Cách Phục Hồi Da Mỏng Yếu Do Nhiễm Corticoid Từ Việc Dùng Kem Trộn
Trong những năm gần đây, lượng bệnh nhân tìm đến Doctor Acnes để phục hồi da nhiễm corticoid do dùng kem trộn ngày càng gia tăng. Dù có “nhan nhản” các thông tin về tác hại của việc sử dụng kem trộn đối với làn da, kem trộn vẫn được nhiều người tin tưởng do nghe những lời quảng cáo mỹ miều từ những người bán hàng khoe da sạch mụn, trắng sáng.
Trong bài viết này, các Bác sĩ tại Phòng khám Doctor Acnes sẽ gợi ý một số cách nhận biết tác hại của kem trộn và cách “cứu nguy” làn da nhiễm corticoid sau khi dùng chúng.
- Những sự thật cần biết về kem trộn
- Tác hại của việc sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid
- Cách nhận biết kem trộn
- Dựa vào nguồn gốc, xuất xứ
- Dựa vào bao bì
- Dựa vào cảm quan
- Dựa vào hiệu quả
- Kem trộn bao gồm những thành phần nào?
- Corticoid là gì?
- Corticoid được dùng trong da liễu
- Corticoid dùng trong kem trộn trắng da
- Cách phục hồi da nhiễm corticoid sau khi dùng kem trộn
- Đối với trường hợp nhiễm corticoid nặng (da bị mỏng, yếu, phát ban mụn trứng cá)
- Đối với trường hợp nhiễm corticoid nhẹ
- Nguyên tắc 1: cai nghiện corticoid
- Nguyên tắc 2: làm sạch da nhẹ nhàng
- Nguyên tắc 3: sử dụng các sản phẩm kem trị mụn khi bị mụn trong giai đoạn giảm liều corticoid
- Các lưu ý quan trọng trong quá trình phục hồi da nhiễm corticoid
- Điều trị da nhiễm corticoid tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes
Những sự thật cần biết về kem trộn
Tác hại của việc sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid
Trong thời gian sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid, đặc biệt là thời gian đầu, da sẽ rất đẹp và mịn màng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng corticoid trong khoảng thời gian dài, hệ miễn dịch sẽ liên tục bị ức chế và quá trình tăng sinh tế bào hay tổng hợp collagen cũng bị hạn chế.
Bên cạnh đó, để kem trộn có hiệu quả cấp tốc, người trộn thường sẽ sử dụng loại corticoid mạnh nhất với liều lượng cao, từ đó gây ra những hệ lụy đáng tiếc cho da như:
- Da mỏng và yếu hơn
Do corticoid gây ức chế tăng trưởng tế bào sừng, ức chế tổng hợp collagen và giảm lượng acid hyaluronic, vì thế dẫn đến teo da, làm da mỏng và yếu hơn.
- Xuất hiện gân máu nổi lên trên da
Điều này là do sự kích thích giải phóng oxit nitric từ các tế bào nội mô mạch máu dẫn đến giãn nở mao mạch một cách bất thường và các mạch máu nổi rõ lên da.
- Da ngứa ngáy và có cảm giác châm chích
Tình trạng teo da gây ra cảm giác nóng rát và châm chích.
Trong trường hợp này, việc tiếp tục sử dụng corticoid sẽ gây tác động co mạch và làm dịu lại vết bỏng, dẫn đến hiện tượng người dùng “nghiện corticoid” và không thể ngừng thuốc.
- Da bị sạm, nám, tàn nhang
Corticoid có tác động ức chế việc sản sinh hắc sắc tố (melanin) giúp da sáng lên. Tuy nhiên, nếu không dùng corticoid nữa, da sẽ sản sinh hắc sắc tố nhiều và mạnh hơn theo “hiệu ứng dội ngược” gây sạm, nám sâu trong da tại vị trí bôi corticoid.
Thêm vào đó, khi hàng rào bảo vệ da bị ức chế, da sẽ dễ bị tổn thương bởi những tác nhân bên ngoài như nấm, ký sinh trùng, đồng thời dễ bị sạm, nám dưới tác động của tia UV.
- Viêm da và phát ban mụn trứng cá
Lạm dụng corticoid có thể làm suy thoái biểu mô nang lông và tăng nồng độ acid béo tự do trên bề mặt da.
Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến tình trạng viêm da, viêm nang lông và hình thành mụn trứng cá.
Cách nhận biết kem trộn
Kem trộn là loại kem được trộn từ nhiều loại thuốc, hóa chất khác nhau với tỷ lệ ước chừng, không được kiểm định về chất lượng và tính an toàn. Đặc biệt, trong kem trộn luôn chứa thành phần corticoid – thủ phạm gây phá hủy làn da nếu sử dụng lâu dài.
Một số đặc điểm được liệt kê sau đây sẽ giúp nhận biết kem trộn một cách chuẩn xác nhất giữa thị trường mỹ phẩm “vàng thau lẫn lộn” này:
Dựa vào nguồn gốc, xuất xứ
Kem trộn sẽ không có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Thông thường bao bì các loại kem trộn không có địa chỉ nhà sản xuất hoặc nguồn gốc, xuất xứ.
Dựa vào bao bì
Bao bì kem trộn khá thô sơ, kem thường đựng trong các hộp nhựa rẻ tiền. Nhãn bao bì nhiều màu sắc và ghi các công dụng như trị mụn, trị nám, trị thâm, trị tàn nhang và không liệt kê các thành phần cụ thể có trong hộp/tuýp kem đó.
Dựa vào cảm quan
Kem trộn thường ở dạng nén, dạng kem đặc, màu vàng hoặc màu hơi đục, khi ngửi có thể có mùi chua. Kem trộn có thể chất đặc, màu vàng hoặc hơi đục và bao bì thô sơ không ghi rõ nguồn gốc.
Dựa vào hiệu quả
Kem trộn mang lại hiệu quả rất nhanh, chỉ sau vài ngày sử dụng có thể nhận thấy da trắng và căng mịn hơn hẳn, mụn, nám và tàn nhang giảm đáng kể.
Ngược lại, các loại mỹ phẩm uy tín, chính hãng, vì có thành phần từ nguyên liệu thiên nhiên và thành phần rõ ràng được kiểm định an toàn nên hiệu quả chậm hơn, phải mất 4 – 6 tuần hay thậm chí lâu hơn để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều loại kem trộn cũng được chứa đựng trong các loại bao bì sang trọng và bắt mắt tương tự như các sản phẩm “high-end”. Vì vậy, trước khi quyết định dùng một loại mỹ phẩm bất kỳ, cần phải tìm hiểu thông tin về sản phẩm đó thật kỹ lưỡng.
Nên chọn các mỹ phẩm chính hãng, được sản xuất bởi các công ty uy tín trên thị trường với nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng và tốt nhất là các sản phẩm dòng “dược mỹ phẩm” để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Kem trộn bao gồm những thành phần nào?
Không có một công thức kem trộn nhất định vì tỷ lệ các thành phần trong kem trộn phụ thuộc hoàn toàn vào cảm quan và sở thích của người trộn. Tuy nhiên, hầu hết các loại kem trộn nhìn chung sẽ bao gồm các thành phần chính sau:
- Vitamin E: làm sáng da, trị thâm, trị nám, chống oxy hóa và dưỡng ẩm cho da.
- Aspirin: trong điều kiện nóng ẩm, aspirin có thể thuỷ phân thành acid acetic và acid salicylic (hay BHA) – một hoạt chất có tác dụng trị mụn, thông thoáng lỗ chân lông và loại bỏ tế bào chết trên da. Tuy nhiên, do có tính acid, BHA cũng có tác động bào mòn da.
- Arbutin hoặc hydroquinone: có tác dụng làm trắng da và làm mờ các vết thâm nám.
- Corticoid: đây chính là tác nhân gây phá hủy làn da nếu sử dụng trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng da nhiễm corticoid.
Sau thời gian dài lạm dụng, nếu người dùng ngừng sử dụng hoàn toàn các sản phẩm chứa corticoid, “phản ứng dội ngược” sẽ xuất hiện, gây nên các cảm giác châm chích, ngứa rát khó chịu.
Những triệu chứng này sẽ dịu lại nếu tiếp tục sử dụng corticoid. Vì vậy, các trường hợp da nhiễm corticoid thường gọi là “nghiện corticoid”. Vậy corticoid là gì và vì sao trong kem trộn lại có chứa corticoid?
