Cách Phối Màu Trong Hệ Màu RGB - LuTrader
Có thể bạn quan tâm
Màu sắc là biểu hiện trạng thái bên ngoài của vật thể mà mắt con người có thể quan sát và cảm nhận được sự khác biệt giữa vật thể này với vật thể khác. Thông qua hệ thần kinh với sự kết hợp của hàng triệu sợi dây Noron thần kinh cùng 3 loại tế bào cảm thụ màu ở mắt, màu sắc từ vật thể chuyển thành những tín hiệu sóng và não sẽ phân tích trả kết quả về màu sắc của các vật thể đó. Các kết quả từ việc thu thập thôn tin và phân tích này làm con người phân biệt được các màu sắc trong sinh giới.
Nội dung chính Show- Màu sắc có ý nghĩa như thế nào với con người
- Các hệ màu trong thiết kế
- Lịch sử
- Cơ sở sinh học
- RGB và hiển thị
- Công nghiệp điện tử
- Biểu diễn dạng số 24 bit
- Kiểu 16 bit
- Kiểu 32 bit
- Kiểu 48 bit
- Phi tuyến tính
- Kiểm tra màu sắc chuyên nghiệp
- Màu sắc trong thiết kế Web
- Video liên quan
Màu sắc có ý nghĩa như thế nào với con người
Màu sắc có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống, thử hỏi bạn sẽ như thế nào nếu chỉ toàn màu trắng và đen hoặc xem các bộ phim bom tấn với màu sắc âm bản. Thật khó chịu đúng không nào. Đúng vậy, vì từ khi sinh ra cho đến khi nhận thức được màu sắc các loài vật, vật thể, ta đã quá quen thuộc với màu sắc, đó như là một bản năng tự nhiên của con người, một khả năng được tạo hóa ban tặng. Và do đó, mặc nhiên chúng ta sẽ rất khó chịu và sẽ khó thích nghi với việc chỉ nhìn thế giới với chỉ màu trắng và đen.
Bởi vậy, màu sắc làm cho cuộc sống con người thêm phong phú, tạo cảm giác kích thích và vui thú trước các màu sắc mà con người yêu thích. Màu sắc kích thích khẩu vị các món ăn, kích thích sáng tạo cũng như vun đắp niềm đam mê. Màu sắc ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống xã hội, công nghiệp dệt may, công nghiệp in, người thiết kế web, họa sĩ, diễn viên, bác sĩ,…tất cả mọi thứ.
Màu sắc trong thiết kế web tạo nên phong cách, thu hút người xem và nó có tác dụng ảnh hưởng đến tâm lý. Màu sắc còn là ngôn ngữ biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ của người thiết kế. Người ta còn dùng kỹ thuật phối màu để làm cho các thiết kế trở nên sống động hơn và đặc thù hơn với ý tưởng của họ.
Trong thiết kế có những quy chuẩn nhất định về màu sắc, các sự ảnh hưởng qua lại giữa các màu hay sự kết hợp các bộ màu với nhau tạo nên những phong cách đặc thù. Nhưng rõ ràng, đó cũng là những quy chuẩn do con người đặt ra, và mỗi con người có những cảm thụ về màu sắc khác nhau. Cho nên các quy chuẩn đó có thể phù hợp với thiết kế của người này nhưng sẽ không phù hợp với thiết kế của người khác. Phong cách, sự cảm thụ của từng nhà thiết kế, từng lĩnh vực thiết kế sẽ phân loại hệ màu hay cách phối trộn các màu một cách hợp lý nhất.
Các hệ màu trong thiết kế
RGB
Hệ màu RGB là tổng hợp 3 màu cơ bản gồm màu Đỏ (Red), màu Xanh lá cây (Green) và màu Xanh da trời (Blue). Đây là hệ màu được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực thiết kế website và chỉnh sửa ảnh. Người ta có thể tạo ra hàng trăm ngàn màu khác nữa từ hệ 3 màu cơ bản này.
CMYK
Hệ màu CMYK là tổng hợp 4 màu chính gồm màu Cyan (da trời), màu Magenta (tím), màu Yellow (vàng) và màu black (đen). Người ta thường ứng dụng hệ màu này vào việc in ấn tạp chí, in sách, báo,…
Người ta ứng dụng hệ màu LAP như là một công cụ hiệu chỉnh màu sắc cực kỳ thú vị trong các thiết bị ảnh kỹ thuật số. Một sự thay đổi nhẹ nhàng của một điểm màu trên kênh a, kênh b hoặc cả 2 cũng sẽ tạo ta các biến đổi về màu sắc trong hệ không gian màu LAP này.
