Cách Phòng Và điều Trị Cá Rồng Bị Bệnh đường Ruột | Pet Mart
Có thể bạn quan tâm
Cá Rồng bị bệnh đường ruột (hay viêm đường ruột) là vấn đề sức khỏe khá phổ biến. Mặc dù là loài cá có kích thước lớn, tuổi thọ cao, nhưng cá Rồng lại rất dễ mắc bệnh khi môi trường và chế độ chăm sóc không đảm bảo. Cá Rồng bị bệnh đường ruột khiến chúng suy giảm sức khỏe, rất dễ chết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
MỤC LỤC ẩn 1. Cá Rồng bị bệnh đường ruột do môi trường nước 2. Cá Rồng bị bệnh đường ruột do kí sinh trùng 3. Cá Rồng bị bệnh đường ruột do chế độ ăn 4. Cách phòng bệnh cho cá RồngDo đó khi nuôi cá Rồng, người nuôi cá cần chú ý quan sát các biểu hiện bất thường. Để xác định đúng bệnh, qua đó tìm ra cách điều trị hợp lý. Dưới đây là tổng hợp các dấu hiệu và nguyên nhân khiến cá Rồng bị bệnh đường ruột từ các chuyên gia. Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu nhé.
Cá Rồng bị bệnh đường ruột do môi trường nước
Môi trường nước thay đổi đột ngột là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh cho cá. Do chất nước hồ nuôi thay đổi, cá được chuyển sang một nơi ở mới, hoặc bị kích thích do các yếu tố bên ngoài.
Khi gặp các trường hợp như vậy, cá Rồng thường bị viêm đường ruột. Ngoài ra chất lượng nước quá kém cũng gây bệnh cho cá Rồng. Để phòng bệnh, người nuôi cần theo dõi các thông số về nước hồ nuôi. Đảm bảo duy trì ổn định hoàn cảnh bể nuôi cá.
Hạn chế việc thay đổi đột ngột các yếu tố. Nếu cá không may mắc bệnh cũng không cần nôn nóng tìm mua thuốc điều trị. Chỉ cần dừng cho ăn, từ từ điều chỉnh chất nước. Tránh di chuyển hay làm cá bị hoảng sợ, để cá tĩnh dưỡng một vài ngày là có thể hồi phục.
Cá Rồng bị bệnh đường ruột do kí sinh trùng
Các bệnh ở cá Rồng do kí sinh trùng sẽ có triệu chứng sau:
- Do kí sinh trùng: cá nằm bệt dưới đáy hồ nuôi. Khi đi ngoài phân dính ở hậu môn, hình dạng như sợi chỉ màu trắng. Cá bỏ ăn, không xòe vây như bình thường.
- Do nhiễm vi khuẩn: cá rụt vây, đi ngoài ra phân trắng dạng sợi. Nghiêm trọng có thể khiến cá tử vong.
Theo các bác sĩ thú y, cá bị nhiễm kí sinh trùng chủ yếu do thức ăn. Do đó, trước khi cho ăn cần xử lý sạch sẽ, bảo quản trong tủ lạnh sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Nếu mắc bệnh có thể điều trị bằng một số loại thuốc dành riêng cho cá Rồng. 3 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay 1/3 lượng nước bể.
Nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn, nên dừng việc cho ăn, pha 4-6 viên Norfloxacin vào 100L nước để điều trị. Nếu có hiện tượng co rút vây, thân cá biến màu cần trộn lẫn Oxytetracycline hoặc Norfloxacin vào thức ăn. Cho cá ăn liên tục trong 3 ngày.
Cá Rồng bị bệnh đường ruột do chế độ ăn
Thức ăn cho cá Rồng không sạch sẽ, có thể lây nhiễm kí sinh trùng cho cá. Dẫn đến cá Rồng bị bệnh đường ruột, triệu chứng là phân dài như sợi chỉ màu trắng. Đồng thời mắt có hiện tượng bị mờ, lồi mắt. Thậm chí cá còn bị lồi hậu môn, trĩ, chướng bụng.
Cá bị rối loạn tiêu hóa cũng có thể dẫn đến viêm ruột. Khiến cá Rồng bỏ ăn, thân thể trở nên tối màu, thường xuyên tách đàn nằm một chỗ.
