da – viết “d”- với các nghĩa có liên quan tới “ da thịt”, “da diết”, “ma da”, “cây da”. Ở đây chúng ta thấy “da thịt”, “da diết”, “cây da” đều là những từ thuần Việt. gia – viết “g”- trong các trường hợp còn lại, với các nghĩa là “nhà”, như: gia đình, gia súc, gia cầm..., chỉ “người có học vấn, chuyên môn” : chuyên gia, chỉ nghĩa “thêm”: gia vị. Chúng tôi thấy rằng “gia đình”, “ chuyên gia”, “ gia vị”đều là từ Hán Việt.

Trong quá trình tra cứu từ điển chúng tôi phát hiện phụ âm “gi” không bao giờ kết hợp với âm đệm, tức là “gi” không đứng trước các âm : oa, oăn, oan, uy, uyên, uê,vậy nên khi gặp các vần này chúng ta sẽ dùng “d”. Ví dụ: doạ nạt, nổi dóa, hậu duệ, vô duyên, kiểm duyệt, duy trì, duyên số, doăn doắn...

Nói tóm lại ,để viết đúng chính tả , chúng ta nên ghi nhớ cách viết của mỗi từ có âm đầu là /z/ , đồng thời hãy chuẩn bị một cuốn Từ điển Tiếng Việt. Vì “Cách ghi “d” và “gi” khác nhau trong những từ cụ thể, không thể đúc rút thành quy luật chính tả được, nó liên quan đến vấn đề từ vựng học và hơn nữa “d” và “gi” có khả năng tồn tại những lí do lịch sử riêng.

By: Bích Tiệp

Cách phát âm gi và dPHÂN BIỆT VÀ PHÁT ÂM CHUẨN HAI PHỤ ÂM t và d

Bạn đã biết cách phát âm T và D trong tiếng Anh? Bên cạnh việc học ngữ pháp hay từ vựng, phát âm cũng là một trong những chìa khóa quan trọng giúp bạn nói Tiếng Anh thật trôi chảy và tự nhiên.

Với phát âm gần giống nhau, cặp âm /t/ và /d/ dễ khiến người học Tiếng Anh bị nhầm lẫn và phát âm không chuẩn. Vậy, làm thế nào để đọc cho thật đúng hai âm /t/ và /d/ này? Dấu hiệu nhận biết của những từ chứa hai phụ âm /t/ và /d/ là gì? Trong bài viết này, EduTrip xin chia sẻ đến bạn “tất tần tật” những điều cần lưu ý về hai nguyên âm /t/ và /d/ nhé!

Xem thêm:

1.1. CÁCH PHÁT ÂM:

Cùng làm theo 3 bước đơn giản dưới đây để phát âm /t/ trong Tiếng Anh thật chuẩn, các bạn nhé!

Bước 1: Khép chặt hai hàm răng lại.

Bước 2: Nhẹ nhàng nâng đầu lưỡi sao cho chạm được vào chân răng cửa hàm trên.

Bước 3: Hạ đầu lưỡi xuống, đồng thời bật thật mạnh hơi ra và phát âm /t/.

Cách phát âm T

Lưu ý: Người Việt hay mắc phải lỗi phát âm /t/ thành /th/. Lý do là bởi đầu lưỡi của bạn chỉ chạm đến phần mặt sau của răng cửa hàm trên chứ không phải là chân răng. Hay ghi nhớ rằng, muốn phát âm /t/ thật chuẩn, bạn cần nhấn đầu lưỡi vào chân răng và bật hơi mạnh ra nhé!

1.2. CÁC TRƯỜNG HỢP LƯU Ý:

  1. Dấu hiệu 1: Khi /t/ đứng đầu từ (hoặc khi không đứng đầu từ nhưng lại được nhấn trọng âm vào nó) thì vẫn phải phát âm /t/ là /t/.