Corticoid là gì?
Corticoid được dùng trong da liễu
Corticoid (hay corticosteroid) là một chất kháng viêm steroid, có tác dụng ức chế miễn dịch mạnh và hạn chế phân chia tế bào. Điều này ảnh hưởng đến việc tăng sinh tế bào và tổng hợp collagen.
Trong ngành da liễu, corticoid đóng vai trò quan trọng và đã được FDA chấp thuận sử dụng trong việc điều trị các tình trạng viêm và ngứa bao gồm:
- Viêm da dị ứng
- Viêm da cơ địa
- Bệnh chàm
- Viêm da tiếp xúc
- Các bệnh lý liên quan đến cơ chế miễn dịch
- Tăng sinh (như bệnh vảy nến)
Corticoid có đến 7 loại, được chia thành 4 cấp độ là nhẹ, vừa, mạnh và siêu mạnh.
Trong điều trị, Bác sĩ Da liễu thường kê toa loại corticoid hiệu lực nhẹ và chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, khoảng 1 hoặc 2 tuần, để hạn chế tối đa các tác dụng phụ.
Hướng dẫn điều trị của Học viện Da liễu Mỹ (American Academy of Dermatology) cũng khuyến cáo không sử dụng loại corticoid dùng ngoài có hiệu lực mạnh và siêu mạnh kéo dài hơn 3 tuần.
Đồng thời, nhóm corticoid bôi ngoài loại nhẹ hoặc vừa cũng không nên sử dụng dài hơn 3 tháng để tránh các tác dụng phụ.
Corticoid dùng trong kem trộn trắng da
Corticoid thường bị lạm dụng như một chất làm trắng da do tác dụng tẩy trắng da cực mạnh, giúp da căng mọng và trắng lên nhanh chóng.
Bên cạnh đó, do corticoid có hoạt tính kháng viêm mạnh nên khi sử dụng lên các vùng da viêm nhiễm hoặc bị mụn thì các triệu chứng này gần như sẽ khỏi ngay lập tức.
Việc dùng corticoid cũng có thể làm giảm nguy cơ viêm da khi sử dụng đồng thời với các chất làm sáng da gây kích ứng khác nhờ vào tác dụng ức chế miễn dịch mạnh của corticoid.
Corticoid là gì? Corticoid hay corticosteroid vốn dĩ là một loại hormone steroid được sản xuất bởi vỏ thượng thận bên trong cơ thể người. Trong y khoa, dạng tổng hợp nhân tạo của corticoid thường dùng là nhóm thuốc kháng viêm steroid. Ngoài được sử dụng dưới dạng thuốc uống, thuốc tiêm, corticoid còn được bào chế ở dạng thuốc thoa kem hoặc thuốc mỡ và sử dụng nhiều trong chuyên khoa da liễu. Những sản phẩm có chứa corticoid dạng này thường được bày bán rộng rãi trên thị trường, bất cứ ai cũng có thể tự mua về và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Bản chất corticoid không xấu, ngược lại nó được sử dụng trong một số bệnh da như chàm, viêm da tiếp xúc… Nhìn chung, sử dụng corticoid trong thời gian ngắn (1-2 tuần) thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, sử dụng liều cao trong khoảng thời gian dài sẽ có nguy cơ gặp tác dụng phụ và gây ra tình trạng da nhiễm corticoid. Da nhiễm corticoid là gì? Viêm da do corticoid là tình trạng da bị tổn thương do tích tụ corticoid trong một thời gian dài khi bôi trực tiếp lên da, còn gọi nôm na là da nhiễm corticoid. Biểu hiện thường gặp của viêm da do corticoid là mất đi hàng rào bảo vệ da, giãn mạch máu gây xung huyết khiến da đỏ, nóng, xuất hiện các mụn nhỏ li ti.
Cách phục hồi da nhiễm corticoid sau khi dùng kem trộn
Phục hồi làn da bị nhiễm corticoid sau khi dùng kem trộn là một vấn đề khó khăn đối với các Bác sĩ Da liễu, vì trong thời gian đầu bệnh nhân phải đối mặt với việc cai nghiện corticoid.
