Cách Phối Màu Trong Photoshop Cực Chuẩn - Wiki Phununet

Cách phối màu trong photoshop cực chuẩn. Có rất nhiều bạn đã biết cách Upload và sử dụng Brush trong Photoshop nhưng lại chưa biết cách phối mầu để tạo được kết quả như ý muốn. Và hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số phương pháp cơ bản về cách tô mầu cho Brush.

Photoshop - hướng dẫn cách tô mầu cho brush

Trong bài viết này tôi sẽ sử dụng Brush tên là astral. Nếu các bạn thấy đẹp thì có thể vào đây để download về thực hành. Cách 1: Cách này có vẻ như là đơn giản nhất ^_^ trước khi sử dụng Brush bạn chỉ việc thay đôi mầu ở Foreground Color - Sau đó dùng công cụ Brush Tool (B) là có thể vẽ được Brush với mầu như ý muốn. Cách 2: Cách này thì sẽ giúp bạn có được những tác phẩm tuyệt đẹp ^_^. Trước hết hãy tạo một file mới (tôi sẽ để Background mầu đen và Brush mầu trắng cho các bạn tiện theo dõi) - Tiếp theo chúng ta sẽ tạo một Layer (Ctrl + Shift + N)mới nằm phía trên layer chứa Brush chúng ta vừa vẽ. - Chọn công cụ Gradient Tool (G) với các thông số như sau: - Vẫn chọn layer mới (Layer 2), dùng công cụ Gradient Tool kéo thả để được như hình bên dưới: - Tại layer 2 các bạn hãy chuyển chế độ hòa trộn thành Color: Chúng ta được kết quả như sau: Và đây là một số kết quả khác ^_^ Chúc các bạn thành công và có nhiều tác phẩm đẹp.

màu và mẹo quản lý màu sắc

Khi xây dựng một website, bạn có thể gặp một số trục trặc bất ngờ, và một trong số đó chính là màu sắc. Hiểu biết trong cách lựa chọn màu sắc và nhận biết cách màu sắc có thể hiển thị như thế nào trên các loại máy tính khác nhau là bước đầu tiên đảm bảo website của bạn sẽ trông giống những gì đã dự định.

Ngoài việc tìm kiếm và lựa chọn màu sắc phục vụ cho công việc, sẽ rất cần thiết nếu bạn phát triển và quản lý phối màu cho dự án của bạn. Thật đơn giản để có thể tạo một bộ mẫu phối màu bằng phần mềm hình ảnh phổ biến như Adobe’s Photoshop hay Illustrator và sắp xếp màu sắc theo cách giúp bạn dễ tìm kiếm và sử dụng nhất.

Hiểu về màu sắc website

Màu sắc trên web được thực hiện bằng cách kết hợp pha trộn của màu đỏ, xanh lá và xanh dương; đây là hình thức phối màu có tên gọi là RGB. Mỗi màu sắc đại diện cho một giá trị số học từ 0 đến 255 và mỗi màu sắc độc đáo có giá trị tương ứng với màu đỏ, xanh lá và xanh dương. Ví dụ mau đen sẽ không có giá trị bởi RGB của nó là 0,0,0. Chữ số đầu tiên luôn đề cập đến giá trị màu đỏ, số thứ hai là xanh lá và số còn lại là xanh dương.

Có 256 biến thể màu sắc, 16 triệu màu sắc kết hợp có thể sử dụng RGB. Hầu hết các loại máy tính ngày nay đền có thể xử lý giá trị của tất cả 16 triệu màu và hiển thị chúng một cách chính xác. Có một số người vẫn dùng danh sách 216 màu an toàn cho web để màu sắc có thể hiển thị chính xác khi sử dụng palette 256 màu. Tiêu chuẩn này đã dần mất đi khi có những tiến bộ trong công nghệ màu sắc và màn hình.

Khi tạo màu sắc, bạn có thể tùy chọn sử dụng một giá trị RGB hoặc sử dụng ký hiệu thập lục phân hoặc sử dụng giá trị HEX. Các giá trị màu sắc HEX được xác định bởi 6 ký tự, bắt đầu bằng dấu #. Giá trị HEX sử dụng kết hợp giữa các con số và ký tự: 0 là giá trị thấp nhất và FF (255) là giá trị cao nhất. Một trong 6 ký tự trong giá trị HEX tương ứng với con số trong giá trị RGB. Màu đen có giá trị HEX là #000000.