Ví dụ:

Tell (v) – /tel/: kể (chuyện)

– Content (n) – /kənˈtent/: nội dung

Table (n) – /ˈteɪ.bəl/: cái bàn

2. Dấu hiệu 2: Khi t đứng giữa, không bị nhấn trọng âm /t/ phát âm thành /d/.

Ví dụ:

– Water (n) – /’wɔ:də/,: nước

– Daughter (n) – /ˈdɔdər/: con gái

– Meeting (n) – /’mi:diɳ/: buổi gặp mặt, hội thảo

3. Dấu hiệu 3: Thông thường, âm /t/ không bật hơi khi đứng cuối từ.

Ví dụ:

– Put (v) – /pʊt/: đặt, để

– What (pronoun) – /wɑːt/: cái gì

– Lot (n) – /lɑːt/: nhiều

4. Dấu hiệu 4: Khi /t/ đứng trước /u/ và nằm trong âm tiết không nhấn trọng âm thì khi này /t/ sẽ biết đổi thành âm /tʃ/.

Ví dụ:

– Actual (adj) – /ˈæk.tʃu.əl/: thật sự, thực chất

– Nature (n) – /ˈneɪ.tʃɚ/: thiên nhiên

5. Dấu hiệu 5: Khi /t/ đứng trước ia, ie, io, khi này âm /t/ sẽ biến đổ thành âm /ʃ/.

Ví dụ:

Potential = /poʊˈten.ʃəl/

Protection = /prəˈtek.ʃən/

2.1. CÁCH PHÁT ÂM:

Các bạn hãy cùng làm theo hướng dẫn bên dưới để đọc thật chuẩn âm /d/ nhé!

Bước 1: Hai răng khép lại.

Bước 2: Đầu lưỡi chạm vào chân răng cửa của hàm trên.

Bước 3: Hạ đầu lưỡi xuống đồng thời nhẹ nhàng phát âm /d/.

Cách phát âm D

2.2. CÁC TRƯỜNG HỢP LƯU Ý:

1. Dấu hiệu 1: d thường được phát âm đọc là /d/ khi nó đứng đầu một âm tiết.

Ví dụ:

Decorate (v) – /ˈdekəreɪt/: trang trí

Dedicate (v) – /ˈdedɪkeɪt/: dâng hiến

2. Dấu hiệu 2: Sau d là u thì sẽ được phát âm là /dʒ/.

Ví dụ:

– Graduate (v) – /ˈgrædʒueɪt/: tốt nghiệp

– Module (n) – /ˈmɑːdʒuːl/: tiêu chuẩn, kiểu mẫu

– Procedure (n) – /prəˈsiːdʒər/: thủ tục, tiến trình

3. Dấu hiệu 3: d thường là âm câm (không phát âm) trong các từ.

Ví dụ:

– Handkerchief (n) – /ˈhæŋkərtʃiːf/: khăn tay

– Sandwich (n) – /ˈsænwɪdʒ/: bánh mì sandwich

– Wednesday (n) /ˈwenzdeɪ/: thứ Tư

4. Dấu hiệu 4: Khi động từ kết thúc bằng đuôi ed, chữ d được đọc là /id/ khi trước đuôi ed là âm /t/, /d/.

Ví dụ:

– added (v) – /ˈædɪd/: thêm vào

– interested (adj) – /ˈɪntrɪstɪd/: có hứng thú

– wanted (v) – /ˈwɑːntɪd/: mong muốn

5. Dấu hiệu 5: Khi động từ quá khứ kết thúc bằng đuôi ed, chữ d được đọc là /t/ khi trước đuôi ed là một âm vô thanh: /p/, /k/, /θ/, /f/, /s/, /ʃ/, /tʃ/.

Ví dụ:

– brushed (v) – /brʌʃt/: đánh răng, chải

– laughed (v) – /læft/: cười

– reached (v) – /riːtʃt/: chạm đến

6. Dấu hiệu 6: Khi động từ kết thúc bằng đuôi ed, chữ d được đọc là /d/ khi trước đuôi ed là một âm hữu thanh.

Ví dụ:

– breathed (v) – /briːðd/: thở

– changed (v) – /tʃeɪndʒd/: thay đổi

– played (v) – /pleɪd/: chơi

Nếu bạn mong muốn cải thiện khả năng Tiếng Anh giao tiếp, phát âm là nhân tố bạn nên đặc biệt chú trọng. Thông qua bài viết này, EduTrip hy vọng bạn đã nắm rõ được từ A đến Z cách phát âm & dấu hiệu nhận biết của hai nguyên âm /d/ và /t/. Chúc bạn sớm chinh phục được Tiếng Anh!

Từ khóa » Cách Phát âm Gi Và D