Hệ màu HSB được ứng dụng nhiều trong việc chỉnh sửa ảnh. HSB là Hue, Saturation và Brightness. Hue liên quan đến màu sắc, Saturation (độ xuyên thấu) xác định số lượng màu sắc và Brightness (độ chói) liên quan đến số lượng ánh sáng có trong màu sắc.
Được chia làm 8 loại
Màu nóng có tính phản chiếu cao, nó thường tạo sự nổi bật, gây cuốn hút mạnh mẽ. Màu nóng thường được dùng như là một công cụ tạo nên những ý tưởng là điểm nhấn kích thích hành động, tạo sự tươi vui, cởi mở,…Các màu nằm trong gam màu nóng ảnh hưởng lớn đến bố cục không gian. Màu nóng gồm 2 màu chính là đỏ và vàng cùng các màu tương cận như màu cam, hồng, tím đỏ,…
Đối lập lại với các màu nóng có thể gây cảm giác nóng bức, các gam màu như xanh làm, xanh lá cây, màu tím, và các màu xung quanh tạo cho chúng ta cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng và thanh khiết.
Màu tương phản là sự đối lập của màu nóng và màu lạnh. Tương phản với các hệ thống các màu gốc: Xanh = C, Vàng = Y, Đỏ = M. Người ta ứng dụng tính tương phản của các màu sắc trong các bảng màu của màn hình máy tính, màn hình ti vi hay máy chụp ảnh,…để làm cho hình ảnh nổi bật hơn, rực rỡ hơn.
Màu tương phản thường là những màu gốc hoặc có tính gốc cao. Bản thân các màu này có độ mạnh thị giác cao, nên khi đặt cạnh nhau trong một bố cục, các màu sẽ tác động đến thị giác rất mạnh. Với những màu nóng và lạnh đứng cạnh nhau, sự tương phản sẽ dịu hơn nếu được thay đổi độ sáng tối.
Với những màu cùng Gam nóng hoặc lạnh có một sự tương quan nhất định, chúng được gọi là màu cùng tone, hoặc màu tương đồng. Trong thực tế, màu tương đồng vẫn có thể chứa một lượng màu tương phản hoặc ngược lại, vấn đề là phải xem xét lượng màu trên một diện tích và vai trò của nó đến quan hệ hoà sắc.
Là những màu mà khi ta hoà trộn chúng với nhau không tạo nên được màu mới. Ví dụ đen, trắng và các thang độ xám khi được hoà trộn.
Những cặp màu bổ túc là những cặp màu có tính tương phản mạnh, gồm có những cặp màu cơ bản sau đây. Đỏ – Xanh lục, Da cam – Xanh lam, Vàng – Tím. Những màu này không thể gây cảm cảm giác đồng thời đối với con người, chẳng hạn không thể có một màu gọi là “đỏ – lục” hoặc “vàng – tím”. Điều này tương tự cảm giác về nhiệt độ, không có cảm giác nào được gọi là cảm giác “nóng – lạnh”, mà là “nóng” hoặc “lạnh”.
Đây là thuật ngữ để chỉ độ đậm nhạt của từng loại màu. Sự thay đổi này phụ thuộc vào việc ta cộng thêm màu đen hay màu trắng cho màu gốc để tạo nên các dải màu. Màu trắng sẽ cho ta màu sáng hơn còn màu đen thì ngược lại.
Là khái niệm chỉ sự biến thiên của màu sắc. Sự kết hợp giữa các màu hữu sắc sẽ cho ta thấy điều này. Bạn có thể dễ dàng hiểu được thế nào là một bức hình “ngả vàng”, tone xanh hay thiên đỏ… đó chính là hiệu quả của sự kết hợp các màu. Màu đen, trắng và xám không có sắc điệu mà chỉ có sắc độ mà thôi.
Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu. Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển… Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau.Ví dụ như hình bên trên, ta pha 2 màu Blue+Yellow=Green, Red+Yellow=Orange, Red+Blue=Violet.
Rồi cứ hòa trộn với nhau như thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu cho… riêng bạn.