Ngoài ra, theo w3schools.com 147 màu sắc được xác định bằng tên cho các ứng dụng HTML và CSS, chúng ta có một bảng chi tiết màu sắc bằng tên và giá trị. Có 17 màu sắc tiêu chuẩn là màu xanh lam, đen, xanh dương, màu hồng phấn, xám, xanh lá, màu vàng chanh, màu hạt dẻ, xanh navi, xanh ô liu, màu hồng, đỏ, bạc, trắng và vàng. Mỗi màu có một giá trị RGB và HEX đặc biệt. Ví dụ màu hạt dẻ có RGB 128, 0, 0 và HEX #8000000; màu bạc là 192, 192, 192 hoặc #C0C0C0.

Tạo các bộ màu

Đôi khi, việc tạo phối màu dễ dàng hơn rất nhiều so với những gì bạn nghĩ. Phụ thuộc vào sự phức tạp của mỗi trang thiết kế, chúng ta lại có dải màu sắc cần thiết để có hiệu ứng như mong muốn. Một số designer rất khéo léo để có cặp màu sắc và sẽ tạo phối màu từ lại từ đầu, một số khác thì tìm cảm hứng từ các website hoặc một số nguồn tham khảo bên ngoài như những chip màu sắc của cửa hàng phần cứng hoặc kết hợp những màu sắc được tìm thấy trong tự nhiên.

Phối màu được phát triển theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc qua trình suy nghĩ của các designer. Một số designer có thể tạo màu sắc từ bầu trời, từ những trang sách hoặc sử dụng màu sắc từ hình ảnh là những cách phổ biến nhất để phát triển một phối màu. Khi tạo phối màu, hãy lưu ý kết hợp màu sắc cho mỗi phần trên website của bạn như header, background, thanh navigation, sidebar, màu sắc văn bản và màu sắc các đường link.

Để sử dụng màu sắc mà bạn đã tìm thấy ở những nơi khác, hãy chụp lại hình ảnh và mở nó trong phần mềm chỉnh sửa ảnh như Adobe Photoshop. Phóng lớn hình ảnh cho đến khi nhìn thấy các điểm ảnh rõ ràng và sử dụng công cụ eyedropper để chọn những màu sắc hue mà bạn thích và viết giá trị màu của chúng.

Thêm bộ màu sắc phối

Không phải designer nào cũng bắt đầu từ đầu với màu sắc phối. Có rất nhiều công cụ miễn phí online khác nhau cho phép người dùng phát triển, download và thêm palette màu một cách nhanh chóng. Các màu sắc phối có thể được tạo bằng cách sử dụng một màu sắc duy nhất và những sắc thái bổ sung hoặc có thể được tạo bằng cách sử dụng một hình ảnh nào đó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số công cụ cung cấp phối màu chính xác để có thể download và sử dụng tương thích với phần mềm máy tính của bạn. Sau đây là một vài lựa chọn đơn giản cho dự án của bạn.

ColorBlender

ColorBlender có thể ngay lập tức tạo palette 6 màu và các designer có thể download như một Photoshop Color Table, Illustrator EPS hoặc có thể gởi email để phối màu hoặc sử dụng trong một chương trình nào khác. Màu sắc được kết hợp bằng cách sử dụng công cụ slide cho mỗi giá trịn RGB. Màu sắc phối ở đây khá đẹp và có nhiều mức độ. Bạn cũng có thể thêm vào một giá trị màu sắc mà bạn yêu thích để bắt đầu. Không cần cài đặt và bạn có thể tùy chỉnh mỗi màu sắc lựa chọn và thậm chí là kết hợp với các màu PANTONE.

ColorCombos.com

ColorCombos.com có một thư viện phong phú với rất nhiều màu sắc phối với hình thức 5 phối màu có thể tìm thấy bởi màu sắc nào đó. Mỗi màu sẽ hiển thị giá trị HEX, RGB và thậm chí là CMYK (cho các dự án in ấn). Hệ màu có thể download dưới định dạng file .png. Hãy sử dụng công cụ eyedropper để thêm và lưu mỗi giá trị màu. Trang web cũng cho phép người dùng tùy chỉnh màu sắc phối.

Color Palette Generator

Color Palette Generator là phiên bản tự động tạo phối màu từ hình ảnh. Người dùng có thể chọn một trong những hình ảnh cài đặt sẵn hoặc upload hình ảnh của họ để có palette 9 màu từ hình ảnh. Màu sắc ở đây được kết hợp khá đẹp nhưng bạn không thể download. Di chuyển chuột trên mỗi màu và bạn sẽ có giá trị HEX của nó. Phiên bản không cung cấp giá trị RGB.

