Cách Phòng Và Chữa EHP, Bệnh Vi Bào Tử Trùng Trên Tôm - DYLAN

1. Tác nhân gây bệnh EHP.

Bệnh (EHP) vi bào tử trùng do virus Do Virus Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) nội ký sinh, ký sinh trên ống gan tụy của tôm.

2. Biểu hiện của bệnh EHP trên tôm.

  • Tôm nhiễm vi bào tử trùng thường bị mềm vỏ và sau 25 ngày nhiễm bệnh tôm sẽ không đều size
  • Biến đổi màu sắc cơ thịt sang dạng trắng sữa hoặc mờ đục, đặc biệt ở phần lưng từ gan tụy đến phần giữa thân hoặc bị đục cơ ở phần đốt cuối cơ thể
  • Tôm chậm lớn và sẽ chết dần vì cơ quan gan tụy, dạ dày và cơ lưng bụng bị hư tổn nghiêm trọng làm suy giảm chức năng sinh lý của tôm
  • Tôm có dấu hiệu đục cơ, huyết cầu bị giảm, dẫn đến tình trạng máu loãng khiến tôm thiếu oxy, tôm chết nhiều ở bên dưới máy đánh nước
  • Biểu hiện lâm sàn: gan tụy bị hủy hoại, chết cơ => mất cân bằng cơ thể chìm xuống đáy ao

Hình 1: Tôm bị nhiễm EHP

3. Nguyên nhân bị bệnh EPH.

  • Theo chiều dọc: Do tôm bố mẹ đã bị nhiễm EHP nên giống sẽ bị nhiễm EHP
  • Theo chiều ngang: tôm hay ăn tôm những con tôm bị bệnh và ăn những sinh vật mang mầm bệnh ở trong ao nuôi như: các loại giun đất, cua và phân cua. Vi bào tử trùng EHP không thể sống tự do trong nước. EHP phải sống ký sinh trên vật chủ nào đó hoặc trong cơ thể tôm thì mới có thể tiếp tục sản sinh.
  • Theo đường ký sinh trên vỏ (da) tôm: sau khi tôm lột xác, vi bào tử trùng sẽ thả ống bám vào vỏ (da) tôm, thải chất độc trước rồi xâm nhập vào cơ thể khiến tôm bệnh và chết. Tôm ở độ tuổi nhỏ thường xuyên lột xác nên khả năng chết nhiều nhất.

4. Cách chữa bệnh EHP trên tôm.

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị EHP hữu hiệu, nên người nuôi chỉ có thể phòng bệnh theo quy trình an toàn, kiểm soát các yêu tố như sau:

  • Đối với sản xuất ương dưỡng giống: Khi phát hiện tôm giống có kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm EHP phải được xử lý, khử trùng loại bỏ đàn giống đã nhiễm EHP và khử trùng khu vực sản xuất ương dưỡng giống, dụng cụ; điều tra xác định nguồn bệnh để xử lý kịp thời cắt đứt con đường xâm nhập, lây truyền bệnh.
  • Đối với cơ sở nuôi thương phẩm:
    • Con giống: Cần chọn lựa con giống tốt đã được xét nghiệm không mang các mầm bệnh thông thường trên tôm. Chọn tôm giống từ những công ty hoặc các trại sản xuất có uy tín và chất lượng tốt. Mật độ thả vừa phải: Đối với tôm sú 15-25 con/m2, đối với tôm thẻ chân trắng 60-70 con/m2.
    • Ao lắng: Trong nuôi thâm canh và bán thâm canh bắt buộc phải có ao lắng với diện tích bằng ít nhất 30% diện tích ao nuôi để có thể chủ động nguồn nước sạch cấp vào ao nuôi vào bất cứ lúc nào. Đối với ao lắng cũng cần được cải tạo và phải được diệt khuẩn nước kỹ trước khi cấp vào ao nuôi.
    • Cải tạo ao: Cần tuân thủ đúng quy trình cải tạo ao để loại bỏ được mầm bệnh tồn tại từ vụ nuôi trước .
  • Đối với ao lót bạt cần được chà sạch, phơi nắng, xử lý bằng vôi để loại bỏ vi bào tử trùng, rửa, xử lý bằng chlorine ít nhất 30 ppm, diệt khuẩn nước kỹ trước khi gây màu.
  • Đối với ao đất cần cày và phơi khô đáy ao ít nhất 2-3 tuần. Xử lý bằng vôi CaO liều cao để tăng Ph và tăng nhiệt độ loại bỏ EHP, sau đó rửa ao, xử lý bằng chlorine ít nhất 30 ppm, diệt khuẩn kỹ trước khi cấp nước và gây màu. Cần xử lý ao và kiểm tra mật độ vibrio trong nước và trong đất kỹ trước khi gây màu.
  • Có thể thay thế vôi bằng xút NaOH đối với ao đã bị nhiễm bệnh với liều từ 10 - 15kg/1000m3, hoà tan và tạt điều lên ao để tiêu diệt EHP đã tồn tại trong ao.

Trong quá trình nuôi: Thường xuyên kiểm tra sàng ăn để tránh trường hợp cho ăn dư làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và tạo điều kiện cung cấp nguồn dinh dưỡng cho các nhóm tác nhân gây bệnh phát triển. Kiểm tra thường xuyên màu sắc gan tụy, biểu hiện bên ngoài (màu sắc, tình trạng cứng của vỏ tôm), phân đều về kích cỡ,…

  • Bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất và men tiêu hóa tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi (C-Fresh, Beta One, Subac, Calci Milk, Minvoca).
  • Định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, kiểm soát mật độ tảo, ổn định pH, độ kiềm, giảm hàm lượng các khí độc để không biến động mạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm sức đề kháng của tôm (EM Gốc, POND CLEAR).
  • Định kỳ bổ sung HEPATIC giúp cho gan và tụy tôm hoạt động tốt hơn, có sức đề kháng cao hơn, giảm tình trạng nhiễm khuẩn và ngăn chặn vi bào tử trùng phân chia tế bào, phá hủy cơ chế tồn tại của EHP NGAY SAU KHI THẢ TÔM GIỐNG
  • Thường xuyên theo dõi các yếu tố cơ bản trong ao nuôi như pH, nhiệt độ, độ kiềm, oxy hòa tan để kịp thời điều chỉnh, tránh hiện tượng tôm bị sốc do môi trường sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát huy tác dụng và gây bùng phát dịch bệnh.
  • Trường hợp tôm bị nhiễm bệnh:
  • Khi tôm nuôi nhỏ có thể kéo dài nuôi một thời gian ngắn để thu hoạch nhằm giảm thiểu thiệt hại. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, cần thực hiện các biện pháp tránh phát tán tôm bị bệnh, nước, bùn đáy ao, tôm nuôi ra ngoài hoặc sang các ao nuôi khác. Dụng cụ sử dụng phải cho từng ao riêng biệt. Bổ sung thêm C-FRESH, BETA ONE, SUBAC, CALCI MILK, MINVOCA các loại khoáng nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi. Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn tránh ô nhiễm đáy ao. Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh

Khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể tôm sẽ làm cho tôm bị viêm và cũng khiến cho các bộ phận khác trong cơ thể chết đi, máu loãng, huyết cầu giảm dần dẫn đến tình trạng bị thiếu oxy. Vì vậy, ta có thể cải thiện bằng cách cải thiện chất lượng nước, tạo nhiều khí oxy trong ao nuôi và không được để oxy thấp hơn 5ppm. ( chạy quạt mạnh, bỏ sung oxy viên, oxy bột)

Từ khóa » Cách Trị Tôm Bị Ehp