Cách Phòng Và Trị Sâu Bệnh Hại Cho Cây Hoa Trà Luôn được Khỏe Mạnh

Cây hoa trà được biết đến với nhiều loại giống cây khác nhau như hoa hồng trà, hoa trà mi, trà bạch, trà lựu, trà đỏ,… mỗi loài có đặc tính và cho hoa khác nhau. Bởi vẻ đẹp của cây và màu sắc sặc sở, trầm tính của cây nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, cây lại gặp rất nhiều sâu bệnh hại tấn công khi trồng cây hoa trà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách phòng và điều trị một số sâu bệnh hại tấn công cây hoa trà.

Cây hoa hồng trà và cây trà đỏ

Cây hoa hồng trà và cây trà đỏ

Biện pháp phòng sâu bệnh hại trên cây hoa trà

- Để có được cây hoa trà khỏe mạnh thì người trồng phải có cách trồng và chăm sóc cho cây đúng cách và đúng kỹ thuật để cây luôn khỏe và phát triển. Để có thể phát triển khỏe mạnh hạn chế được sâu bệnh hại, chúng ta nên bón phân thường xuyên cho cây. Cung cấp đủ độ ẩm, đủ dinh dưỡng cho cây, bạn có thể bón phân hữu cơ vi sinh như đỗ tương, dịch chuối để hạn chế được sâu bệnh hại cho cây hoa trà.

- Nên đặt cây ở nơi thoáng gió, nhiều gió, và mật độ đặt cây nên thông thoáng, đảm bảo để hạn chế được các sâu bệnh hại tấn công từ cây này sang cây khác rất nhiều.

- Đối với cây hoa trà rất dễ các loại bệnh hại do nấm gây nên các bệnh đốm đen, bồ hóng và các sâu hại tấn công như rầy, rệp, bọ trĩ, các con sâu non tấn công, trích hút trên cây hoa trà.

Cây hoa trà bị bệnh đốm đen trên lá tấn công

Cây hoa trà bị bệnh đốm đen trên lá tấn công

Cách điều trị sâu bệnh hại tấn công cây hoa trà

- Cách xử lý bằng thủ công:

+ Nếu bạn trồng với số lượng ít 1-2 cây trong nhà, mà cây bị rầy, rệp hại thì bạn nên xử dụng với phương pháp thủ công đơn giản như sau: Sử dụng cồn 90o và bông y tế thấm vào cồn lau sạch các bề mặt lá trên cây bị sâu bệnh hại.

+ Nếu cây bị bệnh nặng và trồng với số lượng lớn bạn nên có biện pháp xử lý bằng thuốc sinh học như thuốc diệt muỗi, Fendona 10SC hoặc các thuốc sinh học diệt muỗi ngoài thị trường để phun định kỳ 3 tháng 1 lần cho cây hoa trà. Pha với nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Sử dụng thuốc đặc trị muỗi như vậy giúp giảm hiệu quả rất tốt các loại côn trùng khác tấn công với phổ rộng.

Cytokinin - 6BA 99% (Siêu kích chồi, bật búp) Hormone 6-BAP

Xem thêm - Cytokinin - 6BA 99% (Siêu kích chồi, bật búp) Hormone 6-BAP

- Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để diệt trừ sâu bệnh hại trên cây hoa trà

+ Nếu cây bị bệnh quá nặng hoặc bạn không sử dụng được biện pháp thủ công thì bạn có thể sử dụng thuốc hóa học hoặc để an toàn cho môi trường hơn bạn có thể sử dụng thuốc sinh học Radiant 60SC pha 1 gói cho bình 16 lít nước. Biện pháp cuối cùng nếu cây quá nặng sử dụng thuốc đặc trị rầy, rệp sáp côn trùng gây hại Movento.

Trên đây là một số biện pháp phòng và điều trị sâu bệnh hại tấn công cây hoa trà, làm cây kém năng suất ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây. Mong rằng các biện pháp trên giúp ích cho bạn đọc giúp cây nhà bạn luôn được khỏe mạnh.

Nguồn: Admin tổng hợp LP Xem thêm chủ đề: cây hoa trà, các loại sâu bệnh hại tấn công cây hoa trà, biện pháp phòng và điều trị bệnh cho cây hoa trà, cách chăm sóc cho cây hoa trà, nên sử dụng thuốc gì để phòng và điều trị sâu bệnh hại tấn công cây hoa trà, cây hoa trà thường mắc những loại bệnh nà FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Cây Trà Mi Bị Rụng Lá