Cách Phòng Và điều Trị Các Bệnh Thường Gặp ở Thỏ
Có thể bạn quan tâm
Mô hình chăn nuôi thỏ mới nở rộ trong vài năm trở lại đây bởi hiệu quả kinh tế cao. Để đạt được năng suất cao nhất, người nuôi cần biết cách phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi của mình.
Cách phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở thỏ.
Trong điều kiện môi trường ở Việt Nam thì việc chăn nuôi thỏ còn gặp khá nhiều khó khăn do một số bệnh liên quan đến khí hậu nóng ẩm gây nên. Điều đó đòi hỏi người nuôi cần phải có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi kinh tế của mình. Sau đây, bạn hãy cùng Lamsao tìm hiểu về cách phòng và điều trị một số loại bệnh thường gặp trong quá trình nuôi thỏ nhé.
1. Phòng và điều trị bệnh viêm mắt ở thỏ
Bệnh lý này phát sinh ở thỏ khi bạn không biết cách vệ sinh chuồng trại tốt khiến cho các loại khí độc bay vào mắt của chúng gây ra tình trạng viêm nhiễm giác mạc. Ngoài ra, viêm mắt ở thỏ còn do nguyên nhân thay đổi khí hậu, đặc biệt là trong những ngày áp thấp và mưa bão kéo dài.
Triệu chứng bệnh lý
Khi bị viêm mắt, chú thỏ sẽ có biểu hiện chảy nước mắt, thậm chí là mắt đỏ ửng lên trong những trường hợp nặng. Bệnh lý này có khả năng lây lan nhanh chóng và nếu không điều trị kịp thời thì sẽ xuất hiện một lớp màng màu trắng đục bao quanh con ngươi trong mắt thỏ, khiến chúng không thể nhìn thấy được thức ăn và nước uống.
Biểu hiện viêm mắt ở thỏ.
Cách phòng bệnh hiệu quả
Như tất cả các loại bệnh khác, bệnh viêm mắt sẽ xuất hiện khi hội tụ đủ các yếu tố gồm có mầm bệnh, điều kiện vệ sinh môi trường bẩn và sức đề kháng của thỏ yếu. Do đó, để phòng bệnh hiệu quả, bạn cần triệt tiêu 3 yếu tố gây bệnh trên bằng cách thực hiện nguyên tắc ‘3 sạch’ là ăn sạch, uống sạch và ở sạch. Đồng thời, thường xuyên tăng cường sức đề kháng cho thỏ bằng cách bổ sung thêm vitamin cho chúng nhé.
Điều trị viêm mắt ở thỏ như thế nào?
Nếu bệnh viêm mắt ở thể nhẹ thì bạn có thể điều trị bằng cách nhỏ thuốc mặt, còn nếu bệnh nặng (xuất hiện màng trắng đục) thì cần kết hợp cả nhỏ thuốc mắt và tiêm.
- Cách nhỏ thuốc: Dùng xi lanh hút 1 – 2 cc dung dịch trong lọ kháng sinh Kanamycin loại 20%. Tiếp theo, bạn đặt thỏ nằm ngửa sao cho mắt hướng lên trên theo hướng nằm ngang, dùng tay vuốt tai thỏ xuống và đẩy xi lanh để nhỏ thuốc vào một bên mắt của chúng. Sau đó, tiếp tục nhỏ thuốc cho bên mắt còn lại. Cứ nhỏ thuốc mắt như thế khoảng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều thì bệnh lý sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Cách tiêm thuốc trị bệnh viêm mắt ở thỏ.
- Cách tiêm thuốc: Nếu thỏ bị viêm mắt nặng thì bạn phải kết hợp vừa nhỏ thuốc, vừa tiêm cho nó. Việc tiêm thuốc cũng rất đơn giản, không đòi hỏi bạn phải là một ‘chuyên gia’ chuyên nghiệp gì đâu nhé. Bạn chỉ cần dùng xi lanh hút dung dịch thuốc theo liều lượng 10 ml/1 kg, sau đó tiêm một cách nhẹ nhàng vào sau gáy của thỏ. Bệnh tình của nó sẽ thuyên giảm sau khoảng 3 – 5 ngày điều trị theo lộ trình nhỏ và tiêm thuốc như thế này đấy.
2. Phòng và điều trị bệnh nấm da ở thỏ.
Bên cạnh bệnh viêm mắt thì bệnh nấm da hay nấm tai thỏ cũng là một bệnh lý rất hay gặp trong quá trình nuôi, đặc biệt là ở những chú thỏ con sau khi cai sữa. Bệnh phát sinh do môi trường ẩm thấp, thiếu ánh sáng mặt trời hoặc do chuồng nuôi đã tích trữ sẵn ổ mốc từ trước và sẽ phát triển nhanh chóng vào mùa mưa. Không những thế, thể bệnh này còn lây lan với tốc độ rất nhanh, chỉ cần một ngày là đã có thể lây lan từ một con ra toàn chuồng và sẽ khiến thỏ chết vì gầy yếu do bệnh kéo dài.
Triệu chứng của bệnh nấm da
Cũng giống như những triệu chứng ở người, bệnh nấm da ở thỏ biểu hiện ở các chấm tròn nhỏ màu trắng. Ban đầu, những chấm tròn này sẽ xuất hiện ở tai, ở mắt rồi dần lan rộng ra các vùng khác như chân, đùi, đầu, bụng và hai bên sườn của thỏ.
Biểu hiện của bệnh nấm da ở thỏ.