Để phòng bệnh cá Rồng bị bệnh đường ruột, trước khi cho ăn cần xử lý sạch sẽ thức ăn. Phòng tránh vi khuẩn hoặc kí sinh trùng trong thức ăn.
Dùng thuốc Furazolidone để điều trị, pha 4 – 6 viên trong 100L nước. Nếu thấy cá ăn uống bình thường, phân không có dạng sợi là có thể dừng thuốc.
Bệnh viêm đường ruột ở cá Rồng tuy là bệnh thông thường, nhưng không nên tùy tiện dùng thuốc. Tránh tình trạng chữa lợn lành thành lợn què. Quan trọng nhất là không được nóng vội. Chỉ có phán đoán đúng bệnh, tìm ra đúng nguyên nhân mới có thể điều trị triệt để.
Cách phòng bệnh cho cá Rồng
Cá Rồng bị bệnh đường ruột nếu không chữa trị kịp thời khá nguy hiệu. Nhiều trường hợp thậm chí không thể chữa dứt điểm. Chính vì vậy, tốt nhất là phòng bệnh cho cá Rồng một cách triệt để nhất. Các phương pháp để phòn bệnh cho cá Rồng bao gồm:
Giữ môi trường nước luôn luôn trong sạch, nhiệt độ và độ pH luôn luôn ổn định. Thường xuyên thay nước và lọc nước cho bể cá Rồng thường xuyên.
Cá Rồng bị bệnh đường ruột nguyên nhân có thể do môi trường nước. Chính vì vậy, hãy thận trọng mỗi khi thay nước cho cá. Không nên thay nước quá thường xuyên. Nhưng cũng không phải để nước cũ quá lâu trong bể.
Vào mùa lạnh nên cho cá ăn ít và không nên cho cá ăn lúc gần tối. Vì lúc đó trời bắt đầu lạnh, nhiệt độ hạ thấp làm cá tiêu hóa không tốt dẫn đến dể bị nhiểm bệnh đường ruột. Tránh cho ăn thịt bò và các loại thức ăn khó tiêu đối với cá Rồng. Bảo đảm vệ sinh các thức ăn tươi sống
Sau khi cho ăn xong phải lấy ra hết toàn bộ thức ăn thừa trong bể cá ra, để khỏi phải gây ô nhiểm môi trường nước. Không nên cho cá Rồng quá nhiều thức ăn. Cân đối lượng thức ăn vừa đủ để không bị dư nhiều thức ăn trong bể.
3/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Cách Trị Cá Rồng Sình Bụng
-
Hướng Dẫn Trị Bệnh Sìn Bụng Cho Cá Rồng - YouTube
-
Bệnh Trướng Bụng ở Cá Rồng | Kỹ Thuật Nuôi Trồ
-
Các Bệnh Thường Gặp ở Cá Rồng Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Bệnh Thường Gặp ở Cá Rồng Và Cách Chữa Trị
-
Hướng Dẫn Cách Phòng Và điều Trị Bệnh ở Cá Rồng Hay Mắc Phải
-
Chữa Bệnh Cá Bị Sình Bụng ( Theo Cách Của Em) | Diễn Đàn Cá Cảnh
-
Cz9 – Clear – Thuốc Trị Sình Bụng, Phân Trắng Cho Cá - Cá Cảnh
-
Trị Nấm đen Cho Cá Rồng DỨT ĐIỂM Chưa Bao Giờ Dễ đến Thế
-
Bệnh Thường Gặp ở Cá Rồng - Bể Cá Cảnh
-
Cách Chữa Cá La Hán Bị Sình Bụng. Bí Kíp Nuôi Cá Nhanh Lên Màu
-
Chế Phẩm Trị Bệnh Cho Cá Rồng-Bộ Sản Phẩm Đầy Đủ Cho Các Vấn ...
-
Những Căn Bệnh Thường Gặp ở Cá Rồng Và Cách điều Trị Hợp Lý - MPU
-
Thuốc Số 5 Trị Xù Vảy Cá Rồng - Phụ Kiện Cá Cảnh
-
Cá Rồng Lở Loét, Chữa Kênh Vẩy Cá Rồng, Sình Bụng, Thối Mang, Rộp ...