CÁCH PHÒNG TRÁNH SỐC NHIỆT VÀO MÙA HÈ

Sốc nhiệt được dùng để mô tả trạng thái thay đổi nhiệt độ của cơ thể một cách đột ngột, như từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh, hoặc từ nóng tới nóng đột ngột, từ lạnh tới lạnh đột ngột

Thời tiết nắng nóng vào mùa hè bạn rất dễ bị sốc nhiệt

1. Sốc nhiệt

Cả nước đang trải qua những đợt nắng nóng cao độ với nhiệt độ ngoài trời thường xuyên trên 40 độ C. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề do nóng như cháy nắng, chuột rút, ngất, say nắng... trong đó nguy hiểm nhất là sốc nhiệt. Ở mức nhẹ, sốc nhiệt chỉ gây ra một vài triệu chứng khó chịu như chuột rút, chóng mặt, buồn nôn. Nhưng ở thể nặng, nạn nhân sốc nhiệt có thể gặp phải tổn thương não, thậm chí hôn mê và tử vong.

2. Biểu hiện của sốc nhiệt và cách xử lý

- Thở nhanh và nông (hơi thở không sâu), tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn… - Có một số triệu chứng khác như huyết áp tăng cao hoặc hạ thấp, ngưng đổ mồ hôi, ngất xỉu… - Đi đứng loạng choạng, run cơ, thở gấp và tim đập nhanh hơn 130 nhịp mỗi phút. Trong một vài khoảnh khắc, thân nhiệt của những người này có thể tăng từ 37 lên đến hơn 40oC.

Cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt:

- Di chuyển nạn nhân ra khỏi ánh mặt trời, vào bóng râm hoặc nơi có điều hòa nhiệt độ. - Làm mát cơ thể nạn nhân bằng cách cởi hết quần áo, rồi phun nước ấm lên cơ thể trong khi hướng một chiếc quạt vào người họ vì nếu bạn phun nước lạnh vào một người sốc nhiệt, cơ thể anh ta có thể run lên hoặc rùng mình như một cơ chế tự vệ. Phản ứng run này lại sản sinh ra nhiệt, bởi vậy, tốt nhất nên dùng nước ấm để tránh người sốc nhiệt run hoặc rùng mình. Khi thân nhiệt của nạn nhân hạ xuống đến mức 39oC, quá trình làm mát đã đủ để dừng lại, tránh khiến thân nhiệt tiếp tục hạ và đưa nạn nhân vào một trạng thái ngược lại- hạ nhiệt quá mức. - Đưa nạn nhân sốc nhiệt đến bệnh viện để được theo dõi diện giải trong máu, bù nước cho cơ thể, cũng như để tránh các vấn đề khác như rối loạn chức năng nội tạng.

3. Cách phòng chống sốc nhiệt

- Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng nóng cao điểm Thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10h - 17h, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 13 - 16h. Vì thế, bạn nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng. - Ăn nhiều rau xanh và hoa quả Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại nắng nóng. Một số loại hoa quả có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như: bí đao, mướp đắng, dưa chuột, đào, dưa hấu, táo.. - Bổ sung đồ uống giàu chất điện giải Bạn nên bổ sung những loại đồ uống giúp giữ mát cho cơ thể và cung cấp chất điện giải tự nhiên như nước dừa, nước chanh - Tránh uống rượu và cafein Tránh xa cà phê và rượu. Rượu và caffein đều khiến cơ thể bị mất nước và có thể gây kiệt sức do nhiệt. - Bôi kem chống nắng Ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy nắng và hình thành sắc tố. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Cần lưu ý thêm về chọn kem chống nắng có chỉ số SPF và PA phù hợp.

Bạn cần tư vấn, liên hệ ngay với chúng tôi 1900 969 638 hoặc Hotline 024 2214 7777

Từ khóa » Sốc Nhiệt Buồn Nôn