Cách Phòng Bệnh Và điều Trị Bệnh Nấm Da ở Chó

Bệnh nấm da ở chó không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của chó cưng mà còn khiến chúng khó chịu, lông rụng quá nhiều gây phiền toái cho gia đình bạn. Vì vậy, chủ nuôi cần phải hiểu rõ về căn bệnh này để tìm cách phòng tránh cũng như chữa trị cho chó cưng của bạn.

cach-phong-benh-va-dieu-tri-benh-nam-da-o-cho
Bệnh nấm ở da khiến chó cưng của bạn bị rụng lông, khó chịu và dễ viêm nhiễm.

Hãy cùng phòng khám thú y Thi Thi Pet tìm hiểu “tất tần tật” về bệnh nấm da của chó nhé!

Nội dung

  • Bệnh nấm da ở chó là gì?
  • Nguyên nhân xảy ra bệnh nấm da ở chó
  • Biểu hiện của bệnh nấm da
  • Hai loại nấm da thường gặp ở chó
  • Cách điều trị
  • Cách phòng bệnh nấm da ở chó
  • Địa chỉ phòng khám thú y tại Thi Thi Pet
  • Bệnh viện thú y uy tín tại TP Hồ Chí Minh – ThiThi Pet Clinic

Bệnh nấm da ở chó là gì?

Bệnh nấm da (Dermatophytosis) là một căn bệnh do nấm gây ra ảnh hưởng đến da, móng vuốt của chó cũng như các loài động vật khác và bao gồm cả con người. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm mà khả năng lây lan rất cao, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của chó.

Bệnh nấm da thường gặp nhất là Microsporum Canis, Microsporum Gypseum. Theo nghiên cứu cho thấy căn bệnh này xảy ra nhiều trên cún con hơn là ở chó trưởng thành, chó lông dài mùa nóng có tỉ lệ mắc cao hơn so với chó lông ngắn. Bệnh nấm da cần được điều trị triệt để nếu không sẽ lây sang người, để lại nhiều di chứng không tốt và gây mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân xảy ra bệnh nấm da ở chó

  • Bệnh nấm da của chó xuất hiện do những nguyên nhân sau:
  • Chỗ ở của chó không được dọn dẹp sạch sẽ
  • Không được tắm rửa thường xuyên
  • Bị lây từ chó mẹ hoặc chó xung quanh

Biểu hiện của bệnh nấm da

Biểu hiện đặc trưng khi chó bị nấm da mà người nuôi cần lưu ý:

  • Rụng lông loang lỗ hoặc thành vùng, lông yếu
  • Lở loét, mẩn đỏ
  • Ngứa
  • Da sẫm màu
  • Có vảy
  • Móng giòn (nếu nhiễm nặng)

Hai loại nấm da thường gặp ở chó

Nấm da đa phần có 2 loại là nấm vảy gàu và nấm đồng xu.

  • Nấm vảy gầu thường bị trên lưng, đầu hoặc khắp người. Có nhiều vảy gàu trắng nhỏ trên bề mặt da và lông.
  • Nấm đồng xu: cún bị rụng lông từng mảng, to như đồng xu, viền của đồng xu dày hơn và sưng đỏ hơn.

Nấm da ở chó rất khó nhận ra vì triệu chứng phổ biến của loài bệnh này với các loại bệnh về da khác, vì vậy, bạn cần theo dõi thường xuyên để chữa trị kịp thời cho bé, tránh ảnh hưởng tới bé cũng như các loại vật cưng khác và chính bản thân gia đình của bạn.

Cách điều trị

Đầu tiên, để xác định chính xác bệnh của chó, bạn cần mang bé đến các cơ sở thú y để được các bác sĩ thú y uy tín thăm khám. Tại đây, các bác sĩ thú y sẽ tiến hành một vài chẩn đoán và xét nghiệm để xác định chính xác bệnh từ đó đưa ra phương pháp điều trị.