Color Scheme Designer

Color Scheme Designer có lẽ là công cụ trực quan nhất ở đây. Nó tạo phối 4 màu như rất nhiều chương trình khác nhưng cho phép người dùng có thể xem những phối màu có thể được sử dụng như thế nào trên website của họ, dựa vào những trang sáng và tốt. Trang web cho phép người dùng phối hợp màu sắc bằng cách sử dụng bánh xe màu sắc và màu phối được phát triển bằng cách sử dụng nhiều chọn lựa như mono, complementary, trial, terad, analogic và pallet accent. Trang web cũng có nhiều tùy chọn định dạng download, bao gồm HTML, XML, văn bản và palette Photoshop. Mỗi giá trị màu đều được hiển thị giá trị HEX và RGB.

Swatch Organization

Đây là cách đơn giản nhất để quản lý và sắp xếp bộ phối màu trong Adobe Photoshop và Illustrator thông qua thư viện màu phối. Bạn có thể thiết lập màu sắc đặc biệt và lưu lại, sau đó có thể mở chúng cho một số dự án nhất định (các sản phẩm của Adobe cũng khá đẹp, bao gồm một số Pantone thiết lập cho các ứng dụng CMYK).

Để thêm nhiều màu sắc cho thư viện phối màu, bạn hãy mở palette Swatches từ cửa sổ Window. Cửa sổ được mở chính là palette màu mặc định. Bạn có thể thấy nhiều lựa chọn khắc bằng cách chọn tab mở rộng, mỗi lựa chọn sẽ hiện lên một cửa số mới. Chọn “new swatch” để thêm phối màu sắc hoặc “load swatches” để nhập phối màu đã được download và sử dụng bất cứ lúc nào.

Bộ phối màu quá nhiều màu sắc có thể khá rườm rà. Hãy tạo file mới cho mỗi dự án và bạn có thể sử dụng lặp lại. Giữ những palette màu nhỏ và bỏ những màu mà bạn sẽ không sử dụng. Đặt tên những mài sắc theo cách mà bạn có thể nhớ được những ứng dụng của chúng. Ví dụ trong thư viện bộ phối màu “My website”, tên mỗi màu sắc dựa trên cách nó được sử dụng, không chỉ là những giá trị RGB.

Không lưu trữ những bộ phối màu chỉ sử dụng một lần cho các ứng dụng vào thư viện. Nó làm bạn mất khá nhiều thời gian cần thiết. Hãy nhớ loại bỏ bất kỳ màu sắc nào từ thư viện màu sắc đối với các dự án mà bạn đã chuyển cho khách hàng và hãy giữ cho file của bạn thật rõ ràng và ngăn nắp.

Kết luận

Dù là dự án web hay in ấn, bước đầu tiên để tạo màu sắc cho riêng bạn là hiểu được cách màu sắc hoạt động và cách tạo phối màu phù hợp. Hiểu được các con số liên quan đến màu sắc cũng giúp bạn tạo các bộ phối màu một cách dễ dàng hơn.

Kết hợp màu sắc để phù hợp nhất với dự án. Một khi bạn đã thiết lập được màu sắc, việc sắp xếp các bộ phối màu cũng giúp dòng công việc được thực hiện tốt hơn. Bạn có thể sử dụng các công cụ trong Adobe Creative Suite để xây dựng và quản lý hệ thống màu sắc. Phân nhóm màu sắc và đặt tên theo cách chúng sẽ được sử dụng cũng sẽ giúp bạn chọn lựa nhanh chóng hơn.

Tổng hợp cách Blend màu trong Photoshop (Video Clip)

Khi chup một bức ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số sẽ không bao giờ có được những gam màu đặc biệt cho dù có hiệu chỉnh ánh sáng kiểu gì đi chăng nữa. Thật may mắn là việc đó lại đơn giản với vài bước trong PTS, các bạn có thể làm cho bức ảnh đổi màu mang tính nghệ thuật cao hơn. Mình tổng hợp được 18 cách Blend màu trong PTS. Nguyên gốc đây là 3 CD có dung lượng 1,8 GB, là giáo trình của dohoavn.com. Do link share trên mạng khó download và nhiều bạn dùng theo dung lượng cũng không muốn download. Mình đã download về bỏ bớt đi những cái không cần thiết và nén lại video clip nên dung lượng giảm đi nhiều mà chất lượng thì giảm không đáng kể. Các bạn có thể xem trực tiếp hoặc dùng IDM để download từ Youtube về để thực hành. Chúc các bạn có những tác phẩm đẹp. 01.Blend Effects