Mô hình màu RGB sử dụng mô hình bổ sung trong đó ánh sáng đỏ, xanh lá cây và xanh lam được tổ hợp với nhau theo nhiều phương thức khác nhau để tạo thành các màu khác. Từ viết tắt RGB trong tiếng Anh có nghĩa là đỏ (red), xanh lá cây (green) và xanh lam (blue), là ba màu gốc trong các mô hình ánh sáng bổ sung.
Cũng lưu ý rằng mô hình màu RGB tự bản thân nó không định nghĩa thế nào là “đỏ”, “xanh lá cây” và “xanh lam” một cách chính xác, vì thế với cùng các giá trị như nhau của RGB có thể mô tả các màu tương đối khác nhau trên các thiết bị khác nhau có cùng một mô hình màu. Trong khi chúng cùng chia sẻ một mô hình màu chung, không gian màu thực sự của chúng là dao động một cách đáng kể.
Lịch sử
Sử dụng mô hình màu RGB như một tiêu chuẩn biểu thị màu trên Internet có nguồn gốc từ các tiêu chuẩn cho ti vi màu năm 1953 của RCA và việc sử dụng tiêu chuẩn RGB bởi Edwin Land trong các camera Land / Polaroid.
Cơ sở sinh học
Các màu gốc có liên quan đến các khái niệm sinh học hơn là vật lý, nó dựa trên cơ sở phản ứng sinh lý học của mắt người đối với ánh sáng. Mắt người có các tế bào cảm quang có hình nón nên còn được gọi là tế bào hình nón, các tế bào này thông thường có phản ứng cực đại với ánh sáng vàng – xanh lá cây (tế bào hình nón L), xanh lá cây (tế bào hình nón M) và xanh lam (tế bào hình nón S) tương ứng với các bước sóng khoảng 564 nm, 534 nm và 420 nm. Ví dụ, màu vàng thấy được khi các tế bào cảm nhận màu xanh ánh vàng được kích thích nhiều hơn một chút so với tế bào cảm nhận màu xanh lá cây và màu đỏ cảm nhận được khi các tế bào cảm nhận màu vàng – xanh lá cây được kích thích nhiều hơn so với tế bào cảm nhận màu xanh lá cây.
Mặc dù biên độ cực đại của các phản xạ của các tế bào cảm quang không diễn ra ở các bước sóng của màu “đỏ”, “xanh lá cây” và “xanh lam”, ba màu này được mô tả như là các màu gốc vì chúng có thể sử dụng một cách tương đối độc lập để kích thích ba loại tế bào cảm quang.
Để sinh ra khoảng màu tối ưu cho các loài động vật khác, các màu gốc khác có thể được sử dụng. Với các loài vật có bốn loại tế bào cảm quang, chẳng hạn như nhiều loại chim, người ta có lẽ phải nói là cần tới bốn màu gốc; cho các loài vật chỉ có hai loại tế bào cảm quang, như phần lớn các loại động vật có vú, thì chỉ cần hai màu gốc.
RGB và hiển thị
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của mô hình màu RGB là việc hiển thị màu sắc trong các ống tia âm cực, màn hình tinh thể lỏng hay màn hình plasma, chẳng hạn như màn hình máy tính hay ti vi. Mỗi điểm ảnh trên màn hình có thể được thể hiện trong bộ nhớ máy tính như là các giá trị độc lập của màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Các giá trị này được chuyển đổi thành các cường độ và gửi tới màn hình. Bằng việc sử dụng các tổ hợp thích hợp của các cường độ ánh sáng đỏ, xanh lá cây và xanh lam, màn hình có thể tái tạo lại phần lớn các màu trong khoảng đen và trắng. Các phần cứng hiển thị điển hình được sử dụng cho các màn hình máy tính trong năm 2003 sử dụng tổng cộng 24 bit thông tin cho mỗi điểm ảnh (trong tiếng Anh thông thường được biết đến như bits per pixel hay bpp). Nó tương ứng với mỗi 8 bit cho màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam, tạo thành một tổ hợp 256 các giá trị có thể, hay 256 mức cường độ cho mỗi màu. Với hệ thống như thế, khoảng 16,7 triệu màu rời rạc có thể tái tạo.