Nếu bệnh nấm dược phát hiện sớm, bạn có thể chữa trị bằng cách:

  • Cạo lông để dễ dàng điều trị
  • Sử dụng vôi lưu huỳnh (Lấy bột lưu huỳnh và nước vôi trong với liều lượng pha loãng 1/16 đem đun sôi rồi để nguội. Khi dung dịch đã lắng xuống bạn lấy lớp nước màu vàng phía trên rồi bỏ lớp nước phía dưới)
  • Nước rửa enilconazole (tỉ lệ pha loãng 1/68 rửa vào những vết nấm)
  • Miconazole có trong thành dầu gội đầu ( đơn lẻ hoặc kết hợp với chlorhexidine)
  • Sử dụng 2 lần một tuần, nên kết hợp với thuốc trị nấm toàn thân để diệt tận gốc nấm

Nếu nhiễm nấm nặng chúng ta có thể sử dụng các loại kháng sinh dạng uống như itraconazole, griseofulvin, fluconazole,… theo chỉ định của bác sĩ thú y. Bạn không nên tự sử dụng làm ảnh hưởng đến chó.

Cách phòng bệnh nấm da ở chó

Nấm phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa hè, vì vậy bạn cần lưu ý vệ sinh thật kỹ để phòng bệnh.

  • Nên cắt lông vào mùa hè vừa để chống sốc nhiệt cho bé vừa dễ dàng theo dõi tình hình sức khỏe của bé
  • Dọn dẹp sạch sẽ nơi ở cũng như nơi đi vệ sinh
  • Sát trùng các vật dụng bé chơi để tránh lây lan hoặc nhiễm nấm
  • Theo dõi những nơi bé hay chơi, cũng như các loại động vật bé tiếp xúc
  • Bổ sung dinh dưỡng cho bé để tăng sức đề kháng
  • Tắm rửa sạch sẽ định kỳ hàng tuần hoặc vài ngày 1 lần
  • Khi một bé có dấu hiệu nhiễm bệnh cần cách ly để tránh lây lan cho các con vật khác và gia đình
  • Không tiếp xúc với các loại động vật hoang để tránh mang mầm bệnh lây lan
  • Lựa chọn giống loài ít nguy cơ nhiễm bệnh hơn nếu bạn chưa có kinh nghiệm (nên lựa các loại lông ngắn hơn là các loại lông dài vì chó lông dài có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn)

Địa chỉ phòng khám thú y tại Thi Thi Pet

cach-phong-benh-va-dieu-tri-benh-nam-da-o-cho2
Khi phát hiện chó cưng của bạn có những dấu hiệu về sức khỏe hãy mang ngay đến phòng khám thú y Thi Thi Pet clinic để được thăm khám và điều trị.

Bệnh viện thú y ThiThi pet clinic chúng tôi thành lập từ tháng 2 năm 2012 với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, luôn đi đầu tại Việt Nam. Thi Thi Pet luôn chú trọng trong việc sử dụng và nhập khẩu các phương pháp điều trị cũng như thuốc điều trị bệnh trên thú y tiên tiến nhất. Sở hữu hệ thống phòng khám sạch sẽ, có phòng cách ly bệnh truyền nhiễm, phòng xét nghiệm riêng biệt, đội ngũ bác sĩ thú y giỏi chuyên môn, yêu động vật và giàu kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu tại đại học nông lâm TP HCM. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại dịch vụ khám chữa bệnh thú cưng với giá thành và chất lượng tốt nhất khi bạn tin tưởng đưa thú cưng của mình đến với chúng tôi.

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới phòng khám thú y Thi Thi.

Bệnh viện thú y uy tín tại TP Hồ Chí Minh – ThiThi Pet Clinic

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về tình hình sức khỏe của thú cưng,  đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay đến bệnh viện thú y ThiThi Pet để được đội ngũ bác sĩ thú y tư vấn nhiệt tình nhất nhé. Chúc thú cưng của bạn luôn khỏe mạnh và bình an!

Địa chỉ phòng khám thú y ThiThi Pet Clinic

Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM. Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM. Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM Cơ sở 4: 146 Nguyễn Ảnh Thủ, Trung Chánh, Hóc Môn, TP. HCM.

Hotline: 0978899004

Email: vovietlinh@gmail.com

Hạnh Nguyễn

Từ khóa » Chó Poodle Bị Nấm đồng Xu