[V-Z]

02.Color Lab 1

[V-Z][V-Z]

03.Color Lab 2

[V-Z]

04.Dark Color 1

[V-Z]

05.Dark Color 2

[V-Z]

06.Khử màu nóng

[V-Z]

07.Màu cũ

08.Màu đất cũ

[V-Z]

09.Màu đơn Gradient

[V-Z]

10. Màu đồng

[V-Z]

11.Màu phim màn ảnh rộng

[V-Z]

12.Màu quý phái

[V-Z][V-Z]

13.Màu rêu bám

[V-Z]

14.Màu tổng hợp

[V-Z]

15.Màu tuyết

[V-Z][V-Z]

16.Màu xanh lam

[V-Z]

17.Romantic Color

[V-Z]

18.Topaz nghệ thuật

Làm sao để chọn đúng màu sắc?

Không vật thể độc lập nào có thể tác động lên người xem hơn là màu sắc. Màu sắc tạo nên tính cách, truyền tải thông điệp. Nhưng màu nào thì hợp lý là câu hỏi của không ít nhà thiết kế.

Chìa khóa là Màu Sắc Là những Mối Quan Hệ. Các màu sắc không tồn tại khi đứng một mình mà được thấy với những màu khác. Vì lý do này, bạn có thể tạo những tài liệu có sẵn về những màu sắc có sự kết hợp tốt với nhau dựa trên những yếu tố xuất hiện trong thiết kế. Dưới đây là ví dụ:

Chúng ta có một cô gái với gương mặt tàn nhang. Mục đích là làm nó nhìn sống động, tươi mới và chuyên nghiệp (không có các tòa nhà, những nhóm hình khác)

Nhìn gần, gần hơn nữa, gần nhất có thể

Mọi tấm hình đều có 1 bảng màu tự nhiên. Bước đầu tiên bạn hãy Zoom vào tấm hình và xem bao nhiêu màu mà bạn thấy.

Thông thường ở khoảng cách xa bạn thấy khá nhiều màu như, màu da, màu tóc vàng, mắt xanh, áo xanh nước biển, nhưng khi nhìn gần hơn chúng ta nhìn thấy hàng triệu màu.

Bước đầu tiên là hãy cố gắng nhọn một số màu bạn muốn, có thể 16, 32, 64 màu. Bằng một cách đơn giản là dùng Photoshop, bạn duplicate layer ảnh thành một layer mới (bạn sẽ không mất ảnh gốc), sau đó chọn Filter> Pixelate> Mosaic. Một hình ảnh tạo bằng các ô vuông màu sẽ xuất hiện. Số màu tùy vào sự lựa chọn của bạn.

Chọn màu

Dùng công cụ eyedropper tool để chọn ra vài màu quan trọng. Hãy chọn từ những màu xuất hiện nhiều nhất và ít nhất. Về tương phản, hãy chọn màu tối, màu trung tính và màu sáng.

Trong ví dụ này. Những màu xuất hiện nhiều nhất là màu làn da, màu tóc và màu chiếc áo – Những màu ít hơn là mắt, môi, màu sáng highlight trên tóc.

Trên tấm hình này bạn cũng thấy một phía hình sáng, và phần còn lại tối. Hãy chú ý, nó tinh tế và cần tập trung. Sau khi hoàn thành, liệt kê các kết quả của bạn bằng màu sắc – Mỗi màu đi kèm với các giá trị của nó từ tối tới sáng.

Thử từng phương án một

Đặt tấm hình vào mỗi màu. Kết quả thú vị đúng không? Tất cả màu sắc đã có sẵn trong tấm hình, bạn chỉ cần chọn 1 màu bạn muốn.

Màu ấm (warm)

Những màu hồng, màu cá hồi (salmon), nâu đỏ, nâu của mái tóc cô gái. Gam màu ấm khiến cô gái nhìn nữ tính, êm ái. Những màu này phù hợp với thiết kế mỹ phẩm, hay sự chăm sóc.

Màu lạnh (cool)

Những màu như xanh nước biển khiến tấm hình có vẻ nghiêm túc. Để ý sẽ thấy với màu xanh sẫm hơn, khuôn mặt cô gái nhìn như đang tiến về phía bạn.