Cách điều trị bệnh
Vì bệnh có tốc độ lây lan chóng mặt chỉ trong vòng một ngày nên ngay khi phát hiện, người nuôi cần phải cách ly toàn bộ thỏ bị bệnh, sau đó điều trị kết hợp tiêm và bôi thuốc, đồng thời tiến hành vệ sinh chuồng bằng cách rắc vôi bột hoặc phun thuốc foormon, chống ẩm mốc và tăng cường ánh sáng nữa nhé.
- Bôi thuốc: Bạn bôi thuốc nấm lên các vùng da xuất hiện chấm tròn màu trắng, bôi 1 ngày 1 lần liên tục trong khoảng 4 – 5 ngày. - Tiêm thuốc: Tiến hành tiêm một loại thuốc có chứa thành phần lvermectin với liều lượng 1cc/ 0,7 kg thỏ để điều trị bệnh nấm da hiệu quả.
Tiêm thuốc chứa lvermectin để trị nấm da cho thỏ.
3. Phòng và điều trị bệnh ghẻ ở thỏ
Ghẻ là một loại bệnh hình thành do ký sinh trùng có thể xuất hiện ở bất cứ loài động vật nào, trong đó có thỏ. Phát sinh trong môi trường mất vệ sinh và ẩm thấp (nhất là vào mùa mưa), các loài ghẻ kí sinh trên da thỏ và lây lan rất nhanh chóng, đặc biệt là ở những chú thỏ từ 2 tháng tuổi trở lên.
Bệnh lý này ở thỏ khá nguy hiểm và gây ra những tổn thất kinh tế nghiêm trọng, bởi cơ thể chúng khi bị nhiễm độc do loài ghẻ tiết ra sẽ dẫn đến mất ăn, mất ngủ, gầy gò dần rồi chết. Do đó, ngay khi phát hiện bệnh, người nuôi cần có biện pháp điều trị kịp thời.
Triệu chứng bệnh dễ phát hiện
Những chú thỏ bị ghẻ thường có lớp da ở vùng bệnh dày hơn bình thường, đồng thời lông xồm lên, rụng nhiều hơn và chúng liên tục cảm thấy ngứa ngáy. Bệnh lý này thường có hai dạng là ghẻ đầu (do loài Notoedres kí sinh) và ghẻ tai (do loài Psoroptes ký sinh). Ghẻ đầu xuất hiện ở mũi, mép, mí mắt, lây sanh cổ, vai, gáy, thậm chí là gót chân, móng chân và cả vùng hậu môn lẫn cơ quan sinh dục nữa. Trong khi đó, ghẻ tai chỉ xuất hiện ở vành tai và bên trong lỗ tai mà thôi.
Triệu chứng thỏ bị ghẻ do môi trường ẩm thấp và mất vệ sinh.
Cách điều trị bệnh ghẻ ở thỏ.
Cũng giống như cách điều trị bệnh nấm da, với bệnh ghẻ, người nuôi thỏ cần tiến hành vừa bôi, vừa tiêm mới hiệu quả nhanh, đồng thời vệ sinh, sát trùng toàn bộ chuồng trại nữa nhé.
- Tiêm thuốc: Bạn dùng xi lanh, bơm thuốc có chứa Ivermectin hoặc Biomectin theo liều lượng 1cc/ 0,7kg thỏ và tiêm cho những chú thỏ bị bệnh. Cứ tiêm như thế trong khoảng 1 tuần, mũi sau cách mũi trước từ 3 đến 5 ngày thì bệnh lý sẽ thuyên giảm rõ rệt.
- Bôi thuốc ghẻ: Bạn tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y để mua các loại thuốc ghẻ dạng nước để bôi kèm lên các vùng da bị ghẻ và vùng da mỏng của thỏ nhé.
Ngoài ra, để thỏ bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng, người nuôi còn cần phải bổ sung thêm dưỡng chất cho chúng bằng cách thêm cây chè colombia, thân cây ngô hoặc lá sắn dây… vào khẩu phần ăn hằng ngày.
Bổ sung thêm dưỡng chất cho thỏ.
Trên đây là một số thể bệnh hay gặp và cách điều trị hiệu quả trong quá trình chăn nuôi thỏ. Bạn có thể tham khảo thêm một số kinh nghiệm chăn nuôi hữu ích khác trên Lamsao.com.
Nguồn: Lamsao.com
Từ khóa » Thỏ Bị Liệt 2 Chân Sau
-
Thỏ Bị Hỏng Chân Sau: Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị, Phòng ...
-
Thỏ Bị Liệt Chân Sau Mắc Bệnh Gì? - Niên Giám Nông Nghiệp
-
Cách Khắc Phục Thỏ Bị Liệt Chân Sau, đầu Cắm Xuống đất, Nước Mũi ...
-
Trại Thỏ Linh Thy - điều Trị Thỏ Bị Liệt Bất Ngờ - YouTube
-
6 Bệnh ở Thỏ Hay Gặp ở Thỏ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Thỏ Bị Bệnh Gì? - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Phải Làm Gì Nếu Thỏ Bị Mất Chân Sau Hoặc Chân Trước
-
38 Dấu Hiệu Các Bệnh Của Thỏ Thường Hay Gặp Nhất | Pet Mart
-
Nguyên Nhân Khiến Hai Chi Dưới Bị Liệt | Vinmec
-
Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Thỏ Cần Lưu Ý Trong Mô Hình Nuôi ...
-
6 Bệnh ở Thỏ - THÔNG TIN KH&CN VĨNH LONG
-
Một Số Bệnh Thường Gặp Trong Chăn Nuôi Thỏ
-
Hôm Nay Mình Xin Bổ Sung... - Thỏ Newzealand Hải Dương - New