Tùy vào mức độ nhiễm corticoid và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các trường hợp da nhiễm corticoid sẽ có các cách phục hồi riêng.
Đối với trường hợp nhiễm corticoid nặng (da bị mỏng, yếu, phát ban mụn trứng cá)
Nếu ngừng sử dụng corticoid thì các triệu chứng trên da sẽ bùng phát nặng hơn, cảm giác vô cùng khó chịu. Trong trường hợp này, hãy đi khám trực tiếp với Bác sĩ Da liễu để được tư vấn, kê đơn và theo dõi trong suốt quá trình cai nghiện corticoid.
Ngoài ra, người bị nhiễm corticoid cần phải làm thêm một số xét nghiệm khác (như xét nghiệm nấm, xét nghiệm Demodex…) để tầm soát các bệnh lý viêm nhiễm da khác vì khi bôi corticoid thường xuyên có thể làm thay đổi môi trường vi sinh vật trên da, làm gia tăng tình trạng nhiễm ký sinh trùng gây bệnh.
Đối với trường hợp nhiễm corticoid nhẹ
Những trường hợp nhiễm corticoid nhẹ có thể tự chăm sóc da tại nhà để da được phục hồi dần dần. Đây là các trường hợp chỉ mới sử dụng corticoid trong thời gian ngắn từ 2 – 3 tháng, da bắt đầu mỏng yếu nhưng chưa bùng phát mụn trứng cá quá nặng.
Để tái tạo làn da một cách hiệu quả, các Bác sĩ tại Doctor Acnes đã chia sẻ các nguyên tắc tự phục hồi da nhiễm corticoid sau đây:
Nguyên tắc 1: cai nghiện corticoid
Điều này không có nghĩa là phải dừng sử dụng hoàn toàn các sản phẩm chứa corticoid vì việc dừng thuốc đột ngột sẽ làm da bị sốc, gây bùng phát nghiêm trọng các triệu chứng như mụn trứng cá, đỏ da, ngứa da gây khó chịu. Vì vậy trong giai đoạn đầu, tốt nhất hãy cai nghiện corticoid bằng cách giảm liều từ từ.
Ví dụ, nếu da đang được thoa hằng ngày thì hãy bắt đầu giảm liều dần, ví dụ như chuyển sang sử dụng cách ngày. Sau khoảng 2 tuần, tiếp tục giảm liều corticoid thành 2 lần/tuần và sau 2 tuần tiếp theo, hãy chỉ sử dụng 1 lần/ tuần và cuối cùng là ngưng sử dụng hoàn toàn các sản phẩm chứa corticoid.
Lưu ý trong giai đoạn giảm liều corticoid, da sẽ có cảm giác khó chịu, châm chích. Hãy cố gắng, kiên trì giảm liều dần dần và sau cùng là ngưng hoàn toàn corticoid nếu những triệu chứng khó chịu này có thể chịu đựng được.
Trong trường hợp da không thể chịu đựng được các triệu chứng khó chịu này, hãy thăm khám với Bác sĩ Da liễu để được kê các loại thuốc uống giảm ngứa, kháng viêm bằng đường uống.
Nguyên tắc 2: làm sạch da nhẹ nhàng
Trong quá trình phục hồi da nhiễm corticoid, cần lưu ý làm sạch da nhẹ nhàng bằng các sản phẩm dưỡng ẩm, cấp ẩm, phục hồi và bảo vệ da bằng kem chống nắng.
- Đối với các sản phẩm làm sạch da: nên lựa chọn các sản phẩm dạng gel dành cho da nhạy cảm và thoa nhẹ nhàng lên da. Tránh dùng các loại sữa rửa mặt dạng bọt vì quá nhiều bọt có thể gây khô và kích ứng thêm cho da.
- Đối với các sản phẩm dưỡng ẩm: chọn sản phẩm chứa các thành phần phục hồi da như rau má, peptide, ceramide. Vì làn da nhiễm corticoid rất yếu và dễ bị mất nước nên những loại serum và kem dưỡng ẩm chứa các thành phần phục hồi da sẽ giúp làn da lấy lại hàng rào bảo vệ, góp phần giảm tình trạng viêm nhiễm hơn.