Công nghiệp điện tử
RGB là một dạng của tín hiệu thành phần của video, được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử chế tạo các thiết bị nghe nhìn. Nó gồm có ba tín hiệu – đỏ, xanh lá cây và xanh lam – được truyền đi trong ba dây cáp riêng biệt. Các cáp bổ sung đôi khi là cần thiết để truyền đi các tín hiệu đồng bộ. Các định dạng tín hiệu RGB thông thường dựa trên các phiên bản sửa đổi của các tiêu chuẩn RS-170 và RS-343 cho các thiết bị hiển thị video đơn sắc. Loại hình này của tín hiệu video được sử dụng rộng rãi ở châu Âu vì nó là tín hiệu có chất lượng tốt nhất có thể truyền đi trong các bộ kết nốiSCART tiêu chuẩn. Ngoài phạm vi châu Âu, RGB không phải là dạng tín hiệu video phổ biến – S-Video chiếm vị trí này trong phần lớn các khu vực phi-Âu châu. Tuy nhiên, phần lớn các màn hình máy tính trên thế giới sử dụng RGB.
Biểu diễn dạng số 24 bit
Khi biểu diễn dưới dạng số, các giá trị RGB trong mô hình 24 bpp thông thường được ghi bằng cặp ba số nguyên giữa 0 và 255, mỗi số đại diện cho cường độ của màu đỏ, xanh lá cây, xanh lam trong trật tự như thế.
Số lượng màu tối đa sẽ là:
hay hayVí dụ:
- (0, 0, 0) là màu đen
- (255, 255, 255) là màu trắng
- (255, 0, 0) là màu đỏ
- (0, 255, 0) là màu xanh lá cây
- (0, 0, 255) là màu xanh lam
- (255, 255, 0) là màu vàng
- (0, 255, 255) là màu xanh ngọc
- (255, 0, 255) là màu hồng cánh sen
Định nghĩa trên sử dụng thỏa thuận được biết đến như là toàn bộ khoảng RGB. Thông thường, RGB cho video kỹ thuật số không phải là toàn bộ khoảng này. Thay vì thế video RGB sử dụng thỏa thuận với thang độ và các giá trị tương đối chẳng hạn như (16, 16, 16) là màu đen, (235, 235, 235) là màu trắng v.v. Ví dụ, các thang đọ và giá trị tương đối này được sử dụng cho định nghĩa RGB kỹ thuật số trong CCIR 601.
Kiểu 16 bit
Còn có kiểu 16 bpp, trong đó hoặc là có 5 bit cho mỗi màu, gọi là kiểu 555 hay thêm một bit còn lại cho màu xanh lá cây (vì mắt có thể cảm nhận màu này tốt hơn so với các màu khác), gọi là kiểu 565. Kiểu 24 bpp nói chung được gọi là thật màu, trong khi kiểu 16 bpp được gọi là cao màu.
Kiểu 32 bit
Cái gọi là kiểu 32 bpp phần lớn là sự đồng nhất chính xác với kiểu 24 bpp, do ở đây thực sự cũng chỉ có 8 bit cho mỗi màu thành phần, tám bit dư đơn giản là không sử dụng (ngoại trừ khả năng sử dụng như là kênh alpha). Lý do của việc mở rộng của kiểu 32 bpp là vận tốc cao hơn mà phần lớn các phần cứng ngày nay có thể truy cập các dữ liệu được sắp xếp trong các địa chỉ byte có thể chia được ngang nhau theo cấp số của 2, so với các dữ liệu không được sắp xếp như vậy.
Kiểu 48 bit
“Kiểu 16-bit” cũng có thể để chỉ tới 16 bit cho mỗi màu thành phần, tạo ra trong kiểu 48 bpp. Kiểu này làm cho nó có khả năng biểu thị 65.535 sắc thái mỗi màu thành phần thay vì chỉ có 255. Nó đầu tiên được sử dụng trong chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp, như Photoshop của Adobe để duy trì sự chính xác cao hơn khi có hơn một thuật toán lọc hình ảnh được sử dụng đối với hình ảnh đó. Với chỉ có 8 bit cho mỗi màu, các sai số làm tròn có xu hướng tích lũy sau mỗi thuật toán lọc hình ảnh được sử dụng và làm biến dạng kết quả cuối cùng.
RGBA
Với nhu cầu về các hình ảnh ghép đã xuất hiện phương án của RGB trong đó thêm vào kênh 8 bit dư cho độ trong suốt, vì thế tạo ra định dạng 32 bpp. Kênh trong suốt được biết đến phổ biến hơn như là kênh alpha, vì thế định dạng này có tên là RGBA. Cũng lưu ý rằng vì nó không thay đổi bất kỳ cái gì trong mô hình RGB, nên RGBA không phải là một mô hình màu khác biệt, nó chỉ là định dạng tệp (file) trong đó bổ sung thêm thông tin về độ trong suốt cùng với thông tin về màu trong cùng một tệp.
