Cách Phòng, Trừ Bệnh Mắt Cua Trên Cây Mùng Tơi
Có thể bạn quan tâm
Ông Quỳnh ở thành phố Vinh, Nghệ An hỏi: Nhà tôi trồng 5 sào rau mùng tơi, hàng năm thu hoạch từ tháng giêng đến tháng 2 lá rau luôn xanh, dầy, ăn ròn, ngọt; khi nắng to, từ giữa tháng 3 đến tháng tư lá cây bị các nốt đỏ thẫm lúc đầu nhỏ, sau phát triển lớn lên dần. Có nhiều người bảo do nắng nên lá bị cháy có đúng không, các phòng trừ thế nảo?.
Trả lời:
Rau mùng tơi được trồng nhiều và cho thu hoạch rất tốt, ra ăn ngon, nhiều dinh dưỡng và phù hợp ăn mùa hè. Lúc đầu mùa nhiệt độ thấp, ít mưa, cây phát triển mạnh, sức sống cao nên chưa bị nấm bệnh gây hại. Sau tháng 3 và nhất là từ tháng tư trở đi, nắng nóng, kèm theo mưa to đột ngột, ẩm độ không khí cao, nhiệt độ cao làm cho nấm bệnh phát triển mạnh gây hại trên lá bánh tẻ, lá già, trên than cây, bệnh này dân gian gọi là bệnh mắt cua. Bệnh do nấm Cercosspora sp. gây ra. Nấm gây hại chủ yếu trên lá và thân. Trên lá, triệu chứng nhận biết lúc đầu là những đốm nhỏ màu nâu tím, hình tròn. Khi bệnh nặng vết bệnh càng lớn, đường kính khoảng 4mm, giữa có màu trắng xám, xung quanh có viền màu nâu, nhiều vết bệnh lớn làm lá bị rách, cây còi cọc, lá nhỏ, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rau. Nấm phát triển thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, mùa mưa thích hợp cho bệnh phát triển. Nấm có thể tồn tại trên tàn dư cây rau còn lại trên đồng ruộng và lan truyền bệnh qua vụ sau. Để phòng và trịbệnh mắt cua cần thực hiện các biện pháp sau:
thu gom và tiêu hủy các bộ phận cây bị bệnh. Bệnh đốm mắt cua thường xuất hiện nhiều nếu trồng quá dầy, nấm dễ phát triển; nên trồng với khoảng cách phù hợp, bón phân NPK cân đối, nên ưu tiên bón phân hữu cơ đã ủ hoại mục và phân hữu cơ vi sinh làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng kháng bệnh cao. Khi bệnh nặng mới dùng thuốc Score 250EC, Anvil 5SC và phun theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc, thời gian cách ly tối thiểu là 12 ngày.
Khi bắt đầu trồng cần cày bừa đất và phơi ải, bón vôi, phun thuốc trị các bệnh nấm, làm sạch cỏ dại, bón lót bằng phân chuồng đã ủ hoai mục.
Làm luống rộng 1 m, rãnh sâu 30 cm, rộng 25 cm.
Khi gieo hạt nên sử lý đất bằng các loại thuốc diệt nấm, xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc nấm và các chế phẩm sinh học diệt nấm để cây giống không bị bệnh.
Khi trồng không sử dụng cây con đã bị nhiễm bệnh. Nếu mua cây giống cần chọn nhứng cây khỏa mạnh, không nhiễm các loại bệnh.
Cần tưới đủ nước, bón phân cân đối, luôn xới xáo, diệt cỏ dại, cắt bớt lá già sau mỗi lần thu hoạch làm cho ruộng vườn thông thoáng.
Lê Khôi
Từ khóa » Cây Mồng Tơi Bị đốm Lá
-
Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Cây Rau ... - Cẩm Nang Cây Trồng
-
BỆNH ĐỐM LÁ GÂY HẠI TRÊN CÂY RAU MỒNG TƠI
-
Phòng Trị Bệnh đốm "mắt Cua" Trên Cây Mồng Tơi
-
# 1 Bệnh Trên Cây Rau Mồng Tơi Và Cách Phòng Trừ Sâu Bệnh
-
Rau Mồng Tơi Bị đốm - Diễn Đàn Rau Sạch - Trang 1
-
Top 19 Rau Mồng Tơi Bị đốm Lá Mới Nhất 2022 - XmdForex
-
Vì Sao Rau Mồng Tơi Bị Xoăn Lá
-
Top 3 Sâu Bệnh Cơ Bản Gây Hại Mồng Tơi Và Cách Phòng Trừ
-
Tổng Hợp 4 Sản Phẩm Thuốc Trừ đốm Mắt Cua ở Mồng Tơi đạt Hiệu ...
-
Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Cây Rau Mồng Tơi Giúp Cây Khỏe ...
-
Rau Mồng Tơi Bị đốm Lá Archives - Cây Nhà Lá Vườn
-
Top 14 Mồng Tơi Bị đốm Lá 2022
-
Góc Chuyên Gia: Phòng Trị Bệnh đốm "mắt Cua" Trên Cây Mồng Tơi