- Sử dụng kem chống nắng: nên lựa chọn các loại kem chống nắng thuần vật lý, có chỉ số SPF khoảng 30. Không nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao vì các loại này có thể gây bít tắc da và làm da nổi mụn nhiều hơn.
>>> Xem thêm: Nên chọn kem chống nắng SPF 30 hay 50?
Nguyên tắc 3: sử dụng các sản phẩm kem trị mụn khi bị mụn trong giai đoạn giảm liều corticoid
Đối với trường hợp mụn viêm, hãy cân nhắc sử dụng kháng sinh hoặc benzoyl peroxide để chấm lên nhân mụn.
Bên cạnh đó, đối với các trường hợp da bị mụn ẩn li ti, hãy sử dụng adapalene bôi nhẹ nhàng lên da để tiêu nhân mụn và làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp làn da được phục hồi.
Xem thêm các bài viết liên quan
Da nhiễm corticoid: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
12 Th5Các lưu ý quan trọng trong quá trình phục hồi da nhiễm corticoid
Cần phải cực kỳ kiên trì trong quá trình tái tạo lại làn da nhiễm corticoid. Để làn da được phục hồi an toàn và hiệu quả, hãy ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Không nên sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc máy rửa mặt
Khi nhiễm corticoid, da bị teo, mỏng và yếu nên những tác động vật lý mạnh như tẩy tế bào chết hoặc dùng máy rửa mặt có thể làm tổn thương da.
- Không sử dụng các loại sản phẩm đặc trị (treatment) quá mạnh
Các sản phẩm treatment mạnh như AHA, BHA với tác động tẩy da, lột da, bong tróc lớp biểu bì trên da có thể làm trầm trọng hơn các tổn thương trên làn da nhiễm corticoid vốn đã rất mỏng, yếu.
- Kiên trì trong quá trình chăm sóc
Rất nhiều trường hợp điều trị corticoid thất bại và quay trở lại sử dụng corticoid vì không chịu đựng được các cảm giác châm chích, ngứa, rát trên da khi giảm liều hoặc ngưng dùng corticoid. Hãy tiếp tục kiên trì trong giai đoạn này vì làn da cần thời gian để bình thường hóa và phục hồi.
Nếu quay trở lại thoa các sản phẩm chứa corticoid, cảm giác châm chích và bỏng rát sẽ dịu lại do tác động co mạch của thuốc. Tuy nhiên, điều này dần dần sẽ phá hủy làn da, làm da đen sạm, mỏng yếu dần, gây giãn mao mạch và gây ra các bệnh lý về da.
Thông thường, việc phục hồi da nhiễm corticoid sẽ kéo dài khoảng 6 – 12 tháng, có trường hợp kéo dài đến vài năm. Trong suốt thời gian đó, có thể thăm khám định kỳ với Bác sĩ Da liễu tại các bệnh viện hoặc các Phòng khám chuyên khoa Da liễu để được đánh giá về mức độ phục hồi của da trong quá trình phục hồi da.
Điều trị da nhiễm corticoid tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes
Tại Phòng khám Da Liễu Doctor Acnes, chúng tôi hiểu rõ về những khó khăn trong vấn đề điều trị và phục hồi da nhiễm corticoid, nên rất đồng cảm với các bệnh nhân đang gặp phải trình trạng này.
Với đội ngũ Bác sĩ Da liễu đã được đào tạo chuyên sâu và có nhiều năm kinh nghiệm, đã tiếp nhận hàng ngàn bệnh nhân có tình trạng da nhiễm corticoid, từ nhẹ đến nặng, bằng các phác đồ và công nghệ điều trị da tiên tiến chuẩn y khoa, Phòng khám Doctor Acnes là địa chỉ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi da nhiễm corticoid mà mọi người có thể tự tin lựa chọn.
Bảng giá dịch vụ phục hồi da nhiễm corticoid tại Phòng khám Doctor Acnes
✅ Phương pháp | ✅ Giá | ✅ Giá HSSV |
⭐Mesotheraphy phục hồi da nhiễm corticoid (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 2.000.000 | 1.900.000 |
⭐Liệu trình phục hồi da nhiễm corticoid | 1.000.000 | 900.000 |
⭐Liệu trình phục hồi da nhiễm corticoid chuyên sâu | 1.300.000 | 1.200.000 |
Tóm lại, thành phần corticoid trong kem trộn chính là tác nhân gây phá hủy làn da, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như da bị bào mòn, các mạch máu dưới da giãn nở gây kích ứng, teo da, phát ban, gây sạm, nám da và nổi mụn nếu sử dụng trong thời gian dài.