Phi tuyến tính
Cường độ của màu hiển thị trên các thiết bị hiển thị hình ảnh thông thường không tỷ lệ thuận với các giá trị R, G, B. Ví dụ, giá trị 127 là rất gần với giá trị chính giữa của 0 và 255, cường độ ánh sáng của thiết bị hiển thị khi phải hiển thị giá trị (127, 127, 127) chỉ bằng khoảng 18% của giá trị khi hiển thị giá trị (255, 255, 255), chứ không phải 50%. Xem sửa chữa gamma để biết thêm chi tiết của vấn đề này.
Kiểm tra màu sắc chuyên nghiệp
Việc tái tạo một cách thích hợp của màu sắc trong các môi trường chuyên nghiệp yêu cầu việc kiểm tra màu sắc một cách rộng rãi cho mọi thiết bị tham gia vào quá trình sản xuất. Điều này là kết quả của một vài chuyển đổi trong suốt giữa các không gian màu phụ thuộc thiết bị trong chu trình sản xuất điển hình để đảm bảo sự đồng nhất màu sắc trong quá trình sản xuất. Bên cạnh những quá trình sáng tạo thì mọi sự can thiệp như vậy trên các hình ảnh số hóa cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh do sự suy giảm gam màu. Vì thế càng nhiều gam màu của hình ảnh gốc thì càng có nhiều quy trình nó có thể hỗ trợ mà không tạo ra những suy giảm rõ nét. Các thiết bị chuyên nghiệp và các công cụ phần mềm cho phép người ta có thể làm việc với những hình ảnh 48 bpp (16 bit trên một kênh) để tăng mật độ của các gam màu.
Màu sắc trong thiết kế Web
Màu sắc được sử dụng trong thiết kế web thông thường được biểu diễn với việc sử dụng RGB; xem các màu web để có giải thích cho việc sử dụng màu sắc trong ngôn ngữ HTML và các ngôn ngữ liên quan khác. Ban đầu, sự giới hạn độ sâu màu của phần lớn các màn hình đã dẫn tới sự giới hạn bảng màu là 216 màu RGB – được định nghĩa bởi Netscape Color Cube. Tuy nhiên, với sự thống trị của các thiết bị hiển thị 24-bit, việc sử dụng toàn bộ 16,7 triệu màu bằng các mã màu RGB trong mã HTML sẽ không phải là vấn đề với phần lớn người sử dụng.
Nói ngắn gọn, bảng màu an toàn của web chứa 216 tổ hợp của đỏ, xanh lá cây, xanh lam và mỗi màu có thể có 1 trong 6 giá trị (trong hệ thập lục phân hay số hex) là : #00, #33, #66, #99, #CC, hay #FF. Rõ ràng là, 63 = 216.
Mô hình màu RGB cho HTML đã dược chấp nhận về mặt hình thức là tiêu chuẩn Internet trong HTML 3.2, tuy nhiên nó đã được sử dụng từ trước đó.
Từ khóa » Cách Phối Màu Rgb
-
Cách Phối Màu Trong Thiết Kế Và ứng Dụng Với Các Sản Phẩm Truyền ...
-
Những Cách Phối Màu Căn Bản Dành Cho Designer - DesignerVN
-
Kỹ Thuật Phối Màu Trong Photoshop - Nguyên Tắc Phối Màu
-
15 Trang Web Phối Màu Online Chuyên Nghiệp Cho Thiết Kế
-
Hiểu Về Màu Sắc Và Cách Phối Màu
-
53 Bảng Phối Màu đẹp Gợi ý Cho Các Thiết Kế Của Designer
-
Tìm Hiểu Cách Trộn Màu CMYK Và Màu RGB Chi Tiết Nhất - Unica
-
Tìm Hiểu Về Màu & Cách Phối Màu
-
RGB Là Gì? Mô Hình Phối Màu RGB - Hệ Màu Cơ Bản Trong đèn LED ...
-
Điều Khiển Màu Sắc Với 6 Cách Phối Màu Cơ Bản - Design Box
-
Tìm Hiểu Cách Pha Màu CMYK Và Màu RGB Chi Tiết Nhất 2022
-
Những Cách Phối Màu Căn Bản Cho Người Mới Học Design - YBOX
-
Quy Tắc Phối Màu Trong Photoshop - Thùy Uyên