Thêm những màu khác.

Bước tiếp theo là thêm các màu khác. Chọn màu bạn thích rồi đặt nó lên vòng tròn màu. Vòng tròn màu sẽ chỉ ra cho bạn mối quan hệ của màu đó với các màu khác

Trong ví dụ này tôi sử dụng màu xanh, và đặt nó lên vòng tròn màu. Gọi nó là màu cơ bản, màu xuất phát từ tấm hình.

Công việc chúng ta sẽ là tìm màu nào sẽ thích hợp với nó. Nhớ trong đầu là nếu màu chữ, hoặc những yếu tố đồ họa khác được thêm vào, bạn luôn cần màu sáng và tối để tạo sự tương phản.

Tạo bảng màu

Từ màu cơ bản, bạn có thể tạo một bảng các màu sắc có mối quan hệ với nhau. Các giá trị (đậm nhạt) có thể kết hợp. Ví dụ, màu xanh dương cùng tone với màu da trời sáng và màu xanh đậm.

Monochromatic (đơn sắc)

Là cách sử dụng các màu mà chỉ thêm bớt sáng, tối, hoặc tăng giảm các giá trị của màu đó. Bảng màu này là một bảng màu monochromatic.

Analogous (Tương tự)

Là việc thêm những màu kế với màu đó trong vòng màu. Nó tạo lên sự hài hòa, tương phản dịu. Đây là cách sử dụng khá dễ để lựa màu.

Complement (Bổ xung)

Những màu nằm đối diện trực tiếp với nhau (trong ví dụ này là giải màu cam) thì tương phản mạnh nhất. Sử dụng những màu nằm đối diện nhau tạo năng lượng, nghị lực và sự phấn khích. Thông thường đối với màu tương phản, ta dùng khoảng 70-80% là những màu ở phía bên này và 20 – 30% những màu phía bên kia vòng màu.

Split Complement (Chia bổ xung)

Thay vì dùng màu đối diện trực tiếp, chúng ta dùng bảng màu nằm kế 2 bên màu đó.

Complement/Analogous (Bổ xung/tương tự)

Đây là bảng màu kết hợp 2 bảng màu Complement và Split Complement

Analogous/Complement.

Đây là bảng màu kết hợp của việc dùng những màu tương tự và thêm màu bổ xung (compliment). Nhưng cần lưu ý sử dụng sự tương phản cả về giá trị màu. Xem ví dụ.

Áp dụng.

Giờ là việc áp dụng những bảng màu bạn đã chọn. Bạn muốn thông điệp của sản phẩm là gì? Hãy sử dụng bảng màu đó.

Dễ nhìn

Màu xanh là màu yêu thích của tất cả. Thật thú vị khi kết hợp giữa màu xanh đậm và màu cam (nhạt), nó tạo nên một sự tương phản tự nhiên. Màu xanh ở nền kết hợp với chiếc áo cô gái, khiến gương mặt cô gái nổi hẳn lên. Đẹp và hiệu quả.

Nổi bật

Bảng màu bắt đầu bằng việc sử dụng màu đỏ ở tóc cô gái và màu vàng, phía bên kia là màu xanh của đôi mắt và cái áo. Toàn bộ thiết kế tạo cảm giác nổi bật, tập sự chú ý của người xem.

Cuốn hút

Màu highlight trên tóc của cô gái được sử dụng chính trong thiết kế này. Một chút màu xanh và đỏ được dùng. Thiết kế hoàn toàn cuốn hút và sâu sắc (hoàn toàn có thể chiến thắng một cuộc thi nào đó). Tuy nhiên khách hàng hẳn phải là người lãn mạn khi chọn gram màu này.

Giản dị

Sự tương phản rất êm ái với dải màu màu xanh sáng. Tất cả tạo nên sự hài hòa dễ chịu.

Xinh đẹp

Thay vì dùng màu xanh sáng như ở trên, chúng ta chuyển qua dùng màu tím nhạt,

Tổng kết

Hướng dẫn làm đổi màu tóc bằng photoshopHướng dẫn tô màu bằng photoshop cực cho tiếtHướng dẫn tô màu chibi bằng photoshop -Hướng dẫn làm logo bằng photoshopHướng dẫn làm ảnh cũ bằng photoshop cực đẹpCách trang điểm cho mắt bằng photoshop cực ấn tượng (ST)

Từ khóa » Cách Phối Màu Pts