Da bị nhiễm corticoid cần được phục hồi theo từng tình trạng da, có thể thực hiện tại nhà đối với trường hợp nhẹ và bắt buộc phải thăm khám với Bác sĩ Da liễu cho các trường hợp nặng để được tư vấn, kê đơn và theo dõi trong suốt thời gian điều trị.
Nếu đang nghi ngờ da nhiễm corticoid và cần thêm sự tư vấn về tình trạng này, vui lòng liên hệ với Phòng khám Doctor Acnes để được đội ngũ Bác sĩ Da liễu đưa ra lời khuyên phù hợp với từng tình trạng da.
Tài liệu tham khảo
- Jens J., Swarna E. “Vitamin E in human skin: Organ-specific physiology and considerations for its use in dermatology”, Molecular Aspects of Medicine. Volume 28, Issues 5–6, 2007, pages 646-667
- Decker, A., Graber E. “Over-the-counter Acne Treatments: A Review”. The Journal of clinical and aesthetic dermatology. 2012 May;5(5):32–40
- Kragballe K. “Topical corticosteroids: mechanisms of action”. Acta Derm Venereol Suppl (Stockh). 1989;151:7-10; discussion 47-52
- Gabros S., Zito PM. “Topical Corticosteroids”. Ncbi.nlm.nih.gov
- Drake L. “Guidelines of care for the use of topical glucocorticosteroids. American Academy of Dermatology”. Journal of the American Academy of Dermatology. 1996 Oct;35(4):615-9
- Dey V. “Misuse of topical corticosteroids: A clinical study of adverse effects”. Indian Dermatol Online J. 2014;5(4):436-440
- Hengge U., Ruzicka T., Schwartz RA., Cork MJ. “Adverse effects of topical glucocorticosteroids”. J Am Acad Dermatol. 2006 Jan;54(1):1-18
Bài viết này có hữu ích không?
Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết
Submit RatingĐiểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0
Từ khóa » Da Xài Kem Trộn
-
Phục Hồi Da Bị Tổn Thương Sau Dùng Kem Trộn
-
Cách điều Trị Và Phục Hồi Da Sau Dùng Kem Trộn
-
[Top 10+] Cách Cai Nghiện Kem Trộn Thành Công Bạn Cần Phải Biết
-
Kem Trộn Trắng Da Và Những điều Cần Biết - Vinmec
-
Bật Mí Cách Phục Hồi Da Sau Khi Dùng Kem Trộn Hiệu Quả Sau ...
-
Có Nên Dùng Kem Trộn Trắng Da Không? - Làm Đẹp Cùng Hà
-
Cách Phục Hồi Da Sau Khi Dùng Kem Trộn Và Corticoid - Evashop
-
Tác Hại Của Kem Trộn Chứa Corticoid– Sản Phẩm Hủy Hoại Làn Da
-
[HOT] Điều Trị Nám Da Do Dùng Kem Trộn Hiệu Quả Ngoài Sức ...
-
Bạn Sẽ Phải Choáng Ngợp Với Tác Hại Của Kem Trộn Khi Sử Dụng Trên Da
-
Cách Điều Trị Và Phục Hồi Da Sau Khi Dùng Kem Trộn
-
Điều Trị Và Phục Hồi Da Nhiễm Kem Trộn Tại Nhà - Obagi Medical
-
TẠI SAO KEM TRỘN LẠI CÓ TÁC DỤNG LÀM TRẮNG CỰC NHANH?
-
Tự Phục Hồi Da Nhiễm Kem Trộn Tại Nhà Hiệu Quả - GoodnDoc
-
Kem Trộn Là Gì? Những Tác Hại Và Cách Nhận Biết Kem Trộn Trắng Da
-
Tác Hại Của Kem Trộn Chứa Corticoid Và Cách Thải độc Cho Làn Da
-
Hướng Dẫn Cách Phục Hồi Da Sau Khi Dùng Kem Trộn Theo Tiêu Chí ...